Thêm vốn đầu tư nuôi bò, nông dân Ninh Bình mau khấm khá
Những năm qua, các cấp Hội ND tỉnh Ninh Bình đã làm tốt công tác nhận ủy thác nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, tạo điều kiện cho hàng nghìn hội viên có vốn đầu tư phát triển kinh tế gia đình, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
Có bò, có bê nhờ vốn vay ưu đãi
Tính đến nay gia đình anh Đinh Văn Tá (ở thôn Văn Hà 2, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn) đã có hơn 10 năm làm trang trại. Hiện với diện tích 3,5ha anh Tá đào 4 ao nuôi cá, trong đó có 1 ao nuôi cá trắm ốc, 1 ao thả cá truyền thống và 2 ao ương cá giống. Mỗi năm, gia đình anh Tá thu lãi hơn 200 triệu đồng nhờ xuất bán hơn chục tấn cá/năm. Ngoài nuôi cá, anh Tá còn nuôi bò sinh sản theo phương thức chăn thả tự nhiên. Nhận thấy nuôi bò không vất vả, ít rủi ro, cho thu nhập khá, anh Tá muốn mở rộng quy mô nuôi bò nhưng gặp khó khăn về vốn.
Từ nguồn vốn vay Ngân hàng CSXH, gia đình anh Đinh Văn Tá (ngoài cùng bên trái) có điều kiện đầu tư nuôi bò. Ảnh: Thu Hà
Anh Tá tâm sự: “Vợ chồng tôi tay trắng gây dựng trang trại nên rất vất vả. Để có vốn đầu tư trang trại, tôi cứ tích cóp lời lãi lứa cá này lại để đầu tư, mở rộng quy mô nuôi lứa sau. Vì thế, mang tiếng làm trang trại lãi cả trăm triệu đồng nhưng gia đình vẫn rất “khát” vốn. May mắn, được Hội ND cho tín chấp, gia đình tôi được Ngân hàng CSXH cho vay 100 triệu đồng chương trình vốn vay giải quyết việc làm nên rất phấn khởi. Có tiền, tôi đi mua 3 con bò lai về nuôi”.
Để tránh rủi ro, thất thoát đàn, anh Tá đã tham gia đầy đủ các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi và chăm sóc bò sinh sản do các cấp Hội ND tổ chức. Anh thực hiện nghiêm khâu tiêm phòng dịch bệnh, đặc biệt là bệnh lở mồm long móng cho đàn bò. Với đà thuận lợi, anh Tá tin tưởng gia đình mình sẽ trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, gia đình anh Tá còn được Ngân hàng CSXH cho vay 12 triệu đồng chương trình nước sạch vệ sinh môi trường.
Tương tự anh Tá, thông qua “kênh” Hội ND, bà Đinh Thị Tầm (ở xã Gia Lâm, huyện Nho Quan) cũng được Ngân hàng CSXH cho vay 30 triệu đồng chương trình hộ nghèo. Khởi đầu với 1 con bò và 1 con lợn nái, dồn tích thu nhập qua bán lợn và bê đã giúp bà có thêm thu nhập. Đến cuối năm 2018 bà Tầm đã thoát nghèo, trả nợ đúng hạn cho ngân hàng và tích lũy cho mình đôi bò. Vừa qua, bà Tầm tiếp tục được Ngân hàng CSXH và Hội ND tạo điều kiện cho vay 50 triệu đồng chương trình hộ thoát nghèo. Bà Tầm phấn khởi cho biết: Lần vay vốn này bà quyết tâm mua thêm 2 con bò sinh sản. Nếu thuận lợi, mỗi năm bà sẽ có 4 con bê, bán đi mỗi năm cũng được 50 – 60 triệu đồng.
Video đang HOT
Ủy thác vốn vay hiệu quả
Hội ND huyện Yên Mô là 1 trong những đơn vị Hội cơ sở quản lý hiệu quả vốn vay ủy thác Ngân hàng CSXH. Ông Phạm Văn Toan – Chủ tịch Hội ND huyện Yên Mô cho biết: Hội ND huyện có 17 cơ sở Hội ở 17 đơn vị xã, thị trấn với 231 chi hội, trên 18.000 hội viên. Nhằm hỗ trợ hội viên có vốn đầu tư phát triển kinh tế, những năm qua, Hội ND huyện đã chú trọng làm tốt công tác ủy thác cho vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH.
“Đến nay, công tác nhận ủy thác cho vay trở thành hoạt động thường xuyên được các cấp Hội quan tâm chỉ đạo triển khai đến các đối tượng trên địa bàn huyện. Nhờ đó, những năm qua đã giúp trên 5.000 hộ thoát nghèo, tạo việc làm mới cho gần 7.000 lao động, trên 3.200 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề không phải bỏ học vì thiếu tiền đi học”- .
Theo báo cáo Hội ND tỉnh Ninh Bình, tính đến nay, tỉnh Ninh Bình có 143/143 cơ sở Hội nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH với tổng dư nợ hơn 657 tỷ đồng. Tổng số tổ TKVV do Hội quản lý là 734 tổ với 22.000 thành viên tham gia. 100% thành viên tổ TKVV tham gia gửi tiền gửi tiết kiệm bình quân 10.000 – 20.000 đồng/tổ viên/tháng.
Cac cấp Hôi đã phối hơp tốt vơi Ngân hàng CSXH triển khai có hiệu quả việc xây dựng mạng lưới điểm giao dịch lưu động tại các xã, phường nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ TKVV. Điển hình như Hội ND huyện Yên Mô co 99 tổ TKVV với 2.731 hô con dư nơ vơi tổng số vốn vay trên 92 tỷ đồng; Hội ND huyện Kim Sơn co 122 tổ với 3.743 hô con dư nơ vơi tổng số vốn vay trên 135 tỷ đồng.
