Theo chân đội cào cào chuyên nghiệp miền Bắc tham gia giải đấu Endurocross Bản Xôi
Giải đua cào cào chuyên nghiệp Bản Xôi Endurocross 2018 đã diễn ra tại khu vực Ba Vì – Hà Nội dưới sự tham gia đầy nhiệt huyết và sức mạnh của các thí sinh đến từ khắp đất nước.
Vào ngày hôm qua, một thứ 7 mưa gió với những đợt gió mùa đầu tiên của mùa Đông, một cuộc tranh tài hết sức gay gấn đã diễn ra tại khu vực Bản Xôi Resort giữa những chiếc xe cào cào chuyên nghiệp. Cuộc thi mang tên Bản Xôi Endurocross 2018 với rất nhiều nhà tài trợ như Top 1 Oil, Eclips Picture, LED Tun, IntES hay hãng giày nổi tiếng Trung Quốc Kangnai… đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới chơi xe cào cào trên cả nước với quy mô và tính chuyên nghiệp rất cao. Đặc biệt hơn, giải đua lần này có mặt của hầu hết tất cả các hội nhóm chơi xe cào cào lớn nhất miền Bắc cũng như có sự xuất hiện của các vận động viên là người nước ngoài.
Banner của cuộc đua Bản Xôi Endurocross
Đến với cuộc đua là hơn 30 vận động viên ưu tú đến từ khắp đất nước cùng những chiếc chiến mã sặc sỡ và mạnh mẽ nhất của mình. Những chiếc xe cào cào thường có sức mạnh rất “khủng khiếp” được cung cấp bởi khối động cơ 1 xy lanh gồm 2 kiểu động cơ 2 thì và 4 thì. Như thế, người chơi và điều khiển được những chiếc xe này phải là những người có đầy sức mạnh, sự gan dạ cũng như một cá tính rất mạnh mới lựa chọn bộ môn đầy mạo hiểm và nam tính này.
Tham gia cuộc thi lần này, ngoài các hội nhóm chơi xe cào cào lớn tại khu vực miền Bắc như HEC, F5, Dirtbke & Friends thì còn có sự tham gia của các nhóm hội người nước ngoài chơi xe cào cào như SMC, SML. Đặc biệt hơn, trong lần thi tài này còn có sự góp mặt của một thành viên đã từng giành giải nhất trong cuộc đua Motocross Sài Gòn.
Hãy cùng chúng tôi xem hàng loạt những hình ảnh mới nhất về cuộc thi tài đầy gay gấn này.
Cuộc đua được bắt đầu từ 7h sáng, khi mà các vận động viên tập trung tại khu vực xuất phát để thực hiện việc bốc thăm số báo danh, chuẩn bị xe cộ và đồ bảo hộ. Quy định bắt buộc của cuộc đua là cần đầy đủ đồ bảo hộ cào cào như mũ bảo hiểm, giáp ngực, giáp tay chân và giày bảo hộ chuyên dụng. Đây là một môn thể thao mạo hiểm nên đồ bảo hộ là cực kỳ cần thiết cho mỗi vận động viên.
Khi đã hoàn thành mọi thủ tục, các tay đua vào khu vực xuất phát. Cuộc đua được thi đấu theo thể thức chạy tính giờ với 10 vận động viên xuất phát theo thứ tự cách nhau 30s và được chia làm 3 lượt thi đấu. Sau vòng đua đầu tiên, 10 vận động viên có thành tích xuất sắc nhất sẽ vào vòng chung kết.
Track đua lần này là một sự kết hợp đúng với cái tên Endurocross của cuộc thi khi kết hợp giữa việc chạy off-road đường rừng, đồi núi kết hợp với vượt chướng ngại vật. Thế nhưng, độ khó của track đua này đã gia tăng đáng kể khi trời mưa khá lạnh và trơn trượt trong đợt gió mùa đầu đông.
