Theo chân ngư dân vào rừng săn đặc sản biển, kiếm nửa triệu/ngày
Hàng ngày, nhiều ngư dân ở huyện Kim Sơn ( Ninh Bình) lại tìm đến những cánh rừng ngập mặn ven biển để săn tôm, cua, cá… bằng những phương pháp rất độc đáo, nhờ công việc này mà nhiều người có thể kiếm được cả tiền triệu mỗi ngày.
Do được một người quen liên hệ từ trước, phóng viên được theo chân lão ngư Nguyễn Quang Đạo, một ngư dân ở ven biển huyện Kim Sơn – để được trải nghiệm một chuyến vào rừng săn đặc sản biển.
Vừa lội bì bõm trong sình lầy, ông Đạo cho hay, khu rừng ngập mặn ở đây khá rộng lớn và có rất nhiều tôm cá sinh sống ở đây. Để bắt được chúng thì có khá nhiều cách khác nhau như: cắm đăng, để nú, đó… và công việc săn bắt này hầu như diễn ra quanh năm.
Nhờ đi săn bắt đặc sản của biển mà mỗi ngày gia đình ông Nguyễn Quang Đạo có nguồn thu nhập ổn định.
Mất hơn gần nửa giờ đồng hồ di chuyển, chúng tôi mới đến được chiếc đăng thứ nhất. Chiếc đăng đó giống như cái phễu với hai bên là những tấm lưới cao chừng hơn 1m và chạy dài hàng trăm mét và thu gọn vào một cái ô vuông giống như màn ngủ và bên trong chứa rất nhiều tôm cá.
Vừa bắt tôm cá trong đó, ông Đạo cho biết, so với dịp khác trong năm thì vào mùa này ít tôm cá hơn, trung bình mỗi ngày bắt cũng chỉ được dăm ba trăm. Còn mùa các mùa khác thì thu nhập cao hơn, đặc biệt là ra giêng tôm cá khá sẵn nên mỗi ngày có thể kiếm được tiền triệu.
Nhờ việc cắm đăng mà mỗi ngày ông Đạo có thể săn bắt được hàng chục kg tôm, cua, cá …các loại.
Vừa bắt con cua rèm giơ lên, ông Đạo bảo, có những ngày may mắn vớ được cả vài ký cua rèm, có những con to hàng nửa kg/con là ngày hôm đó có thể kiếm được tiền triệu rồi. Vì là đồ tự nhiên hết nên bắt được bao nhiêu là có người mua hết bấy nhiêu, nghề này tuy vất vả nhưng cho thu nhập cũng khá.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Quang Đạo cho biết, trong các cách bắt thì cắm đăng là hiệu quả nhất, nhưng chi phí đầu tư ban đầu khá lớn và tốn khá nhiều công sức để đi cắm. Nhưng khi cắm đăng xong xuôi thì lại khá nhàn, hàng ngày chỉ việc đi thu nhặt thành quả về.
Thành quả của một ngày đi săn bắt đặc sản của biển.
“Tuy đánh bắt không được nhiều bằng người ta đi thuyền, nhưng làm nghề này mỗi ngày kiếm vài được vài trăm ngàn thì không hề khó. Mùa nào nhiều thì mỗi ngày có thể kiếm được tiền triệu, còn mùa này ít thì cũng kiếm được dăm ba trăm, nhờ làm cái nghề này mà gia đình có tiền trang trải cho cuộc sống” ông Đạo chia sẻ.
“Không giống như nghề khác làm nghề này thì mùa nào thứ ấy, như mùa này thì chủ yếu cá tạp, tôm thì bắt được không nhiều lắm. Nhưng ra giêng thì lại chủ yếu bắt được cua rạm, với cá lác mỗi ngày có thể bắt được hàng chục kg.” ông Đạo cho hay.
Ông Nguyễn Quang Đạo đang khoe con cua rèm khủng mà mình mới bắt được.
Theo ghi nhận của phóng viên, trung bình mỗi ngày, mỗi người thợ hành nghề có thể bắt được hàng chục kg các loại tôm, cá khác nhau. Các sản phẩm săn bắt được sẽ được phân loại và bán với giá khác nhau. Đây đều là các sản phẩm được bà con đánh bắt ngoài tự nhiên nên tiêu thụ khá dễ và giá bán cũng khá rẻ. Nhờ làm nghề này mà nhiều hộ gia đình ở ven biển của huyện Kim Sơn có nguồn thu nhập ổn định.
Sau khi được bắt về, các sản phẩm săn bắt được sẽ được phân loại và bán với giá khác nhau.
Những cánh rừng ngập mặn ở ven biển của huyện Kim Sơn không chỉ bảo vệ bờ đê khỏi những cơn bão dữ mà nơi đây đang tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho nhiều bà con ngư dân trong vùng. Nguồn thu nhập ổn định đó từ việc đi săn bắt các loại đặc sản của biển sinh sống trong đó và cả việc khai thác mật hoa từ khu rừng ngập mặn, điều này chứng tỏ vai trò không hề nhỏ của rừng ngập mặn.
