Thêm tuyến trải nghiệm trong vùng Công viên địa chất Toàn cầu Non nước Cao Bằng
Nhằm góp phần phát triển thêm nhiều sản phẩm du lịch theo hướng bền vững, tăng tính hấp dẫn cho Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, tỉnh dự kiến mở thêm tuyến trải nghiệm thứ 4 trong vùng công viên địa chất Toàn cầu này vào năm 2023.
Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng đã đưa vào khai thác du lịch 3 tuyến trải nghiệm là: tuyến phía Đông trải nghiệm văn hóa bản địa “Xứ sở thần tiên” (huyện Quảng Hòa, Trùng Khánh); tuyến phía Bắc “Hành trình về nguồn cội” (huyện Hòa An, Hà Quảng); tuyến phía Tây “Khám phá Phja Oắc – Vùng úi của những đổi thay” (huyện Nguyên Bình).
Nhóm chuyên gia mạng lưới Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO khảo sát tuyến trải nghiệm thứ 4 trong vùng CVĐC Non nước Cao Bằng. (Ảnh: Báo Cao Bằng)
Tuyến trải nghiệm thứ 4 sẽ kết nối các điểm du lịch của thành phố Cao Bằng (gồm: Trung tâm thông tin Công viên địa chất, nhà lưu niệm đồng chí Hoàng Đình Giong, hồ hóa thạch phường Sông Hiến, mỏ sắt gabro Chu Trinh) với các điểm du lịch của huyện Thạch An (gồm: Núi lửa dưới Đại dương cổ – Bazan cầu gối đèo Khau Khoang xã Thái Cường; rừng cây di sản xã Vân Trình; cơ sở thạch đen truyền thống xã Lê Lai; Di tích đồn Đông Khê, đỉnh núi Báo Đông, Đại dương cổ Bản Né xã Thụy Hùng; cơ sở sản xuất tinh dầu Cao Bằng xã Lê Lợi; địa điểm vùng nguyên liệu phát triển nông thôn miền núi với cây lê, cây dược liệu và cây ăn quả ở xã Thụy Hùng) và huyện Phục Hòa (gồm: làng sản xuất đường mía Bó Tờ, thị trấn Hòa Thuận, chùa Trúc Lâm Tà Lùng, Điểm hữu nghị Việt – Trung).
Để mở rộng tuyến trải nghiệm thứ 4, tại các điểm di sản, Cao Bằng sẽ tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, khai thác di sản, các vị trí xây dựng hệ thống biển bảng thuyết minh, quảng bá, chỉ dẫn. Các nội dung thông tin trên hệ thống bảng thuyết minh sẽ được thiết kế hấp dẫn, tạo sự khác biệt và đáp ứng các tiêu chí của UNESCO.
Tuyến trải nghiệm thứ 4 có di sản địa chất phong phú với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có những làng nghề, bản làng của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với nhiều sản phẩm hấp dẫn như: thạch đen, lạp sườn, chanh leo, vườn lê, bí thơm… mang giá trị nhân văn, đa dạng sinh học cao. Sự đan xen đó sẽ đem đến cho du khách cảm giác thú vị, bình yên, khám phá nhiều điều kỳ diệu về thiên nhiên, con người, sản vật nơi đây.
Việc mở rộng tuyến trải nghiệm thứ 4 trong vùng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng sẽ bổ sung thêm nhiều giá trị về địa mạo, các loại hình di sản địa chất, văn hóa, phát triển các điểm di sản, làm tăng lên tiềm lực Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, góp phần phát triển thêm nhiều sản phẩm du lịch Cao Bằng theo hướng bền vững.
Video đang HOT
Lưu luyến vẻ đẹp non nước Cao Bằng
Cao Bằng được thiên nhiên ưu ái cho vẻ đẹp hoang sơ, kì vĩ. Những địa điểm dưới đây sẽ khiến du khách không thôi lưu luyến cảnh sắc của vùng núi Đông Bắc này.
Cao Bằng mang vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ khiến du khách lưu luyến. Ảnh: Du lịch Cao Bằng.
