Thêm YouTube “triệu sub” dành cho trẻ em mang nội dung độc hại: “Người Nhện”, “Siêu nhân” chuyên bày trò lãng phí, phá hoại, nhảm nhí
Kênh YouTube dành cho trẻ em này thu hút lượt xem khá đông đảo. Tuy nhiên, nội dung thì không thực sự hữu ích, nếu không muốn nói là nhảm nhí!
YouTube là kênh giải trí của không ít trẻ nhỏ trong thời hiện đại. Tuy nhiên, việc phó mặc cho con xem nội dung tùy ý trên không gian mạng này có thể gây nên những hậu quả khó lường.
Chẳng đâu xa, khoảng 5 tháng trước, 1 bé gái 5 tuổi ở TP. HCM tử vong vì học theo cách treo cổ trên YouTube khiến phụ huynh bàng hoàng. Sự việc đó không phải đầu tiên, chẳng phải duy nhất, nhưng gióng lên 1 hồi chuông cảnh tỉnh các bậc phụ huynh cần tăng cường giám sát con cái trên môi trường internet, cụ thể là YouTube.
Những ngày qua, rất nhiều kênh YouTube triệu view bị lên án vì có nội dung không lành mạnh với trẻ nhỏ. Điển hình như kênh của Thơ Nguyễn, Kênh PHD Troll, Kênh Hưng Vlog/ Hưng Troll, Hậu Cáo TV, Ca Cường TV, Hành tinh đồ chơi – Toy Planet…
Mới đây, dân tình lại phát hiện thêm một kênh YouTube dành cho trẻ nhỏ nữa có lượt xem đông đảo nhưng nội dung thì cần xem xét. Đó là kênh Gokid TV và Gokid TV Official. Theo phần giới thiệu thì Gokid TV là kênh của Việt Nam.
Kênh YouTube có 1 triệu lượt đăng kí. (Ảnh chụp màn hình)
Có tới 1 triệu lượt đăng kí, mỗi video thu hút từ 1 – 32 triệu lượt xem. Hầu hết các video đều có tiêu đề theo cấu trúc “ Siêu Nhân Người Nhện thử thách”. Việc làm SEO tốt có vẻ là một trong những lý do khiến kênh này lên top đầu tìm kiếm trên YouTube khi người dùng gõ từ khóa “siêu nhân”.
Chỉ cần gõ từ khóa “siêu nhân” – 1 từ khóa rất nhiều bé trai tìm kiếm thì đã ra ngay kết quả từ kênh Gokid TV. (Ảnh chụp màn hình)
Về phần nội dung thì các clip của Gokid TV đều có nhân vật chính là siêu nhân người nhện. Và các thử thách thì đa phần sử dụng những loại nước ngọt có ga như Coca, Pepsi, Fanta, 7up… phản ứng với kẹo Mentos. Bên cạnh đó, một số món đồ chơi như ô tô, bình nước, hạt nở… cũng được góp mặt trong các video thử thách của Gokid TV.
Nội dung chủ yếu của kênh này là siêu nhân người nhện thực hiện các thử thách như bắn súng, làm nổ tung đồ chơi, thử Mentos với Coca… (Ảnh chụp màn hình)
Tuy nhiên, kênh này gặp phải một số ý kiến chỉ trích về nội dung như lãng phí thực phẩm thái quá. Chủ kênh không ngại chi tiền mua rất nhiều nước ngọt, kẹo Mentos, đồ chơi để… phá. Ngoài ra, một số thử thách thật sự không phù hợp với trẻ nhỏ dù đối tượng chính của kênh chính là các em bé…
1. Kênh YouTube bị trách lãng phí đồ ăn, uống
Sự đầu tư của chủ kênh không được công nhận. Ngược lại, mọi người cho rằng đây chính là lãng phí quá đà. Điều này thì chẳng khó gì để nhận ra, bất cứ clip nào, siêu nhân người nhện cũng dùng rất nhiều nước ngọt, những thực phẩm khác như kẹo, dưa hấu, trứng… để phá.
