Theo chân những ngư dân còn sót lại nghề kéo lưới rùng trên biển Mỹ Khê
Từ lâu đời, ngư dân vùng bãi ngang ven biển tỉnh Quảng Ngãi đã mưu sinh bằng nghề kéo lưới rùng đánh bắt cá.
Dù không khá giả, nhưng nghề này mang lại thu nhập ổn định, nên ngư dân vẫn còn duy trì tận hôm nay.
Ngư dân kéo lưới rùng ở bãi biển Mỹ Khê, TP.Quảng Ngãi. Ảnh HẢI PHONG
Chúng tôi đến chứng kiến nghề kéo lưới rùng đánh cá ở bãi biển Mỹ Khê thuộc thôn Kỳ Xuyên, xã Tịnh Kỳ, TP.Quảng Ngãi vào một buổi sáng yên bình. Gần 20 ngư dân từ sáng sớm đã bắt đầu ra biển kéo lưới rùng.
Để đánh cá, một ngư dân phải chèo thuyền thúng từ trong bờ ra biển thả lưới, cách bờ từ 1 – 1,5 km theo hình vòng cung.
Ngư dân chèo thúng đi thả lưới, tạo thành hình bán nguyệt trên biển
Lưới rùng được kéo cong như hình cái lưỡi thò ra biển
Khi ấy, một đầu lưới được giữ trên bờ, đầu và phần lưới còn lại được ngư dân dùng thuyền thúng chở ra thả vây tròn lại thành hình bán nguyệt. Trên bờ sẽ có hai nhóm từ 10 – 15 người đứng hai bên kéo giật lùi cho đến khi lưới vào bờ.
Video đang HOT
Người trên bờ kéo lưới giật lùi trên bãi biển cho đến khi lưới lên bờ
Ngư dân buộc vải hoặc bao ni lông xung quanh eo lưng cho đỡ mỏi khi kéo lưới
Mỗi lần thả và kéo lưới lên bờ, ngư dân phải mất khoảng 2 giờ đồng hồ. Tùy theo từng nơi thả lưới mà chiều dài lưới cũng khác nhau, từ 1.000 – 3.000 m, với mắt lưới rất nhỏ chỉ nhỉnh hơn đầu đũa ăn cơm.
Lưới kéo rùng dài từ 1.000 – 3.000 m
Lưới được kéo đến gần bờ cát
Khi lưới được kéo lên bờ, cùng với tôm, cá, cua… ngư dân quây quần gỡ ra khỏi mắt lưới. Sáng hôm đó, số hải sản những ngư dân kéo lưới rùng đánh bắt được hơn 10 kg.
Lưới được kéo lên bờ và ngư dân quây lại để cá lọt vào giữa lưới
Hôm nay mẻ lưới kéo lên không được nhiều tôm cá
Chỉ hơn 10 kg cá sau một mẻ lưới kéo lên
Thường lệ, cứ ăn tết cổ truyền xong ngư dân lại bắt đầu kéo những mẻ lưới đầu tiên cho đến hết tháng 9 âm lịch là kết thúc. Việc kéo lưới này tùy thuộc vào thời tiết nên không cố định thời gian, khi nào biển lặng thì ngư dân lại kéo lưới còn biển động thì nghỉ, chờ biển yên mới làm lại.
Nhiều loại cá trong mẻ lưới
Có cả khách tắm biển chứng kiến kéo lưới rùng trên bãi biển Mỹ Khê, TP.Quảng Ngãi
Với nghề lưới rùng, phụ nữ cũng có thể tham gia
Nghề kéo lưới rùng cũng mang lại thu nhập ổn định cho ngư dân nơi đây. Mỗi ngày kéo lưới, ngư dân được từ 300.000 – 500.000/người. Nghề kéo lưới rùng được ngư dân ở các xã: Tịnh Khê, Tịnh Kỳ (TP. Quảng Ngãi), Đức Minh (H.Mộ Đức) và Bình Châu (H.Bình Sơn, Quảng Ngãi) vẫn còn duy trì cho đến hôm nay.
