Theo chân người giàu mua căn biệt thự 100 tỷ chỉ sau 5 ngày
Chốt căn villa ven sông tại khu đô thị thuộc khu Nam Tp.HCM với mức giá gần 100 tỉ đồng sau 5 ngày, anh V, ngụ Tp.Thủ Đức gần như không mấy bận tâm đến giá cả.
Người giàu mua BĐS tưởng khó mà dễ, thường ra quyết định nhanh
Anh V, sống tại Tp.Thủ Đức (Tp.HCM) là một nhà đầu tư có tài chính dồi dào. Anh “xuống” khoản tiền khá lớn để sở hữu căn villa diện tích gần 300m2 trong một KĐT quy mô 26ha tại Bình Chánh, Tp.HCM. Căn biệt thự view sông này là có vị trí gần như đẹp nhất khu đô thị. Với mức giá gần 100 tỉ đồng/căn nhưng việc giao dịch của nhà đầu tư này chỉ diễn ra trong khoảng thời gian khá ngắn.
Theo anh V, cả vị trí lẫn tiện ích của dự án không điểm chê. Căn nhà lại hợp hướng của hai vợ chồng nên quyết định xuống tiền. Đáng nói, anh V mua căn biệt thự này ngay thời điểm thị trường BĐS gặp khó thanh khoản. Điều này cho thấy, “sóng” thị trường không mấy ảnh hưởng đến túi tiền của người giàu. Quan trọng là họ chọn dự án nào, BĐS như thế nào để mua.
Được biết, nhà đầu tư này tham gia mua – bán nhà đất khá nhiều lần trên thị trường. Đa số là những BĐS trong các khu đô thị quy mô, compound. Có lẽ, vì có “gu” và am hiểu về phân khúc nhà phố, biệt thự, villa nên việc ra quyết định nhanh với một BĐS yêu thích, giá hạng sang không mấy khó khăn với anh.
Người giàu vẫn âm thầm săn BĐS hạng sang lúc thị trường biến động.
Dù không chia sẻ nhiều về bí kíp chốt BĐS hạng sang trong khoảng thời gian ngắn, nhưng theo cách nói chuyện của anh V, cho thấy: Mức giá quan trọng nhưng không phải là tất cả trong việc “quyết định” xuống tiền. Và, giữa việc anh đặt mua biệt thự trong vài ngày và “ngắm nghía” trước đó là hai khoảng thời gian hoàn toàn khác nhau.
Nghĩa là, anh đã quan sát từ lâu mới quyết định “xuống tiền” nhanh chóng như thế ? “Có thể hiểu như vậy. Nhưng, nếu nói không mấy quan tâm đến giá cả là không đúng”, anh V cho hay.
Sẽ khó tin khi nhiều người bỏ ra hàng chục đến hàng trăm tỉ đồng để sở hữu một căn nhà. Càng khó tin khi điều này lại diễn ra trong bối cảnh thị trường đang gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng, thực tế, việc mua bán BĐS hạng sang vẫn âm thầm diễn ra ở một vài dự án, khu vực. Ở đó, dòng tiền của nhà đầu tư có thể hướng đến việc đầu tư lâu dài hoặc ở. Tuy vậy, việc quyết định ở hay đầu tư không xuất hiện ngay thời điểm họ “đặt tiền” vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Mới đây, Nam Long Group giới thiệu ra thị trường cận Tết 96 căn biệt thự phiên bản giới hạn thuộc khu compound Park Village (nằm trong khu đô thị Waterpoint quy mô 355h tại Long An) với mức giá từ 16.8 tỉ đồng/căn, diện tích từ 300-600m2. Tưởng chừng, việc giới thiệu sản phẩm lúc này là “đi ngược” thị trường, sẽ rất khó thanh khoản. Thế nhưng, theo tiết lộ của sàn phân phối khu compound này, hiện đã có hơn chục căn được khách hàng quan tâm giữ chỗ. Điều này cho thấy, nhu cầu của giới nhà giàu với BĐS cao cấp, hạng sang vẫn hiện hữu. Quan trọng là họ nhìn vào yếu tố nào để xuống tiền. Theo một môi giới trong ngành, nhà đầu tư có tiền quyết định rất nhanh chóng nếu như BĐS đã vào “tầm ngắm” nhờ dòng tiền dồi dào, sẵn có. Họ đã “nằm lòng” những gì họ thích.
