Theo bạn, tình yêu và tình cảm anh em trong game liệu “có chắc bền lâu”?
Tình cảm trong game là điều dễ thấy khi có sự tương tác giữa nhiều người trong một cộng đồng. Nhưng thế giới game là ảo, liệu rằng những tình cảm đó sẽ là mãi mãi hay chăng?
Hiện tại, Game Mobile là một cộng đồng gắn kết rất nhiều người chơi. Ở đó là một thế giới mà nhiều người mơ ước được sống trong sự trẻ trung, vui tươi và đặc biệt có những con người mà ta yêu thương. Tình yêu và tình bằng hữu là hai loại tình cảm phổ biến trong thế giới game hiện nay. Không ít những mối quan hệ xã hội được biết đến, gắn bó và chia sẻ thông qua mối quan hệ từ game.
Hiện nay. hầu hết các trò chơi trực tuyển đều hướng đến tương tác và xây dựng cộng đồng. Trong thế giới game mobile hiện nay, lượng fan online thường xuyên thực sự đông đảo. Các game thủ không ngại “thả thính” hay “cà khịa” nhau. Vậy nên, không biết từ khi nào họ trở nên thân thiết và cùng nhau tham gia vào những hoạt động đầy máu lửa.
Từ trước đến nay, chúng ta không khó để thấy một cặp đôi bén duyên yêu đương và có thể xa hơn là “về chung một nhà” qua việc chơi game. Không những thế nhiều cặp còn cách xa nhau hàng trăm, hàng nghìn cây số, nhưng họ vẫn quyết đến với nhau chỉ qua việc cùng nhau săn boss, cùng nhau chạy bo hay cùng nhau làm nhiệm vụ. Không hiếm người cho rằng: Tình yêu trong game sao dễ dàng đến thế?
Game thủ có trải nghiệm thú vị khi kết hôn trong game
Thực tế game chỉ là cầu nối, là nơi giao lưu hay là một xã hội thu nhỏ. Nơi đó bạn có thể thoải mái tìm kiếm, trao đổi và tìm hiểu đối phương. Chỉ cần hai người chân thành, tìm hiểu kỹ càng và hiểu nhau là có thể hướng đến hạnh phúc lứa đôi. Tình yêu trong game như một loại tình cảm trên mạng vậy. Tuy nhiên, cuộc sống không ai nói trước được điều gì. Có thể thời điểm đó hai người đến với nhau thực lòng nhưng sau khi sống chung sẽ gặp nhiều vấn đề. Đặc biệt, với các cặp đôi xa nhau, không có điều kiện thường xuyên gặp gỡ, hẹn hò chỉ qua game hoặc mạng xã hội.
Video đang HOT
Tình cảm bền lâu khi hai người đã hiểu nhau và chấp nhận mọi thứ
Tương tự, tình cảm anh em, tình nghĩa bằng hữu trong game cũng thật đáng quý và trân trọng. Những tựa game nhập vai võ lâm giang hồ, điều này càng được thể hiện sâu sắc khi thế giới đó tạo nên mối quan hệ huynh đệ trong hội, trong bang cực kỳ gắn bó. Chúng ta vẫn thường thấy các buổi tụ họp bang hội ngoài đời, khi anh em kết nối với nhau, cùng nhau chia sẻ vui buồn trong cuộc sống.
Nhưng đời sống trong game cũng như đời sống hiện thực luôn có những lắt léo, hiểu lầm, thậm chí lừa gạt nhau. Không hiếm những trường hợp cãi lộn, đánh chửi nhau trong game lẫn ngoài đời chỉ vì người này lừa người kia khi chơi chung account, khi gian dối mua bán tài khoản hay khi mâu thuẫn phân chia vật phẩm (items)… Nếu không giữ được hòa khí, chỉ vì điều nhỏ bé trong game sẽ rất dễ xảy ra “họa giang hồ”.
Game online tạo nên cộng đồng bạn bè rộng lớn
Tình cảm dù là bất kể loại hình nào yêu đương hay bạn bè trong game đều đáng quý. Đó cũng là một trong những lợi điểm mà game mang lại trong cuộc sống khi kết nối mọi người với nhau. Tuy nhiên, dù sao đó vẫn là một thế giới ảo quá ư nhỏ bé và không thiếu những toan tính cùng mánh khóe. Điều quan trọng là mỗi game thủ cần tỉnh táo, khôn ngoan và có cái đầu lạnh.