1 series thử thách và phần lớn trong số đó đều khá lãng phí thực phẩm. (Ảnh chụp màn hình)
Chẳng hạn trong video có tên “Siêu Nhân Người Nhện với Bông Hoa Năm Cánh – Thí Nghiệm Đổ Coca Cola, Fanta, Mentos Xuống Hố Cát”, chủ kênh sử dụng tới gần 30 chai nước ngọt để đổ xuống hố.
(Ảnh chụp màn hình)
Hay trong một đoạn video có tiêu đề làm “Siêu Nhân Người Nhện với Dưa Hấu – Đổ Đầy Coca Cola, Fanta, Mirinda, Pepsi vào Quả Dưa Hấu”, chủ kênh cũng dùng 1 số lượng lớn lon nước ngọt cùng đổ vào quả dưa để xem phản ứng.
(Ảnh chụp màn hình)
Chưa kể, kênh này có còn 1 series phá đồ. Xe ô tô đồ chơi, chó, mèo bằng nhựa, hoa quả, bóng bay… đều bị đem ra cho bánh xe ô tô cán qua.
Nhiều người cho rằng, nếu mục đích của chủ kênh là làm thí nghiệm khoa học cho trẻ chứng kiến được phản ứng xảy ra thì chỉ cần 1 lượng nhỏ thôi là đủ. Còn việc làm các hố cát với kích thước lớn, số lượng chai nước nhiều bị đánh giá là lãng phí đồ ăn.
2. Chủ kênh YouTube thực hiện thử thách nguy hiểm
Một trong những thử thách gây tranh cãi nhất của kênh Gokid phải kể tới việc ngậm kẹo Mentos rồi đổ Coca trực tiếp vào miệng.
Theo đó, 1 nắm kẹo được thả vào miệng siêu nhân nhện. Tiếp đó, Coca sẽ được rót liên tục. Một lúc sau vẫn không có phản ứng gì xảy ra, siêu nhân nhện đã nhỏm dậy và nhổ tất cả ra ngoài. Tiếp đó, anh ta lại nằm xuống để thử lần lượt với 7UP và Sting.
Đầu tiên, siêu nhân nhện được thả rất nhiều viên kẹo Mentos vào miệng. (Ảnh chụp màn hình)
Thử thách tiếp theo sẽ là đổ Coca liên tục vào miệng đang ngậm kẹo Mentos của siêu nhân nhện. (Ảnh chụp màn hình)
Hành động này thật sự nguy hiểm! Như mọi người thường thấy, khi Mentos và Coca sẽ có phản ứng sủi bọt, thậm chí bùng nổ nếu lượng kẹo đủ lớn và loại kẹo phù hợp. Thậm chí, đã xảy ra một vài trường hợp tử vong.
Giải thích đơn giản, phản ứng này xảy ra do kali benzoate, đường và CO2 trong Coca sẽ kết hợp với gelatin và gum arabic (phụ gia tạo đặc) trong kẹo Mentos tạo ra hiện tượng sủi bọt và bùng nổ.
Mimax – tên thật là Maxim Monakhov, một YouTuber người Nga khá nổi tiếng đã sử dụng 10.000 lít nước giải khát Coca Cola kết hợp với kẹo Mentos và tạo ra một cột bọt lớn phóng thẳng lên bầu trời.
Không rõ trong clip có đúng là kẹo Mentos và Coca thật hay không, nhưng việc nằm để đổ nước vào miệng đã khá nguy hiểm, có thể gây sặc nước, nhất là trẻ em học theo.
Những trò đùa như thế này cũng xuất hiện trên kênh YouTube Gokid. (Ảnh chụp màn hình)
3. Dùng hình ảnh thumbail nhằm câu view trên YouTube
Mặc dù nội dung video là cho bánh xe ô tô cán qua đồ chơi hình mèo, bò… nhưng ảnh thumbail chủ kênh Gokid lại photoshop động vật thật. Việc này có vẻ nhằm mục đích gây tò mò để câu view. Tuy nhiên, hình ảnh này bị đánh giá có phần bạo lực và tạo ảnh hưởng tiêu cực cho trẻ nhỏ.