Trước đó, ngay trong lúc dịch Covid -19 hành hoành, hơn 10 căn biệt thự, villa thuộc KĐT quy mô tại Tp.Thủ Đức, Tp.HCM cũng có chủ nhân trong khoảng thời gian ngắn. Đáng nói, có những căn lên đến 200 tỉ đồng vẫn giao dịch thành công, trong bối cảnh thị trường tưởng chừng không ai đi mua nhà.
Tương tự, tại khu đô thị Mizuki Park tại Bình Chánh, Tp.HCM tung dòng sản phẩm biệt thự vườn, biệt thự view kênh, biệt thự view sông giá dao động từ 28-80 tỉ đồng/căn, nhưng hơn 60 căn cũng chỉ bán trong khoảng thời gian vài tháng.
Điều này lại càng khẳng định rằng: người giàu đi mua nhà tưởng khó mà dễ. Những dự án nào đáp ứng đúng “gu” của họ thì thanh khoản khá tốt, ít phụ thuộc vào diễn biến chung của thị trường.
Người giàu thích BĐS như thế nào?
Video đang HOT
Rất khó để người có tiền chia sẻ bí kíp chọn BĐS.
Bloomberg – đơn vị cung cấp thông tin tài chính toàn cầu từng chỉ ra rằng, trong 2 năm qua, tỷ lệ người giàu đã tăng thêm 0,1%. Lợi nhuận có được từ các kênh đầu tư khác được giới siêu giàu “đổ” về BĐS với mong muốn bảo toàn tài sản, đồng thời tránh các rủi ro lạm phát.
Cũng theo đơn vị này, trong năm 2021, các giao dịch mua BĐS có giá từ 10 triệu USD trở lên đã tăng 112% tại Mỹ. Trong đó, Los Angeles ghi nhận nhiều giao dịch nhất, tiếp theo là Manhattan và Palm Beach. Đối với các thị trường phát triển nhanh như Austin và ngoại ô Long Island, mỗi giao dịch BĐS đã tăng hơn 400% giá trị. BĐS được giới siêu giàu xem như chìa khóa giúp gia tăng tài sản.
Một báo cáo khác của Knight Frank chỉ ra rằng giá trị của 100 ngôi nhà đắt nhất thế giới đã tăng 8,4% vào năm 2021, trong khi năm 2020 chỉ dưới 2%. Đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 đến nay.
Những con số cho thấy, trong mọi biến động của thị trường, BĐS vẫn là kênh đầu tư thu hút giới siêu giàu.
Theo một chuyên gia trong ngành, những người giàu chi tiền cho BĐS không chỉ để đầu tư mà còn thể hiện đẳng cấp, vị thế xã hội, gu thẩm mỹ, hưởng thụ cá nhân, đáp ứng nhu cầu tận hưởng cuộc sống. Họ sẵn sàng chi bộn tiền để mua trải nghiệm sống gần gũi thiên nhiên, đáp ứng những nhu cầu tận hưởng, giải trí cá nhân, gắn kết gia đình. Xu hướng này ngày càng rõ nét sau ảnh hưởng dịch Covid-19.
“Họ có xu hướng săn các BĐS nâng tầm vị thế, khẳng định giá trị bản thân dựa vào độ khan hiếm và tính biểu tượng của BĐS. Ví dụ, nhà ở các khu vực đắt đỏ, mang tính biểu tượng nhưng hiếm có người bán, nhà mặt tiền ở các trục đường chính quận trung tâm, shophouse thương mại ở các đại dự án; các căn biệt thự, villa view sông, hồ thuộc phiên bản giới hạn trong các KĐT quy mô lớn…”, ông Lê Quốc Kiên, một chuyên gia BĐS cho hay.
Theo ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam, để khiến người giàu “xuống tiền” thì một dự án BĐS hạng sang cần đáp ứng nhiều tiêu chí xuất sắc bậc nhất.
“Khi người giàu bỏ tiền mua biệt thự ven sông, họ đặc biệt quan tâm đến trải nghiệm sống. Không chỉ tại Việt Nam mà ở khắp nơi trên thế giới, người giàu đều đặc biệt ưa thích biệt thự ven sông”, ông David nhấn mạnh.
Vị chuyên gia này chỉ ra 4 yếu tố, được xem là “điểm huyệt” tác động mạnh nhất đến quyết định mua BĐS của những người có tiền.