Theo GameK
Game phát hành trễ: Căn bệnh trầm kha của ngành công nghiệp game có ảnh hưởng tới Final Fantasy VII?
Dù có cố gắng thế nào, công nghệ phát triển hiện đại đến đâu, thế giới game vẫn phải đối diện với vấn đề từ thuở hồng hoang đến giờ: Game phát hành trễ.
Cái vụ game phát hành trễ này không phải là chuyện hiếm, dường như được xem như là cơm bữa luôn. Đại đa số những con game trên thị trường đều ra mắt trễ hơn so với kế hoạch được giới thiệu ban đầu. Nó không chỉ làm mất đi cái tính chuyên nghiệp của nhà phát hành game, mà còn làm rất nhiều game thủ cảm thấy hụt hẫng.
Nguyên nhân cho việc phải trì hoãn việc ra mắt có rất nhiều, nhưng chung quy lại chỉ có một lý do lớn nhất: thời gian. Sẽ bằng một cách thần kỳ nào đó, một tựa game cực đỉnh, đến từ một nhà phát hành cực đỉnh nào đó cũng sẽ bị chậm tiến độ ra mắt. Đương nhiên, họ không làm thế vì thiếu chuyên nghiệp, chỉ đơn giản là quá khó để bạn có thể đi theo đúng lịch trình đã vạch ra.
Sản xuất một tựa game bây giờ khó hơn và yêu cầu cũng cao hơn rất nhiều. Hàng năm, rất nhiều con game mới phát hành, việc phải thật sáng tạo để tiếp tục giữ khách luôn là một áp lực lớn dần cho những nhà phát triển game qua mỗi năm. Lối chơi mới đang ngày càng hạn hẹp, làm theo ý tưởng cũ thì phải có gì đó khác biệt để thu hút khách. Vì thế, khi một tựa game được thông báo tới công chúng, họ phải đảm bảo được chất lượng của tựa game phải tốt nhất, còn không được thì...game phát hành trễ thôi. Chứ đâu phải ai cũng "mặt dày" như EA, quanh năm suốt tháng làm một game làm đi làm lại đâu.
Đương nhiên, ý tưởng trong đầu là một chuyện, ra thành phẩm lại là một chuyện trần ai khoai củ khác. Có thể trong lúc sản xuất, họ thấy cái ý tưởng này nó hay vãi nồi, đảm bảo sẽ làm người chơi kích thích tột độ, say mê đến bỏ ăn bỏ ngủ để chơi, nhưng sau khi làm hết tất cả thì...lại hổng vui như mình tưởng. Thế là đập đi xây lại từ đầu. Hoặc cũng có thể mấy cha làm game nghĩ rằng vấn đề dễ giải quyết hơn họ tưởng tượng. Mấy cái tính năng mà nhỏ xíu có thể hoàn thành trong vài tuần lại ngốn của họ hết... vài tháng để giải quyết.
Mà làm ra một tựa game thì nào có dễ dàng, có quá nhiều công đoạn và chúng ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp với nhau một cách chằng chịt. Bạn sửa xong lỗi chỗ này thì lòi ra lỗi chỗ khác, vá được lỗi chỗ khác thì dính phải lỗi chỗ kia. Thành ra việc bám theo sát tiến độ bình thường gần như là bất khả thi, trừ phi có một phép màu nào đó.Thế nhưng, điều làm con người ta bực mình nhất là dù biết làm game sẽ gặp lắm vấn đề, thế nhưng mấy nhà phát hành rất thích hứa. Nào là tung trailer, rồi video gameplay để làm người hâm mộ vô cùng háo hức, xong rồi thông báo...hoãn ngày phát hành trước ngày chính thức ra mắt. Hỏi có điên tiết không?
Tuy nhiên, cũng khó trách được khi việc thông báo phát hành một tựa game cũng phải tùy vào từng thời điểm và trên hết là sự mong đợi của người hâm mộ. Như hồi Square Enix thông báo về Final Fantasy VII Remake, kỳ vọng của người hâm mộ quá lớn làm cho họ phải gấp rút tung trailer sớm. Để rồi, game thủ chúng ta phải mòn đít chờ đợi tới 2020 thì mới thấy Tifa tròn...à không xinh xắn ra sao.