Để tăng cường nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách, 8/8 huyện, thành Hội phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho can bô Hôi câp huyên đươc phân công theo doi công tác ủy thác, can bô Hôi cấp xa, Tổ trưởng tổ TKVV, cán bộ Ban quan ly tổ.
Thu Hà
Hỗ trợ hộ nghèo, lao động khó khăn vượt qua dịch Covid-19
Là đơn vị đi đầu trong công tác tín dụng chính sách cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã triển khai nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn và an sinh xã hội... trong tình hình dịch bệnh.
Đảm bảo đủ vốn cho người nghèo
Có thể nói, đối tượng ảnh hưởng lớn nhất bởi dịch Covid-19 chính là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Hàng hóa sản xuất không tiêu thụ được ứ trệ, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay vốn.
Ngân hàng CSXH thực hiện giải ngân cho người nghèo tại 1 điểm giao dịch cấp xã. Ảnh: Việt Hải
Hàng hóa nông sản, thủy sản mất giá, thông quan hàng hóa ngưng trệ gây thiệt hại cho nông dân trồng ầu riêng ở Gia Lai, Đăk Lăk, Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long...; thanh long ở Bình Thuận, Long An, Tiền Giang...; dưa hấu của Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum...
Chính vì vậy, vấn đề mà Ngân hàng CSXH chú trọng nhất thời gian này là thực hiện song song hai nhiệm vụ chống dịch và tăng cường hỗ trợ sản xuất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Khảo sát tại Quảng Trị cho thấy để đảm bảo an ninh lương thực bà con nông dân trên địa bàn cũng đã khắc phục khó khăn tăng gia sản xuất cung cấp cho thị trường những mặt hàng thiết yếu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh, hiện nay trên thị trường, giá rau, củ đang giảm mạnh. Có những mặt hàng giảm đến trên 50%, nguyên nhân chính do thời điểm dịch, thị trường thu hoạch bị thu hẹp, các nhà hàng, quán xá vắng khách; nhu cầu tiêu dùng ít hơn rất nhiều so với ngày thường...
Dù đối mặt với nhiều khó khăn nhưng người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn đang nỗ lực để gia tăng sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường và không để dịch bệnh ảnh hưởng quá lớn đến sự phát triển kinh tế. Đồng hành với bà con nông dân, Ngân hàng CSXH đã tích cực giải ngân hỗ trợ kịp thời vốn cho quá trình sản xuất.
Tính đến nay, Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị đã cho vay trên 3.500 tỷ đồng hỗ trợ người dân trên địa bàn duy trì và mở rộng sản xuất, nhất là đối với quá trình sản xuất các mặt hàng nhu yếu phẩm phục vụ đời sống cho người dân. Bên cạnh đó, Ngân hàng CSXH tỉnh cũng đã thực hiện cơ chế xoay vòng vốn linh hoạt hơn để hỗ trợ người dân trong quá trình trả lãi, trả nợ.
Tính trên diện rộng toàn quốc, hiện Ngân hàng CSXH đang quản lý trên 20 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ đạt 211.006 tỷ đồng (tăng so với năm 2019 là 4.201 tỷ đồng). Riêng 3 tháng đầu năm 2020, tổng doanh số cho vay đạt 18.723 tỷ đồng, với số khách hàng còn dư nợ là trên 6,5 triệu khách hàng.
Nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn
Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Nguyễn Đức Hải cho biết: Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực toàn diện đến đời sống xã hội, trong đó có một số bộ phận lớn khách hàng vay vốn Ngân hàng CSXH là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH, trong thời gian qua, Ngân hàng CSXH đã chỉ đạo các chi nhánh tỉnh, thành phố liên tục nắm bắt tình hình dịch bệnh, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác để rà soát, đánh giá mức độ thiệt hại đến các khách hàng vay vốn để thực hiện các biện pháp như gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, cho vay bổ sung để khôi phục sản xuất, hướng dẫn các khách hàng bị rủi ro do dịch đủ điều kiện xử lý và đề nghị xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan theo quy định.
Tính đến 30/3/2020, Ngân hàng CSXH đã gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ cho 40.034 khách hàng với dư nợ được điều chỉnh kỳ hạn và gia hạn nợ là 1.394 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Ngân hàng CSXH cũng đã tập trung nguồn vốn để cho vay giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống với số tiền là 11.973 tỷ đồng cho 275.415 khách hàng vay vốn.
Các đơn vị Ngân hàng CSXH từ T.Ư đến địa phương chủ động xây dựng phương án ứng phó với ảnh hưởng của dịch Covid-19, đảm bảo duy trì hoạt động, chỉ đạo thông suốt, thường xuyên, liên tục, đáp ứng tính cấp thiết trong hoạt động phòng, chống dịch; hạn chế tối đa ảnh hưởng của dịch.
Ngân hàng CSXH đã chủ động báo cáo Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH để trình Thủ tướng Chính phủ về phương án giảm lãi vay cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nếu phương án được thông qua, từ 1/4/2020 đến hết năm 2020 hộ nghèo và các chương trình có lãi suất bằng hộ nghèo hoặc tham chiếu theo mức lãi suất cho vay hộ nghèo sẽ được giảm lãi vay 15% và các đối tượng chính sách ở các chương trình khác được giảm 10%.
Việt Hải - Trang Tung
Nông dân Hà Tĩnh góp gạo, rau, thịt, trứng...tặng khu cách ly tập trung Hàng tấn lương thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu như gạo, rau xanh, trứng được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh quyên góp, tặng các khu cách ly tập trung trong bối cảnh cả nước chống dịch Covid-19 nnư chống giặc. Thời gian qua, đã có hàng nghìn công dân Hà Tĩnh trở về từ các nước....