Các loại chướng ngại vật được thiết kế và làm theo các cuộc đua Endurocross điển hình ở nước ngoài như bãi lốp, cầu khỉ, vớt bay và các loại thân cây được đặt một cách hiểm hóc nhằm thử sức các vận động viên tham gia thi đấu.
Khúc cua trong bãi chướng ngại vật bao gồm hàng loạt khúc cây được đặt theo hình tròn theo khúc cua gây khó dễ cho các vận động viên. Khi đi qua các khúc cây này, vận động viên cần tăng ga khiến đầu xe nhấc lên và vượt qua được chướng ngại vật và phải rất khéo léo để đưa chiếc xe qua khu vực này một cách “mượt” và nhanh nhất.
Tiếp đó, một trong những chướng ngại vật gây khó khăn và “đau đớn” nhất cho các vận động viên đó là chồng lốp có độ cao gần 1 mét. Điểm khó nhất của chướng ngại vật này là người điều khiển phải khéo léo điều chỉnh trọng tâm của mình để lên được đỉnh và tiếp đất một cách “êm ái” nhất.
Một số vận động viên “ngã ngựa” khá đau khi thực hiện màn tiếp đất không được chính xác và “đen” khi bánh trước lọt thỏm vào những chiếc lốp xe.
Một số lựa chọn cách an toàn hơn để vượt chướng ngại vật đó là dắt “chiến mã” của mình qua với sự hỗ trợ của chiếc xe.
Đến vòng chung kết, những vận động viên đã quen thuộc với chướng ngại vật này cũng phải “vấp ngã”. Đây cũng là điểm mấu chốt trong thứ hạng của các vận động viên trong cuộc thi.
Các chướng ngại vật mà ban tổ chức sắp xếp, tạo ra để thử sức vận động viên đều đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình
Video đang HOT
Vòng chung kết là sự hội tụ của 10 vận động viên có thành tích xuất sắc nhất, trong số đó có 2 vận động viên là người nước ngoài có thể hình rất tốt
Sau 3 vòng đua với sự tranh đấu nghẹt thở, cả 10 vận động viên đều hoàn thành bài thi của mình một cách đầy sức mạnh và khéo léo.
Giải đua cào cào chuyên nghiệp Bản Xôi Endurocross 2018 đã diễn ra tại khu vực Ba Vì – Hà Nội dưới sự tham gia đầy nhiệt huyết và sức mạnh của các thí sinh đến từ khắp đất nước.
Vào ngày hôm qua, một thứ 7 mưa gió với những đợt gió mùa đầu tiên của mùa Đông, một cuộc tranh tài hết sức gay gấn đã diễn ra tại khu vực Bản Xôi Resort giữa những chiếc xe cào cào chuyên nghiệp. Cuộc thi mang tên Bản Xôi Endurocross 2018 với rất nhiều nhà tài trợ như Top 1 Oil, Eclips Picture, LED Tun, IntES hay hãng giày nổi tiếng Trung Quốc Kangnai… đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới chơi xe cào cào trên cả nước với quy mô và tính chuyên nghiệp rất cao. Đặc biệt hơn, giải đua lần này có mặt của hầu hết tất cả các hội nhóm chơi xe cào cào lớn nhất miền Bắc cũng như có sự xuất hiện của các vận động viên là người nước ngoài.
Banner của cuộc đua Bản Xôi Endurocross
Đến với cuộc đua là hơn 30 vận động viên ưu tú đến từ khắp đất nước cùng những chiếc chiến mã sặc sỡ và mạnh mẽ nhất của mình. Những chiếc xe cào cào thường có sức mạnh rất “khủng khiếp” được cung cấp bởi khối động cơ 1 xy lanh gồm 2 kiểu động cơ 2 thì và 4 thì. Như thế, người chơi và điều khiển được những chiếc xe này phải là những người có đầy sức mạnh, sự gan dạ cũng như một cá tính rất mạnh mới lựa chọn bộ môn đầy mạo hiểm và nam tính này.
