Theo chân người Dao thu hoạch “lộc rừng” trên dãy Hoàng Liên Sơn
Cuối tháng 2 hàng năm là mùa thu hoạch măng sặt của đồng bào người dân tộc Dao tại xã Nậm Xây, Nậm Xé ( huyện Văn Bàn, Lào Cai).
Đây được xem như là “ lộc rừng” của dãy Hoàng Liên Sơn.
Thời điểm này đồng bào người dân tộc Dao lại rủ nhau lên rừng để thu hái măng sặt. Một trong những đặc sản của dãy Hoàng Liên Sơn.
Người dân thôn Ta Náng, xã Nậm Xé vào rừng tất bật thu hái măng để bán cho thương lái.
Chị Phùng Thị Mủi ở thôn Ta Náng, xã Nậm Xé chia sẻ, loại cây măng sặt đã có từ lâu, tuy nhiên trước đây chỉ dùng làm thức ăn hàng ngày cho gia đình. Thời gian gần đây, măng sặt được ưa chuộng và trở thành đặc sản.
Video đang HOT
Được biết trước đây do không được chú trọng chăm sóc, thu hoạch không đúng cách dẫn đến cây măng không phát triển, còi cọc, chất lượng kém rất khó tiêu thụ. Đến năm 2019, Dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ ODA không hoàn lại của Chính phủ Australia (Dự án GREAT) triển khai đã đạt được mục tiêu kép, đó là cải thiện kinh tế, vị thế của phụ nữ thông qua nâng cao hiệu quả sản xuất măng sặt tại xã Nậm Xé, xã Nậm Xây; giảm sự tác động của người dân vào Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn.
Người dân tại đây đã được tập huấn kỹ thuật chăm sóc, đốn tỉa nâng cao sản lượng măng, đồng thời được vay vốn từ dự án để mở rộng diện tích cây sặt. “Được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách đốn tỉa, loại bỏ những cây sặt bị sâu bệnh, kết hợp bón phân nên vụ này, măng sặt mọc nhiều hơn, măng to và đều hơn. Dự kiến với 1ha cây sặt, năm nay gia đình thu hái được hai tấn măng, cho thu nhập 20 triệu đồng”, chị Mủi cho biết.
Măng sặt thường được thu hoạch măng vào buổi sáng và được khai thác theo từng khu, từng vùng. Mất khoảng 15 ngày sẽ có một lứa măng mới được mọc lên.
Ông Phạm Ngọc Oanh, Phó trưởng Ban Quản lý Khu bảo tồn Hoàng Liên, huyện Văn Bàn cho biết, trước đây bà con lên rừng hái măng tự phát, không đúng quy chuẩn nên sản lượng không được cao, mà còn gây hại đến môi trường. Sau này các dự án đào tạo cho bà con về phương thức chăm sóc cũng như khai thác đúng cách. Măng sặt của địa phương đã có chỗ đứng ở một số thị trường trong nước.
“Măng rừng như lộc của rừng, là nguồn thu nhập ngoài nương rẫy, ruộng vườn của những gia đình đồng bào dân tộc vùng cao, là loại “lâm sản” được nhiều người vùng xuôi ưa thích. Rất nhiều cửa hàng thực phẩm sạch đã nhập loại măng này về bán tại Hà Nội”, ông Oanh cho biết thêm.
6.Hiện tại, đã có 11 nhóm nông dân với 330 hộ tham gia tổ hợp sản xuất măng sặt và ký hợp đồng với doanh nghiệp về việc tiêu thụ sản phẩm.
Sau khi được thu hoạch từ rừng, măng sặt sẽ được sơ chế trước rồi sau đó chuyển ra chợ hoặc được các tiểu thương thu mua. Để sơ chế măng, bà con thường dùng lưỡi dao mỏng, sắc, lia nhẹ dọc thân măng, để lộ màu trắng nõn của lõi rồi dùng tay bóc toàn bộ lớp vỏ còn lại.
Tại đây măng sặt được sơ chế và chuyển đến các nhà máy sản xuất.
Ngoài ra cũng có một số các hợp tác xã thu mua bao tiêu trực tiếp cho bà con ngay khi thu hoạch về. Hiện tại, một số hợp tác xã đã đầu tư các nhà sấy măng khô từ năng lượng mặt trời.
Hiện tại, một số hợp tác xã đã đầu tư các nhà sấy măng khô từ năng lượng mặt trời.
Chính việc đầu tư các nhà máy sấy măng khô này đã giúp tăng thêm thu nhập cũng như đa dạng các sản phẩm từ măng. Từ đó, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.
Sáng sớm mùng 3 Tết, bắt giữ nữ quái chở 72 bánh heroin
Sáng sớm ngày 3/2 (mùng 3 Tết), lực lượng đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy của biên phòng đã phát hiện nữ quái dùng xe máy vận chuyển trái phép 72 bánh heroin.
Đối tượng Giàng Thị Sông và tang vật 72 bánh heroin chở thuê bị biên phòng bắt giữ (Ảnh biên phòng tỉnh Lào Cai)
Theo thông tin của bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai, vào hồi 4 giờ 15 phút ngày 3/2, tại Quốc lộ 279 thuộc địa phận xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm của Bộ đội biên phòng chủ trì, phối hợp với bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai đấu tranh thành công chuyên án A122, bắt giữ đối tượng Giàng Thị Sông (sinh năm 1988) trú tại xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương (tỉnh Lào Cai) cùng tang vật 72 bánh heroin, 1 xe máy cùng một số giấy tờ tùy thân khác.
Tại cơ quan chức năng, Giàng Thị Sông khai nhận được một đối tượng ở tỉnh Điện Biên thuê vận chuyển số ma túy trên từ huyện Văn Bàn về huyện Mường Khương cùng tỉnh Lào Cai với giá tiền công là 10 triệu đồng.
Đối tượng Giàng Thị Sông dùng xe máy vận chuyển 72 bánh heroin từ Văn Bàn lên biên giới Mường Khương thì bị lực lượng đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy của Bộ đội biên phòng phối hợp với biên phòng tỉnh Lào Cai phát hiện bắt giữ kịp thời đối tượng và toàn bộ tang vật ma túy chở thuê.
Trước đó, vào hồi 2 giờ ngày 29/11/2021, tại khu vực tỉnh lộ 152B thuộc thôn Nậm Cúm, xã Mường Bo, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) lực lượng đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy của bộ đội biên phòng cùng biên phòng tỉnh Lào Cai đã phát hiện và bắt giữ 4 đối tượng đang vận chuyển trái phép 100 bánh heroin, thu giữ 4 xe máy và nhiều tang vật khác.
Tiếp theo đó, vào ngày 30/11/2021, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai phối hợp với đặc nhiệm biên phòng tiếp tục thực hiện chuyên án A721 chống tội phạm vận chuyển trái phép chất ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam để đưa sang nước thứ ba tiêu thụ đã bắt giữ hai đối tượng vận chuyển trái phép 180.000 viên ma túy.
Trải nghiệm vẻ đẹp hùng vĩ của đèo Ô Quy Hồ Đèo Ô Quy Hồ chạy men sườn dãy Hoàng Liên Sơn nối liền tỉnh Lào Cai và Lai Châu, nơi được coi là con đường cao nhất Việt Nam được biết đến với phong cảnh núi rừng hùng vĩ và ấn tượng. Dài gần 50km, có độ cao 2.000m, đèo Ô Quy Hồ nổi tiếng không chỉ vì vị trí giao thông quan...