Theo chân phượt thủ Miền Tây chinh phục cung đường Tây Bắc hùng vĩ
Những hình ảnh ghi lại từ những chuyến phượt vùng cao Tây Bắc của nhóm người trẻ Miền Tây giúp chúng ta thêm yêu hơn vẻ đẹp non sông Việt Nam.
Tây Bắc là điểm đến lý tưởng cho những ai thích khám phá thiên nhiên hùng vĩ. Nét đẹp trầm mặc của Tây Bắc hoang sơ, trữ tình luôn lưu luyến bước chân du khách mỗi khi ghé thăm.
Háo hức trên hành trình phượt cung đường Tây Bắc, anh Trần Văn Thái (36 tuổi, tỉnh Kiên Giang) cho biết: “Chúng tôi đã lên kế hoạch cho chuyến đi này cách đây 1 năm, khi có dịp đến đây bằng xe ô tô. Lúc đấy chúng tôi tự nhủ phải làm sao chinh phục Tây Bắc bằng xe máy bởi thiên nhiên nước ta quá đẹp, không thể chỉ ngắm nhìn qua tấm kính ô tô.”
Kỳ thực, vẻ đẹp Tây Bắc sẽ khiến du khách cảm thấy mãn nhãn. Không khí lạnh và màu xanh ngắt ẩn hiện trong sương sớm sẽ khiến bạn như hòa cùng thiên nhiên.
Một dòng sông thuộc tỉnh Yên Bái.
Video đang HOT
Chinh phục cung đường Tây Bắc là khoảng thời gian dài, do đó, du khách có thể nghỉ chân tại những quán ăn ven đường để “cứu đói”. Trong hình, nhóm phượt đang thưởng thức đặc sản tại Lào Cai.
Thực khách sẽ được chủ quán mời trà hồng sâm, một loại trà nổi tiếng ở Sa Pa.
Anh Phan Văn Hữu (38 tuổi, Cần Thơ) chia sẻ: “Cứ mỗi lần được đi Tây Bắc là tôi lại phải thưởng thức món thịt cuốn cải mèo. Món ăn này tuy đơn sơ nhưng lại rất hấp dẫn. Nếu như đôi mắt chúng tôi có thể nhìn ngắm núi rừng thì món ăn này đã giúp tôi cảm nhận được hương vị của rừng núi nhiều hơn.”
Dốc Thẩm Mã – là con dốc uốn lượn nối giữa thị trấn Yên Minh và cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Con dốc nằm giữa 2 ngọn núi đá cao sừng sững và là điểm đến hấp dẫn nơi đất địa đầu Tổ Quốc.
Không khó bắt gặp những bé gái Hà Giang mang gùi hoa đi dọc trên các cung đường.
Vẻ đẹp của thiếu nữ khiến du khách không thể rời mắt.
Hoa tam giác mạch – loài hoa đặc biệt của vùng đất Hà Giang.
Vẻ đẹp mềm mại của những cung đường đèo uốn lượn.
Sông Nho Quế xanh biếc, yên bình đã trở thành huyền thoại của miền đất Hà Giang.
“Bạn hỏi chúng tôi vì sao lại thích Tây Bắc? Chúng tôi trả lời không chỉ thích mà còn yêu nơi này. Phong cảnh nơi này vẫn giữ nguyên sự trong lành, hoang sơ. Trên lưng núi có các bản làng của người dân tộc sinh sống. Dòng sông lúc mờ sáng lại đầy ắp những làn sương mù huyền ảo. Điều này giúp tôi thấy thêm yêu quê hương, đất nước mình hơn.” – Anh Nguyễn Văn Hưng (37 tuổi, Kiên Giang) chia sẻ.
Tổ chức giải leo núi chinh phục điểm đến hùng vĩ, mốc cao Bình Liêu
Huyện Bình Liêu sẽ tổ chức giải leo núi khám phá, chinh phục điểm đến đẹp, hùng vĩ nhất Bình Liêu: Sống lưng khủng long - mốc 1305.
Đây là giải thường niên, nằm trong khuôn khổ Hội Mùa vàng Bình Liêu năm 2022, luôn hấp dẫn đông đảo người dân và du khách tham gia.
Chinh phục Sống lưng khủng long mang lại cho du khách nhiều cảm xúc thú vị.
Theo đó, hành trình giải đấu sẽ bắt đầu từ Điểm dừng chân du lịch Sống lưng khủng long (xã Đồng Tâm) lên mốc 1305, qua các điểm cao đẹp, hùng vĩ và chinh phục một trong những cột mốc cao nhất ở Bình Liêu. Quãng đường thi đấu dài 2km, leo núi đường dốc tự nhiên và ở độ cao gần 1.000m so với mực nước biển.
Điểm mới và khác biệt là ngoài thu hút các đối tượng cán bộ thuộc cơ quan đơn vị trên địa bàn, giải đấu chú trọng thu hút du khách tham gia, thông qua việc quảng bá và kết nối với các đơn vị, lữ hành. Theo thông tin từ BTC giải, tới thời điểm này đã có rất nhiều đơn vị du lịch, lữ hành quan tâm giải đấu, lượng du khách đăng ký đã đông hơn năm trước.
Điểm dừng chân, đường lên mốc 1305... được đầu tư, phát huy hiệu quả, giúp hành trình chinh phục giải đấu thêm phần thú vị, thuận lợi. (ảnh Nguyễn Dung)
Được biết để phục vụ du khách cũng như giải đấu, Bình Liêu đã đầu tư và đưa vào sử dụng công trình bãi đỗ xe, điểm dừng chân đường lên mốc 1305 từ năm 2021 nhằm đảm bảo cơ sở hạ tầng vật chất thiết yếu, nâng cao diện mạo, cảnh quan môi trường, tạo điều kiện phục vụ du khách tại tuyến đường lên mốc 1305. Tuyến đường lên Sống lưng khủng long - mốc 1305 cũng đã được huyện Bình Liêu đầu tư trước đó thuận lợi cho việc leo núi, chinh phục điểm cao.
Hùng vĩ Tây Bắc - Kỳ 4: Từ chân núi Sơn Bạc Mây Sin Suối Hồ khép nép, nguyên sơ dưới chân núi Sơn Bạc Mây. Bản làng của người H'Mông đẹp lạ lùng trong sắc vàng ruộng bậc thang và màu xanh rừng núi. Đến Sin Suối Hồ mới thấy cách người Lai Châu mạnh dạn làm du lịch gắn với thế mạnh núi rừng, văn hóa bản địa. Cách TP. Lai Châu khoảng 30...