Video clip Bản Xôi Endurocross (Video: Duy Tùng)
Tham gia cuộc thi lần này, ngoài các hội nhóm chơi xe cào cào lớn tại khu vực miền Bắc như HEC, F5, Dirtbke & Friends thì còn có sự tham gia của các nhóm hội người nước ngoài chơi xe cào cào như SMC, SML. Đặc biệt hơn, trong lần thi tài này còn có sự góp mặt của một thành viên đã từng giành giải nhất trong cuộc đua Motocross Sài Gòn.
Hãy cùng chúng tôi xem hàng loạt những hình ảnh “ nóng hổi” nhất về cuộc thi tài đầy gay gấn này.
Cuộc đua được bắt đầu từ 7h sáng, khi mà các vận động viên tập trung tại khu vực xuất phát để thực hiện việc bốc thăm số báo danh, chuẩn bị xe cộ và đồ bảo hộ. Quy định bắt buộc của cuộc đua là cần đầy đủ đồ bảo hộ cào cào như mũ bảo hiểm, giáp ngực, giáp tay chân và giày bảo hộ chuyên dụng. Đây là một môn thể thao mạo hiểm nên đồ bảo hộ là cực kỳ cần thiết cho mỗi vận động viên.
Khi đã hoàn thành mọi thủ tục, các tay đua vào khu vực xuất phát. Cuộc đua được thi đấu theo thể thức chạy tính giờ với 10 vận động viên xuất phát theo thứ tự cách nhau 30s và được chia làm 3 lượt thi đấu. Sau vòng đua đầu tiên, 10 vận động viên có thành tích xuất sắc nhất sẽ vào vòng chung kết.
Track đua lần này là một sự kết hợp đúng với cái tên Endurocross của cuộc thi khi kết hợp giữa việc chạy off-road đường rừng, đồi núi kết hợp với vượt chướng ngại vật. Thế nhưng, độ khó của track đua này đã gia tăng đáng kể khi trời mưa khá lạnh và trơn trượt trong đợt gió mùa đầu đông.
Các loại chướng ngại vật được thiết kế và làm theo các cuộc đua Endurocross điển hình ở nước ngoài như bãi lốp, cầu khỉ, vớt bay và các loại thân cây được đặt một cách hiểm hóc nhằm thử sức các vận động viên tham gia thi đấu.
Khúc cua trong bãi chướng ngại vật bao gồm hàng loạt khúc cây được đặt theo hình tròn theo khúc cua gây khó dễ cho các vận động viên. Khi đi qua các khúc cây này, vận động viên cần tăng ga khiến đầu xe nhấc lên và vượt qua được chướng ngại vật và phải rất khéo léo để đưa chiếc xe qua khu vực này một cách “mượt” và nhanh nhất.
Tiếp đó, một trong những chướng ngại vật gây khó khăn và “đau đớn” nhất cho các vận động viên đó là chồng lốp có độ cao gần 1 mét. Điểm khó nhất của chướng ngại vật này là người điều khiển phải khéo léo điều chỉnh trọng tâm của mình để lên được đỉnh và tiếp đất một cách “êm ái” nhất.
Một số vận động viên “ngã ngựa” khá đau khi thực hiện màn tiếp đất không được chính xác và “đen” khi bánh trước lọt thỏm vào những chiếc lốp xe.
Một số lựa chọn cách an toàn hơn để vượt chướng ngại vật đó là dắt “chiến mã” của mình qua với sự hỗ trợ của chiếc xe.
Đến vòng chung kết, những vận động viên đã quen thuộc với chướng ngại vật này cũng phải “vấp ngã”. Đây cũng là điểm mấu chốt trong thứ hạng của các vận động viên trong cuộc thi.
Các chướng ngại vật mà ban tổ chức sắp xếp, tạo ra để thử sức vận động viên đều đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình
Vòng chung kết là sự hội tụ của 10 vận động viên có thành tích xuất sắc nhất, trong số đó có 2 vận động viên là người nước ngoài có thể hình rất tốt
Sau 3 vòng đua với sự tranh đấu nghẹt thở, cả 10 vận động viên đều hoàn thành bài thi của mình một cách đầy sức mạnh và khéo léo.