Hình ảnh đẹp của nghề kéo lưới rùng ở bãi biển Mỹ Khê
Ông Nguyễn Hoài Thanh, Chủ tịch UBND xã Tịnh Kỳ, TP.Quảng Ngãi, cho biết, nghề kéo lưới rùng là nghề truyền thống lâu đời ở vùng biển này. Thế nhưng đến hiện nay, chỉ có khoảng 3 gia đình còn theo nghề đánh cá này, còn lại ngư dân đã chuyển nghề biển khác. “Nguyên nhân là vì mỗi chuyến kéo lưới cần nhiều lao động, mà thu nhập nghề này bấp bênh, đánh cá phải theo con nước, theo mùa”, ông Thanh nói.
Ngư dân xuất quân vươn khơi đầu Xuân mới
Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu Xuân mới Nhâm Dần 2022, ngày 12/2, tại phường Thuận An, thành phố Huế, ngành Thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức lễ xuất quân các đội tàu vươn khơi đánh cá vụ Nam.
Các tàu cá vươn khơi đánh bắt đầu Xuân mới.
Thuận An là địa phương tập trung nhiều tàu cá có công suất lớn của tỉnh Thừa Thiên - Huế với tổng số hơn 330 phương tiện các loại. Năm 2021, sản lượng khai thác đánh bắt thủy hải sản của địa phương này đạt khoảng 12.450 tấn, vượt kế hoạch đề ra, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của bà con ngư dân.
Ngư dân Trần Văn Hải, chủ tàu cá TTH 99613 chia sẻ: Chuyến biển đầu năm kéo dài từ 15 - 20 ngày, có ý nghĩa rất lớn đối với ngư dân, với mong muốn cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, cá tôm đầy khoang. Do vậy, sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, các chủ tàu đã chuẩn bị đầy đủ lương thực, đầu tư mới nhiều ngư lưới cụ với hy vọng chuyến vươn khơi mở biển đầu năm đánh cá vụ nam sẽ gặt hái được nhiều thành công, đạt sản lượng cao.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND thành phố Huế Võ Lê Nhật mong muốn ngư dân địa phương tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình khai thác; củng cố các tổ đội sản xuất nhằm hỗ trợ giúp đỡ nhau trong quá trình đánh bắt trên biển; gắn việc khai thác với dịch vụ hậu cần, chế biến để không ngừng nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, bà con cần chấp hành nghiêm túc pháp luật của Việt Nam và quốc tế, không vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài.
Sau buổi lễ, hàng chục tàu cá công suất mới đã đồng loạt nổ máy vươn khơi bắt đầu chuyến biển đầu Xuân.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện có 402 tàu đánh bắt xa bờ và hầu hết đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và được hiển thị trên hệ thống giám sát tàu cá quốc gia. Đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa có tàu cá vi phạm khai thác hải sản vùng biển nước ngoài. Tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đang đầu tư nhằm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nghề cá, chuẩn bị hoàn thiện đưa vào sử dụng Cảng cá Thuận An mới kết hợp khu neo đậu tránh trú bão với giá trị đầu tư khoảng 250 tỷ đồng, góp phần phát triển bền vững ngành Khai thác thủy sản.
Niềm vui ngư dân sau chuyến ra khơi đầu năm mới Sau những ngày nghỉ Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022, ngư dân ven biển Thanh Hóa lại tranh thủ thời tiết thuận lợi, tích cực vươn khơi bám biển đem về bờ những thuyền đầy ắp cá, tôm. Nhiều tàu cá tại thành phố Sầm Sơn chuẩn bị tiếp tục những chuyến ra khơi. Ảnh minh họa: Nguyễn Nam/TTXVN Mặc dù, thời tiết...