Thứ nhất, phong thuỷ sông nước mang tài lộc, may mắn: Trong quan niệm của nhiều người, không riêng gì người giàu, sông nước mang vận khí tốt, hạnh phúc và yên bình. Vì thế, BĐS ven sông mang lại tài lộc và may mắn cho gia chủ sở hữu. Đó là lý do các căn biệt thự đơn lập, song lập view sông, hồ luôn đắt đỏ, được giới nhà giàu ưa chuộng.
Thứ hai, người giàu đặc biệt quan tâm đến kiến trúc căn nhà: Một căn nhà bán được cho giới thượng lưu đòi hỏi phải có kiến trúc đặc biệt sáng tạo, thậm chí độc lạ. Trong đó, yếu tố hài hoà với thiên nhiên luôn được coi trọng. Theo chuyên gia Colliers Việt Nam, để đáp ứng những yêu cầu này, đơn vị thi công sẽ phải nghiên cứu rất kỹ không gian xung quanh, địa hình địa thế và cả quan điểm thẩm mĩ của chủ nhân.
Thứ ba, yếu tố cộng đồng cùng đẳng cấp : Được sinh sống cùng khu với những cư dân thành công, có vị thế trong xã hội sẽ được người giàu ưu tiên vì họ sẽ dễ dàng có thêm các mối quan hệ giá trị, giúp công việc kinh doanh thêm thuận lợi. Điều này thể hiện đẳng cấp, vị thế của bản thân. Khu đô thị xây dựng nổi bật yếu tố này, sẽ được giới nhà giàu chú ý.
Thứ tư, khả năng thuận lợi di chuyển, ngay cả bằng đường sông: Đây cũng là điều dễ thấy tại các khu compound quy mô lớn thuộc khu ven Tp.HCM. Khi nhà giàu ở trong các khu tách biệt, họ có thể di chuyển vào trung tâm bằng du thuyền một cách dễ dàng. Trong đó, dự bán có yếu tố an ninh đảm bảo, tiện ích xung quanh luôn đủ đầy, sẽ được người có tiền săn đón, sẵn sàng “xuống tiền”.
Đem sổ đỏ ra vỉa hè rao bán: “Tôi phải ngồi ở hẻm trung tâm thì mới đón được lượng khách có tiền…”
Nhận định chứng khoán tuần từ 20-24/6: Xu hướng giảm điểm ngắn hạn có thể vẫn duy trì
Chịu áp lực lớn từ thị trường thế giới khi Cục dự trữ liên bang (Fed) ra quyết định tăng lãi suất thêm 0,75%, VN-Index đã có tuần giảm mạnh nhất trong 1 tháng với mức giảm 5,2%, tương ứng giảm 66,78 điểm.
Giới phân tích cho rằng xu hướng giảm điểm ngắn hạn vẫn đang duy trì.
VN-Index có thể sẽ kiểm tra lại vùng 1.200 điểm
Nhà đầu tư theo dõi thị trường tại sàn giao dịch BVSC. Ảnh tư liệu Trần Việt/TTXVN
Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, dù thị trường biến động, nhưng cổ phiếu cơ bản vẫn hút tiền. Chỉ số VN-Index hình thành nến rút chân vào cuối phiên cuối tuần (17/6) nên có thể tạo đà hồi phục vào đầu phiên tới với vùng mục tiêu gần là khu vực từ 1.223 - 1.230 điểm. Dù vậy, với xu hướng giảm ngắn hạn vẫn đang duy trì, VN-Index có thể sẽ phải kiểm tra lại vùng hỗ trợ mạnh 1.200 điểm sau nhịp hồi phục kể trên.
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam), thị trường đã có diễn biến phân hóa khá rõ nét trong tuần. Trong khi các nhóm cổ phiếu dầu khí, điện, thủy sản ghi nhận diễn biến tích cực với nhiều cổ phiếu tăng trên 10%.
Đáng chú ý, GAS tăng tới 12,9% trong tuần qua, trở thành là cổ phiếu ảnh hưởng tích cực lớn nhất đến VN-Index.
Trong khi đó, nhiều nhóm cổ phiếu quan trọng của thị trường như bất động sản, chứng khoán và ngân hàng lại chịu áp lực giảm mạnh. Thậm chí xuất hiện nhiều mã giảm từ 25 - 30% trong tuần.
Khối ngoại có tuần mua ròng gần 1.000 tỷ đồng, đây cũng là tuần 2 quỹ ETF FTSE và ETF VNM thực hiện cơ cấu danh mục cho Q2/2022. HPG là cổ phiếu được khối ngoại mua vào nhiều nhất với giá trị 448 tỷ đồng, tiếp đến là GAS với giá trị 198 tỷ đồng và DPM xếp thứ 3 với giá trị 159 tỷ đồng. Trong khi đó, chứng chỉ quỹ VN-Diamond (FUEVFVND) bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với giá trị 273 tỷ đồng.
Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) cho biết, cùng với diễn biến tiêu cực của thị trường thế giới, VN-Index cũng đang trong diễn biến tiêu cực. Ngưỡng 1.200 điểm đã thành công giúp chỉ số 2 lần hồi phục trong tuần và trở thành ngưỡng cân bằng ngắn hạn. Nếu ngưỡng này bị xuyên thủng, Công ty cổ phần Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) lo ngại rủi ro VN-Index sẽ hình thành xu hướng giảm điểm tại các chu kỳ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Thực tế, thị trường điều chỉnh trong tuần thứ hai liên tiếp với mức giảm khá mạnh và thanh khoản cũng gia tăng. Kết thúc tuần giao dịch từ 13 - 17/6, VN-Index giảm 66,78 điểm xuống 1.217,3 điểm, HNX-Index giảm 26,38 điểm xuống 280,06 điểm.
Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 6,6% so với tuần trước đó với 78.029 tỷ đồng; giá trị giao dịch trên HNX tăng 16% so với tuần trước đó với 10.253 tỷ đồng.
Theo Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), thị trường giảm điểm trong 3/5 phiên giao dịch với mức giảm mạnh (đều trên 1%) và hồi phục trong 2 phiên giao dịch còn lại vào thứ 3 và thứ 5 với mức hồi yếu hơn.
Nhóm cổ phiếu tiện ích cộng đồng tăng mạnh nhất trong tuần qua với 8% giá trị vốn hóa nhờ đà tăng mạnh của các mã như: GAS tăng 12,9%, REE tăng 9,9%, POW tăng 7,3%, TDM tăng 5,2%, BWE tăng 1,7%...
Tiếp theo là nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin với mức tăng 0,4% giá trị vốn hóa, nhờ trụ cột trong nhóm là FPT tăng 1,2%.
Các ngành còn lại đều có mức giảm mạnh. Cổ phiếu nguyên vật liệu giảm mạnh nhất với 8,2% giá trị vốn hóa do sự sụt giảm của các cổ phiếu thép. Cụ thể, HPG giảm 8,9%, NKG giảm 23,9%, HSG giảm 26,8%.
Tiếp theo là nhóm cổ phiếu trụ cột thị trường ngân hàng với mức giảm 7,9% giá trị vốn hóa, đã tạo ra áp lực lớn lên thị trường. Theo đó, VCB giảm 2,1%, BID giảm 6,5%, ACB giảm 8,3%, TCB giảm 9,1%, SHB giảm 9,4%, VPB giảm 9,7%, CTG giảm 13,1%, MBB giảm 15,3%.
Những nhóm ngành cổ phiếu khác cũng giảm mạnh như công nghiệp giảm 7,3% giá trị vốn hóa, tài chính giảm 6,8%, dầu khí giảm 6,2%, dược phẩm và y tế giảm 4,7%, hàng tiêu dùng giảm 3,1%, dịch vụ tiêu dùng giảm 2,6%.
SHS cho biết, trên thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai VN30 đang thấp hơn so với chỉ số cơ sở từ 13 đến 18 điểm cho thấy các nhà giao dịch vẫn đang nghiêng về khả năng thị trường có thể tiếp tục điều chỉnh.
SHS nhìn nhận, sau khi quay đầu trong phiên thứ 6 tuần trước (10/6), thị trường lại trải qua một tuần giảm mạnh nữa. Điểm đáng chú ý là thanh khoản trong tuần qua cũng gia tăng và đã vượt mức trung bình 20 tuần gần nhất trên chỉ số VN30 cho thấy áp lực bán thực sự mạnh.
Tuần qua cũng diễn ra một số sự kiện ảnh hưởng đến thị trường tài chính quốc tế mà tiêu biểu có thể kể đến như quyết định của Fed về việc tăng lãi suất thêm 0,75% để đưa lãi suất lên mức 1,5-1,75% nhằm kiềm chế lạm phát.
Thị trường trong nước cũng diễn ra phiên đáo hạn hợp đồng tương lai VN30 tháng 6/2022 với cách tính giá thanh toán cuối cùng mới, phần nào đó đã khiến diễn biến về cuối phiên trở nên ít bất ngờ hơn.