Người thắng cuộc là anh Trần Đình Cường, một trong những vận động viên lớn tuổi nhất của giải nhưng lại đầy sức mạnh và sự khéo léo. Tất cả đã mang về chức vô địch lần thứ 3 liên tiếp tại các giải đua cào cào khu vực miền Bắc cho “tay nài” không tuổi này.
Hình ảnh tập trung toàn bộ vận động viên và đội hỗ trợ, trọng tài tại điểm vạch đích của cuộc đua
Người thắng cuộc là anh Trần Đình Cường, một trong những vận động viên lớn tuổi nhất của giải nhưng lại đầy sức mạnh và sự khéo léo. Tất cả đã mang về chức vô địch lần thứ 3 liên tiếp tại các giải đua cào cào khu vực miền Bắc cho “tay nài” không tuổi này.
Hình ảnh tập trung toàn bộ vận động viên và đội hỗ trợ, trọng tài tại điểm vạch đích của cuộc đua
Theo tinxe.vn
Ngày cuối tuần "phá xe" của cánh đàn ông tại bãi bồi Sông Hồng diễn ra như thế nào?
Giải đua cào cào cỡ nhỏ Sông Hồng Trail 2018 đã diễn ra tại khu vực Hà Nội dưới sự tham gia đầy nhiệt huyết và sức mạnh của các thí sinh đến từ khắp miền Bắc.
Vào ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng 12, một cuộc tranh tài gay gấn đã diễn ra tại khu vực bãi bồi Vĩnh Tuy giữa những chiếc xe cào cào cỡ nhỏ. Cuộc thi mang tên Sông Hồng Trail 2018 với các nhà tài trợ như Top 1 Oil, Logan Motosport đã thu hút khá nhiều sự quan tâm của giới chơi xe cào cào khu vực miền Bắc. Đặc biệt hơn, giải đua lần này chỉ dành cho những chiếc xe hạng cân nhỏ dưới 150 phân khối.
Đến với cuộc đua là hơn 20 vận động viên đến từ khắp khu vực miền bắc cùng những chiếc chiến mã sặc sỡ và "mạnh mẽ" nhất của mình. Những chiếc xe cào cào cỡ nhỏ này thường có sức mạnh chưa đến 20 mã lực nhưng lại sở hữu cỗ máy cực kỳ bền bỉ và cho nước đề pa tốt, với sức kéo và sự lì lợm của mình, hãy xem những chiếc xe này mang lại điều gì cho các vận động viên trong đường off-road.
Các vận động viên chuẩn bị tham gia cuộc đua tại vạch xuất phát
20 vận động viên tham dự được chia thành 5 vòng đấu, mỗi vòng 4 vận động viên tham gia. Những vận động viên hoàn thành bài thi với vị trí nhất và nhì sẽ được tham gia thi đấu ở vòng chung kết. Tham gia cuộc thi, hàng loạt những chiếc xe cào cào thương mại cỡ nhỏ như Yamaha XTZ, Honda XR125, Honda XR150 hay Honda CRF150 được các tay đua sử dụng. Không chỉ vậy, còn có sự xuất hiện của chiếc xe cào cào cổ điển XL125 của Honda tham gia vào cuộc thi.
Con dốc đổ xuống đầu tiên mặc dù có độ dốc không lớn nhưng cách điểm xuất phát khá gần nên tạo sự "ngợp" cho các vận động viên.
Đoạn đường thi đấu năm nay của các vận động viên chủ yếu bao gồm các loại đường đất cát pha lẫn với bùn, các đoạn dốc lên và xuống liên tục cùng các góc cua hiểm hóc đã gây ra không ít khó khăn cho các vận động viên tham gia thi đấu.
Con dốc đầu tiên cách điểm xuất phát 2 mét và ngay sau đó là một dốc lên khá cao với địa hình đầy cát.