(Ảnh chụp màn hình)
Tóm lại, dù là một kênh YouTube dành cho trẻ song nội dung chưa thật sự lành mạnh. Do đó, cha mẹ cần lưu ý khi cho con xem sẽ bị ảnh hưởng không tốt.
Vì sao video độc hại thu hút trẻ em?
Chỉ cần mở YouTube, gõ vài từ khóa, trước mắt trẻ có vô vàn video gợi ý với nội dung tương tự từ khóa tìm kiếm, nhưng không phải video nào cũng lành mạnh.
Các kênh giải trí mang tính bạo lực tràn lan trên mạng bao vây trẻ - ẢNH: CHỤP LẠI TỪ CLIP
Từ nhân vật hoạt hình bị biến dạng... đến giang hồ mạng
Ví dụ khi gõ "Peppa Pig"(heo Peppa), một trong những nhân vật hoạt hình cho trẻ nhỏ nổi tiếng nhất thế giới thì ngoài những tập phim chính thống ra, có hàng ngàn video khác về nhân vật hoạt hình này bị bóp méo hoàn toàn. Đó là cảnh heo Peppa cha lấy dao chặt đầu heo mẹ, sau đó nhân vật chính Peppa Pig lấy súng bắn cha mình.
Hay nhân vật hoạt hình Elsa - Nữ hoàng băng giá khiến bao bạn trẻ say mê cũng bị biến dạng dưới tay của các YouTuber khi nữ hoàng này lại diễn cảnh nóng với siêu nhân nhện.
Đầy những cảnh ôm hôn, cảnh nhạy cảm, bạo lực, phản giáo dục... trong những video dành cho trẻ đăng trên các nền tảng của mạng xã hội...
Những 'hot trend' chết chóc trên mạng xã hội xúi giục trẻ em bắt chước
Vài năm trở lại đây, "giang hồ mạng" nổi lên như một hiện tượng thu hút giới trẻ, đặc biệt là con trai ở lứa tuổi vị thành niên. Những cái tên như K.B., Ngọc R., Khánh S... không mấy xa lạ, được xem như những "đại ca mạng xã hội" có kênh YouTube riêng, với hàng trăm ngàn người theo dõi.
Các kênh này thường xuyên tạo các clip trò chuyện hoặc quay lại các hoạt động thực tế như kéo một nhóm đi đòi lại công bằng cho một ai đó... Hình ảnh của họ được xây dựng như những anh hùng "giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha" nên tạo được sự thu hút cực lớn, gây thích thú và không tránh khỏi việc trở thành hình mẫu trong một bộ phận trẻ vị thành niên.
Không chỉ tràn lan những clip của "giang hồ mạng" mà trên YouTube còn xuất hiện hàng loạt "giang hồ phim ảnh", với nội dung là các băng nhóm giang hồ tranh giành quyền lực, đánh giết lẫn nhau...
Video độc hại tràn lan trên mạng, thu hút hàng triệu lượt xem - CHỤP MÀN HÌNH
Người xem dễ bị tác động tiêu cực
Phân tích về các video clip này, bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Minh Khuyên (chuyên khoa Tâm thần kinh - Trị liệu tâm lý, phòng khám Bệnh viện ĐH Y Dược 1) cho biết trẻ em đang trong giai đoạn phát triển chịu tác động rất nhiều từ môi trường sống và thói quen hằng ngày trong việc hình thành thói quen, tính cách, lớn lên sẽ tạo thành nhân cách.
Tương tự, trẻ xem video, hình ảnh và nội dung trên các kênh cũng chịu tác động theo cơ chế này. Những em thuộc týp thần kinh trung bình và yếu dễ bị căng thẳng, lo âu... khiến khả năng học tập giảm sút. Cũng có những em trong lứa tuổi thanh thiếu niên bị thất bại trong học tập, cuộc sống nếu được tiếp xúc với game, mạng xã hội, video về những trào lưu bạo lực thì rất dễ bị thu hút.