Phiên cuối tuần cũng là thời điểm mà các quỹ ETF (quỹ đầu tư thụ động) tiến hành tái cơ cấu danh mục cũng khiến cho cung cầu trên thị trường ít nhiều bị ảnh hưởng.
Trên góc độ phân tích kỹ thuật, thị trường đã bước vào sóng điều chỉnh c sau khi đánh mất ngưỡng tâm lý 1.200 điểm trong phiên 10/6. Theo lý thuyết sóng elliott thì mục tiêu của sóng điều chỉnh c là quanh ngưỡng 1.130 điểm. Tuy vậy, nếu bên mua trở nên chủ động hơn và bên bán suy yếu thì không loạt trừ khả năng thị trường có thể sớm hồi phục để hướng đến ngưỡng tâm lý 1.300 điểm, sau khi đã kiểm tra thành công lực cầu dưới ngưỡng tâm lý 1.200 điểm trong hai phiên 15/6 và 17/6.
Định giá của thị trường hiện đang ở mức hấp dẫn với khoảng 13 lần trên cả hai chỉ số VN-Index và VN30. Nếu xét trên triển vọng của kinh tế Việt Nam trong năm 2022, cũng như tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết trên sàn dự kiến có thể đạt trên 20% trong năm nay thì đây là mức định giá hấp dẫn trong dài hạn, SHS nêu quan điểm.
Lo ngại trước việc Fed đẩy mạnh tăng lãi suất
Hoạt động tại Sàn chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Thực tế tuần qua, thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh cũng đồng pha với thị trường chứng khoán thế giới khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đẩy mạnh việc tăng lãi suất.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần 17/6 trái chiều, với chỉ số Dow Jones đảo ngược đà tăng và đi xuống vào cuối phiên, khi các nhà đầu tư tiếp tục lo ngại kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đẩy mạnh việc tăng lãi suất.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,1% xuống mức 29.888,78 điểm. Chỉ số tổng hợp S&P 500 tăng 0,2% lên 3.674,84 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 1,4% lên 10.798,35 điểm. Trong cả tuần, chỉ số S&P 500 giảm 5,8%, trong khi chỉ số Dow Jones và Nasdaq Composite cùng giảm 4,8%.
Theo Dow Jones Market, cả ba chỉ số đều mất điểm tuần thứ ba liên tiếp, với chỉ số S&P 500 có mức giảm tính theo phần trăm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020, còn chỉ số Dow Jones giảm mạnh nhất kể từ tháng 10/2020.
Người phụ trách chiến lược thị trường tại công ty bảo hiểm tương hỗ CUNA Mutual Group (Mỹ) Scott Knapp cho rằng, lạm phát cần được kiểm soát. Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm tại cuộc họp vừa qua có thể khiến nền kinh tế giảm tốc đáng kể và các thị trường đang có sự điều chỉnh.
Các nhà chiến lược tại ngân hàng Saxo Bank (Đan Mạch) cho rằng các số liệu được công bố tuần qua đã gây lo ngại kinh tế Mỹ đang tăng trưởng chậm lại.
Số liệu về sản lượng công nghiệp của Mỹ tháng Năm công bố ngày 17/6 thấp hơn dự kiến nhưng vẫn cho thấy sự tăng trưởng tháng thứ năm.
Theo ông Knapp, sản lượng công nghiệp thấp và nền kinh tế đang giảm tốc rất nhanh. Các số liệu sơ bộ về chỉ số nhà quản trị mua hàng lĩnh vực dịch vụ và chế tạo tháng Sáu được công bố tuần tới.
Trong phát biểu ngày 17/6, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết Fed đang tập trung vào nhiệm vụ đưa lãi suất về mức mục tiêu 2%.
Trong khi đó, Chủ tịch chi nhánh Fed tại Minneapolis, Neel Kashkari, cùng ngày nói rằng ông có thể ủng hộ việc tiếp tục tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm vào tháng Bảy tới.
Giá dầu thô hôm nay ngày 25/5: Thị trường biến động mạnh Giá dầu thô kết thúc trái chiều trong phiên giao dịch hôm qua ngày 24/5. Theo dữ liệu của Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam thị trường tiếp tục các biến động mạnh. Cụ thể, giá dầu thô WTI giảm 0,47% xuống 109,77 USD/thùng trong khi giá dầu Brent nhích nhẹ 0,12% lên 113,56 USD/thùng. Thực chất, giá cả hai hợp đồng...