Con dốc cát này đã gây khá nhiều khó khăn và là con dốc quyết định vị trí dẫn đầu của khá nhiều vòng đấu.
Các vận động viên phải dùng hết công suất của những chiếc xe để có thể đưa xe và người vượt lên đỉnh dốc.
Nhiều xe bị tình trạng xoay bánh, không thể di chuyển.
Sau con dốc cát, một số vận động viên đã bỏ cuộc vì dường như không thể điều khiển được chiếc xe qua con dốc "khó nhằn" này.
Đây cũng là một trong những nút thắt của cuộc đua, những vận động viên đủ khỏe, đủ khéo sẽ là người dẫn trước ngay từ những vòng đua đầu tiên. Những thí sinh vượt qua được con dốc này trước là lợi thế rất lớn để dẫn đầu trong các vòng đua.
Các vận động viên rất hào hứng chia sẻ kinh nghiệm sau các vòng đua. Một vận động viên cho biết đường đua năm nay không quá khó để vượt qua nhưng cần thể lực và sự khéo léo mới có thể hoàn thành bài thi một cách hoàn hảo nhất.
Đúng với tính chất của những chiếc xe cào cào, mọi thứ diễn ra rất đơn giản, bụi bặm nhưng đầy quyết liệt.
Đến vòng chung kết, đường đua được thay đổi với đoạn đường bùn lầy quyết định "số phận" của các thí sinh, chiếc xe trên ảnh là của ban tổ chức khi cố gắng tìm đường cho "anh em" thi đấu
Khá nhiều xe bị mắc kẹt tại khu vực này khi đoạn đường sở hữu khá nhiều "bẫy" lầy mà những chiếc xe sau đó phải nhờ tới sự trợ giúp mới có thể thoát khỏi khu vực này
Phút giây nghỉ ngơi, bàn luận "chiến thuật" của các thí sinh và người thân. Khu vực diễn ra cuộc đua khá trống trải nhưng thời tiết rất dễ chịu với nắng nhẹ và gió mát cuối thu tại Hà Nội.
Mọi việc diễn ra rất suôn sẻ và hợp lý dù cho ban tổ chức đến giờ thi mới đi tìm đường. Các thí sinh sau mỗi vòng đua đều về điểm tập trung bàn luận, đưa ra những lời khuyên cho bạn bè của mình.
Ở vòng thi cuối cùng, các thí sinh đua theo một đường track khác với đoạn đua tốc trên đường cát ven sông đầy kịch tính. Nhiều vị trí đã bị thay đổi trên bảng xếp hạng sau đoạn đường thử thách này.
Kết quả chung cuộc, vận động viên Lăng Cường với chiếc xe Honda XR125 đã dành giải quán quân một cách đầy thuyết phục. Các vận động viên tham gia cuộc thi đều được nhận quà từ nhà tài trợ TOP 1 cùng kỉ niệm chương.
Cuộc đua kết thúc với nụ cười rạng rỡ trên mặt của tất cả các vận động viên tham gia thi đấu. Hy vọng trong thời gian tới, sẽ có nhiều hoạt động lành mạnh và ý nghĩa như vậy để giới chơi cào cào tại Việt Nam gần gũi và phát triển hơn. Tạo tiền đề phát triển cho một thú chơi đầy sức mạnh, khéo léo và đầy nam tính này ở nước ta.
Kuro
Theo Tin xe
Đánh giá nhanh cào cào M1nsk X250: Ngựa lai yếu ớt Chiếc xe cào cào mang thương hiệu M1nsk đến từ Belarus với mức giá 99 triệu đồng mang lại cảm giác chưa "đã" với sự lai tạp trong ngoại hình cùng cỗ máy "yếu ớt". Vừa qua, ắt hẳn cộng động biker nói chung cũng như cộng đồng yêu Minsk nói riêng tại Việt Nam đã không khỏi sốt sắng khi một mẫu...