Theo Danviet
Ninh Bình: Sơ tán tài sản, neo chằng nhà cửa ứng phó bão số 4
Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 4 đang hướng đổ bộ vào đất liền, tỉnh Ninh Bình đã chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với bão, kêu gọi tàu thuyền vào bờ neo đậu để đảm bảo an toàn cho ngư dân, đề phòng sạt lở đất ở miền núi, sẵn sàng phương tiện cứu hộ, cứu nạn kịp thời.
Do ảnh hưởng của bão số 4, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình xảy ra mưa lớn trên diện rộng, có nơi mưa to đến rất to. Trước tình hình trên, ngày 16/8, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Bình đã có Công điện số 7 chỉ đạo ứng phó với cơn bão này.
Vị trí và hướng di chuyển tiếp theo của bão số 4 - BEBINCA. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVQG.
Theo đó, tỉnh Ninh Bình tập trung triển khai các phương án ứng phó với bão như: ngăn không cho tàu thuyền ra khơi và thông báo thường xuyên cho các phương tiện, tàu thuyền vào nơi trú bão an toàn xong trước 16 giờ ngày 16/8; triển khai phương án di dân khu vực ngoài đê Bình Minh III (huyện Kim Sơn) và di dân ra khỏi vùng thấp trũng có nguy cơ sạt lở đất đến nơi tránh trú an toàn; huy động lực lượng, phương tiện tổ chức chặt tỉa cành cây, chằng chống, gia cố nhà cửa, biển hiệu, đảm bảo an toàn cho công trình đang xây dựng, kho tàng, bến bãi, hàng hóa, trường học, bệnh viện, trạm y tế...
Quân, dân ở huyện Kim Sơn khẩn trương phòng chống bão để bảo đảm tài sản không bị hỏng, thiệt hại do bão số 4 gây ra.
Đặc biệt, các địa phương chủ động giúp đỡ các hộ gia đình chính sách, neo đơn phòng tránh bão an toàn; kiểm tra, rà soát và chủ động phương án tiêu thoát nước đô thị, các khu công nghiệp để hạn chế tình trạng ngập lụt do ảnh hưởng của mưa bão; chủ động triển khai các phương án ứng phó với lũ trên các sông, đặc biệt là sông Hoàng Long.
Ông Nguyễn Quang Đạo, một nông dân nuôi trồng thủy sản ở ven biển Kim Sơn cho hay, để chủ động phòng chống cơn bão số 4 và rút kinh từ cơn bão năm trước, ngay từ chiều nay gia đình tôi đã phải chằng chống lại nhà cửa cho chắc chắn. Đồng thời kiểm tra lại mương máng ao đầm, cũng như thu gom chài lưới và các dụng cụ nuôi tôm nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại do cơn bão gây ra.
Công điện còn yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi triển khai phương án chống úng, tiêu nước đệm, đảm bảo an toàn cho lúa mùa mới cấy, hoa màu, có phương án đảm bảo an toàn cho diện tích ao, hồ mới nuôi trồng thủy, hải sản. Điện lực Ninh Bình kiểm tra, đảm bảo an toàn hệ thống đường dây truyền tải điện, đảm bảo cung cấp điện bơm tiêu úng và an toàn điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt.
Ông Nguyễn Hùng Ái, một nông dân đang khai thác mật ở ven biển Kim Sơn khẩn trương chằng chống lán trại để tránh bị ảnh hưởng trước khi cơm bão số 4 đổ bộ vào. Để giảm thiểu thiệt hại tối đa do cơn bão số 4 gây ra, ông Ái hạ gần 500 đàn ong xuống mặt đất và đồng thời dùng gạch đá trận bên trên để phòng gió to làm đổ đàn ong.
Đồng thời, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Bình yêu cầu các cấp, các ngành hữu quan kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn đê điều, các hồ, đập thủy lợi; triển khai phương án đảm bảo an toàn hồ chứa theo phương án đã được phê duyệt; chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị xử lý trọng điểm xung yếu về hồ đập, khẩn trương triển khai hoàn thành hoặc có phương án đảm bảo an toàn các công trình đang thi công, đặc biệt là các công trình xử lý khắc phục sự cố do ảnh hưởng của thiên tai và các công trình thi công ven biển.
Sợ mưa lớn làm ngập đầm nuôi, các hộ dân khẩn trương kiểm tra lại mương máng ao đầm nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại do cơn bão gây ra...
Theo Danviet
Tài xế giơ 2 ngón tay cầu cứu trong chiếc xe chìm nghỉm dưới sông Khi đi qua cầu, người dân phát hiện tài xế đang giơ ngón tay kêu cứu qua khe kính của chiếc xe ô tô đã nằm gọn dưới con sông nhỏ. Vào khoảng 17h 30 phút, ngày 2/9, xảy ra vụ tai nạn giao thông tại một chiếc cầu trên đường QL10, thuộc địa bàn xã Xuân Thiện, huyện Kim Sơn, Ninh Bình....