Vậy nguyên nhân dẫn đến việc game phát hành trễ càng lúc càng nhiều là gì? Theo ý kiến của Mọt tui, đa phần đến từ sự phát triển quá nhanh của ngành công nghiệp game, cũng như truyền thông hiện nay đang làm mọi thứ trở nên hỗn loạn hết mức. Như hồi xưa làm ra một tựa game, game thủ không chú ý mấy đến thời gian phát triển, game ra mắt thì họ chơi thôi. Còn giờ, khi mà thông tin số bùng nổ, ai cũng muốn được biết thêm càng nhiều càng tốt về tựa game của mình như ai sản xuất, thể loại gì và khi nào ra mắt. Điều đó vô tình tạo nên một áp lực không nhỏ cho các nhà làm game, khi họ vừa phải thực hiện cùng lúc nhiều dự án mới để thu hút game thủ mới, cũng như đáp ứng kỳ vọng của người hâm mộ lâu năm với những tựa game mà họ trông đợi. Nên đôi lúc, chính game thủ mới là nguyên nhân làm cho những nhà phát triển "thất hứa" nhiều như thế.
Vậy thì game bị hoãn phát hành có ảnh hưởng gì tới doanh thu hay chất lượng không? Câu trả lời thật ra cũng...hên xui. Có rất nhiều tựa game bị dù bị hoãn phát hành rất lâu, thậm chí là qua luôn một vòng đời công nghệ vẫn trở thành siêu phẩm như thường. Minh chứng sống chính là Final Fantasy XV khi nó có kế hoạch được ra mắt từ thời...PS3 còn thống trị cơ, mà sau đó phát triển lâu quá nên lên thẳng PS4 rồi đổi tên luôn.
Và cũng có những cái tên mà chất lượng không tương xứng với thời gian chờ đợi mỏi mòn của dân tình. Nổi tiếng nhất cho ví dụ này chính là No Man's Sky. Từ lúc bắt đầu, họ đã liên tục dời ngày phát hành với lời trấn an là để đem đến trải nghiệm tốt nhất cho những người hâm mộ. Tuy nhiên, khi game ra mắt thì nó thực sự là một thảm họa. Ấy ấy, Mọt tui hông có ý nói xấu gì họ đâu, Hello Games sau đó vẫn rất cố gắng để hoàn thiện tựa game của mình rồi. Thế nhưng, cái cảm giác hụt hẫng như bị lừa khi game chính thức ra mắt thật khó mà nuốt trôi được.
Thế mới thấy, cái truyền thống game phát hành trễ này thực sự khá là phiền nhiễu. Tệ hơn nữa là không chỉ các công ty lớn, mà những studio nhỏ lẻ cũng bắt đầu ca bài "chậm tiến độ rồi". Nó cứ như một căn bệnh, làm cho game thủ bắt đầu mất kiên nhẫn và hứng thú mỗi khi có thông tin về một tựa game mới. Nói cho hoành tráng xong thế nào cũng ra mắt trễ à, háo hức làm gì cho thất vọng sớm. Mà đến năm 2020 vòng đời của PS4 sẽ kết thúc với sự xuất hiện của PS5, đảm bảo sẽ có hàng tá game lại bị trì hoãn cho mà xem.
Nói nhiều thế thôi, chứ thực tâm chả ai muốn kéo dài thời gian sản xuất game ra hết. Vừa tốn tiền chi phí nhân công - kỹ thuật vừa làm người hâm mộ tức giận không phải là cách mà ngành công nghiệp game này hoạt động. Thế nhưng, các nhà phát triển ít nhất hãy chắc chắn với điều mình đang làm, hoặc có thể làm như những thập niên 90 ấy. Game ra mắt thì nó ra thôi, khỏi cần rào trước đón sau gì là đẹp.
Theo Kênh tin game
Top 10 nhà phát triển định hình thế giới game hiện đại Sản xuất một tựa game tuyệt phẩm đã khó, sản xuất nhiều tựa game như thế (thậm chí là cả một series game) thì quả thật nó gian nan không thua gì "bắc thang lên hỏi ông trời". Không những thế, những tựa game này còn đánh bóng được tên tuổi của studio đã làm ra nó, giúp họ tạo được vị thế...