1. Sông Quây Sơn - Thác Bản Giốc
Sông Quây Sơn bắt nguồn từ Trung Quốc, nước sông sạch và xanh biếc, uốn lượn, chảy dài len lỏi vào sắc xanh của núi rừng.
Du khách có thể cắm trại bên sông Quây Sơn. Ảnh: Du lịch Cao Bằng.
Nằm trên dòng chảy sông Quây Sơn, thác Bản Giốc nhiều lần được bình chọn là thác nước đẹp nhất Việt Nam, thác nước lớn nhất Đông Nam Á,... trở thành một điểm đến không thể bỏ qua khi đến Cao Bằng.
Thác Bản Giốc kì vĩ nhìn từ trên cao. Ảnh: Du lịch Cao Bằng.
Đến đây, bạn có thể trải nghiệm đi thuyền, chèo xuồng trên sông Quây Sơn, ngắm cảnh đôi bờ, cảm nhận làn nước mát lạnh khi tới gần thác.
Du khách có thể đi thuyền đến gần thác. Ảnh: Du lịch Cao Bằng.
2. Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó
Đây là một địa điểm không thể bỏ qua khi đến Cao Bằng. Tới Pác Bó, du khách không chỉ tận hưởng được không khí trong lành dưới tán cây rừng, làn nước suối Lê Nin mát lạnh, mà còn được ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc, về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Núi Các Mác trong Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó. Ảnh: Fanpage Non nước Cao Bằng.
Suối Lê Nin trong xanh, mát mẻ. Ảnh: Fanpage Non nước Cao Bằng.
3. Núi Mắt Thần
Khung cảnh tràn ngập sắc xanh ở Núi Mắt Thần. Ảnh: Du lịch Cao Bằng.
Núi Mắt Thần thường được người dân gọi là núi Thủng bởi trên đỉnh núi có một hang thủng xuyên núi. Quanh núi là đồng cỏ rộng xanh mượt và núi cao trùng điệp, đẹp như một bức tranh, chỉ cần giơ máy lên, bạn sẽ có những tấm ảnh ưng ý nhất. Bạn có thể rủ bạn bè tới đây cắm trại, tận hưởng cảm giác yên bình nơi núi non nguyên sơ.
Bãi cỏ ở núi Mắt Thần là địa điểm lý tưởng để cắm trại. Ảnh: Fanpage Non nước Cao Bằng.
4. Hồ Thang Hen
Cách núi Mắt Thần khoảng 2km, hồ Thang Hen nhìn từ trên cao như đuôi con ong khổng lồ, cái tên Thang Hen cũng bắt nguồn từ đấy. Còn gọi là "hồ trên núi", điểm gây ấn tượng nhất của Hồ Thang Hen là nước hồ trong xanh quanh năm, cho dù có vào mùa lũ, khi các hồ khác chuyển đỏ. Đến đây, bạn không chỉ được ngắm cảnh sắc sơn thủy hữu tình, đi thuyền trên hồ mà còn được thưởng thức ẩm thực của người dân bản địa trong những nếp nhà sàn gần đó.
Hồ Thang Hen xanh ngọc đẹp nên thơ. Ảnh: Fanpage Non nước Cao Bằng.
Đây cũng là nơi được nhiều bạn trẻ lựa chọn cắm trại. Ảnh: Du lịch Cao Bằng.
Đến với miền non nước Cao Bằng, du khách còn có thể tận hưởng không khí yên bình vùng sơn cước ở hồ Bản Viết, đèo Mã Phục, rừng trúc Nguyên Bình,... hay thậm chí chỉ là một con suối nhỏ trên đường đi thôi cũng có thể khiến bạn nao lòng. Giữa không gian mênh mông của núi rừng, nghe tiếng nước chảy, chim ca, thưởng thức ẩm thực địa phương cùng chén rượu ấm, nghe câu hát Then, chắc chắn đó sẽ là những trải nghiệm thú vị bạn nên có trong đời.
Phát triển Công viên địa chất: Hướng đi mới của du lịch xứ Lạng Công viên địa chất Lạng Sơn với tổng diện tích gần 3.900km2 thuộc phạm vi hành chính của các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng và Hữu Lũng. Đây là khu vực có nhiều dân tộc cùng sinh sống với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, thuận lợi cho phát triển du...