"Khi tiếp xúc nhiều với những video, trò chơi và những thử thách độc hại trên mạng xã hội lâu ngày, các em có thể bị rối loạn về tính cách, lối hành xử không phù hợp với thực tế. Hơn nữa, khi tiếp xúc nhiều với những video này, trẻ có thể bị nghiện và bị nội dung của những video độc hại ăn sâu vào suy nghĩ nên rất khó để thành công ngoài đời thực", bác sĩ Khuyên phân tích.
Lý giải tại sao những video trên mạng lại có sức mạnh sai khiến trẻ đến vậy, bác sĩ Trần Minh Khuyên cho rằng những video được sản xuất bởi các YouTuber đa phần là để câu view, rất dễ dàng dẫn dụ người xem vì nội dung hình ảnh bắt mắt, những câu chuyện kinh dị khiến người xem tò mò. Vì sự tò mò, trẻ sẽ bị cuốn theo những video này, lâu ngày sẽ tạo thành thói quen và trẻ dễ bị nghiện lúc nào không hay.
Bà Nguyễn Thị Diệu Anh, nghiên cứu sinh tâm lý Khoa Tâm lý Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho rằng những video tồn tại được trên mạng và thu hút được thị hiếu vì đánh trúng tâm lý từng độ tuổi. Ngoài ra, việc tiếp cận những video này cũng rất dễ khi cha mẹ thả điện thoại, thiết bị điện tử cho con.
Theo Thạc sĩ Lê Minh Tiến, giảng viên Khoa Xã hội học Trường ĐH Mở TP.HCM, đây chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng bạo lực trong giới trẻ, đặc biệt tuổi vị thành niên, ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Thạc sĩ Tiến nhìn nhận: "Những cảnh bạo lực xuất hiện tràn lan trên YouTube, Facebook mà ở đó giang hồ xuất hiện như những anh hùng, một người thành đạt, có chí khí là một món ăn độc hại đối với những đứa trẻ của thời mạng xã hội lên ngôi".
Thật vậy, dư luận gần đây không khỏi bàng hoàng, sửng sốt bởi hàng loạt vụ việc học sinh giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực rồi tung lên mạng xã hội. Đáng sợ hơn, không ít vụ giết người mà tội phạm còn đang ở tuổi vị thành niên.
Đừng quên tạo giá trị cho xã hội
Tiến sĩ Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính quốc gia phân viện tại TP.HCM, đánh giá nhiều người sáng tạo nội dung trên YouTube (YouTuber) đều chạy theo thị hiếu để câu view, tạo like để kiếm quảng cáo.
"Càng giật gân, càng khác người thì lại càng thu hút, nên rất nhiều người vì lòng tham mà bất chấp pháp luật và quên đi các giá trị đạo đức, tinh thần, nhân văn để kiếm tiền. Mỗi lần tạo sản phẩm đưa lên mạng, các bạn hãy nghĩ những đứa trẻ đang xem mình giống như là con của mình vậy. Nếu xem chúng như con mình thì hãy làm những nội dung phù hợp, hấp dẫn nhưng phải có giá trị giáo dục. Một kênh như vậy thì sẽ rất bền vững", tiến sĩ Thúy nhìn nhận.
PGS-TS Nguyễn Thị Kim Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục và giao lưu quốc tế (ĐH Huế), cũng cho rằng các YouTuber không nên kiếm tiền bằng mọi giá, hãy đặt cái tâm của mình lên trước và khi đã tạo được giá trị cho xã hội từ cái tâm thì sẽ tồn tại lâu bền.
Từ vụ bé gái 5 tuổi tử vong sau khi bắt chước trò thắt cổ trên Youtube: Cảnh báo nạn nghiện smartphone nghiêm trọng Theo bác sĩ điều trị và chứng kiến bé gái 5 tuổi tử vong sau khi bắt chước trò thắt cổ trên Youtube, hiện nay tình trạng nghiện smartphone không chỉ ở trẻ em mà còn có ở người lớn và cũng rất nghiêm trọng. Vừa qua, dư luận xôn xao trước những hình ảnh một cháu bé tên V.T.D. (ngụ quận Tân...