Thêm trường hợp mắc virus corona khỏi bệnh nhờ thuốc ‘cocktail’
Đang có những dấu hiệu cho thấy cách kết hợp nhiều loại thuốc dùng cho những bệnh khác có thể hiệu quả trong điều trị cho bệnh nhân nCoV, sau khi một số bệnh viện ở Bangkok, Thái Lan và tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, báo cáo những ca khỏi bệnh nhờ phương pháp điều trị này.
Cách kết hợp thuốc chống cúm Oseltamivir với thuốc kháng HIV Lopinavir và Ritonavir đã được sử dụng cho 3 bệnh nhân có triệu chứng nặng, báo chí Thái Lan dẫn lời giám đốc bệnh viện Rajavithi ở Bangkok cho biết. Một trong số bệnh nhân là người phụ nữ 71 tuổi đã có dấu hiệu hồi phục sau khi được uống hỗn hợp thuốc này.
Tương tự tại Chiết Giang, 3 bệnh nhân được chẩn đoán mắc nCoV đã hồi phục sau khi được uống 2 loại thuốc Lopinavir và Ritonavir, thông tin từ hãng dược Ascletis Pharma công bố dựa trên ý kiến của Ủy ban Y tế Hồ Nam.
Ascletis nói rằng họ đã nhận được đơn đặt hàng từ một số tổ chức y tế và nhà nghiên cứu y học để sử dụng thuốc kháng virus ASC09 kết hợp với Ritonavir trong điều trị thử nghiệm cho một số bệnh nhân nCoV.
nCoV đột biến khi lây trong gia đình?
Video đang HOT
Trong khi đó, các nhà khoa học Trung Quốc nói rằng, họ vừa phát hiện những đột biến “nổi bật” của virus corona mới, xảy ra trong quá trình lây truyền giữa các thành viên trong gia đình.
Nghiên cứu một chùm ca nhiễm bệnh trong 1 gia đình ở tỉnh Quảng Đông, các nhà khoa học nói rằng gien của virus này thay đổi đáng kể khi lây lan trong gia đình này.
Các loại virus luôn thay đổi, nhưng hầu hết thay đổi xảy ra thầm lặng, gây ít tác động lên cách hoạt động của virus. Nhưng những thay đổi khác, gọi là biến thể không đồng dạng, có thể thay đổi đặc điểm sinh học và cho phép chúng thích nghi với nhiều môi trường khác nhau.
Hai thay đổi không đồng dạng đã diễn ra trong số virus cô lập được từ gia đình được nghiên cứu, GS Gui Jie và các đồng nghiệp tại Viện Pasteur Thượng Hải, nói.
Kết quả này cho thấy “sự tiến hóa của virus đã xảy ra trong quá trình lây từ người sang người”, nhóm nghiên cứu viết trong bài đăng trên tạp chí National Science Review hôm 29/1.
Vẫn chưa rõ những biến thể đó có tác động như thế nào đối với các bệnh nhân. Ông Qiu Haibo, một thành viên Ban Chuyên gia quốc gia (Trung Quốc) để tư vấn cho chính phủ trong cuộc chiến chống virus corona, nói hôm 2/2 rằng, cho đến nay chưa thấy bằng chứng cho thấy các biến thể có thể khiến bệnh nhân tái nhiễm.
Nhưng trên lý thuyết, các biến thể có thể khiến bệnh nhân tái mắc sau khi đã được chữa khỏi và qua mặt những phương pháp phát hiện hiện có.
Theo Tiền phong
Mẹ túc trực ở bệnh viện chống dịch viêm phổi Vũ Hán, con trai ở nhà viết nhật ký: "Mẹ ơi, mẹ có nhớ con không?"
Dòng tự sự của cậu bé khiến ai cũng cảm động trong giai đoạn bệnh dịch viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành.
Tờ Chinanews đưa tin, vào ngày 3/2 vừa qua, nhật ký của cậu bé học lớp 4 nói về mẹ là bác sĩ tiền tuyến trong chiến dịch chống dịch viêm phổi Vũ Hán đã được chia sẻ khiến nhiều người cảm động. Cậu bé viết: "Mặc dù mẹ đang mặc chiếc áo choàng bảo hộ, đội mũ trên đầu, đeo khẩu trang và kính râm, nhưng con vẫn nhận ra mẹ trong nháy mắt".
Trịnh Trạch Việt, một cậu bé học sinh lớp 4 sống ở Lạc Thanh, Chiết Giang đã ghi những điều muốn nói với mẹ trong nhật ký của mình. "Con thật sự tự hào về mẹ, tự hào vì có một người mẹ dũng cảm như thế. Con mong mẹ khỏe mạnh, sớm trở về nhà, không bị nhiễm bệnh", cậu bé Trịnh trải lòng.
Cậu bé lớp 4 Trịnh Trạch Việt ở Lạc Thanh, Chiết Giang, Trung Quốc.
Mẹ của Trịnh Trạch Việt là bác sĩ tên Diệp Hoa, hiện đang công tác tại Khoa Hồi sức cấp cứu và Chăm sóc sức khỏe của Bệnh viện Nhân dân thành phố Lạc Thanh. Vào trước Tết Nguyên Đán, khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát, cô Diệp Hoa đã chia tay gia đình, cùng đồng nghiệp trực tiếp bước ra tiền tuyến chống dịch.
Không thể gặp được mẹ, cậu bé đã hỏi rất nhiều câu hỏi trong nhật ký của mình: "Mẹ ơi, mỗi ngày phải làm việc với bệnh nhân bị cách ly, mẹ có mệt không? Mẹ không sợ bị nhiễm bệnh, không sợ đúng không? Mỗi ngày mẹ ở bệnh viện làm việc, mẹ có nhớ con không? Khi nào mẹ có thể về nhà được ạ?".
Nhật ký Trịnh Trạch Việt là dòng tâm sự muốn gửi gắm đến mẹ.
Trong cuộc gọi điện thoại đầu tiên cho mẹ khi hai mẹ con chia tay, Trịnh Trạch Việt đã nhìn thấy được hình ảnh mẹ dựa vào tường và nói chuyện với cậu bé trong sự mệt mỏi. "Mẹ ơi, mẹ phải nhớ chăm sóc bản thân mình nhé! Mẹ biết không? Thật ra lúc nói chuyện với mẹ, con muốn khóc lắm, rất muốn, nhưng con sợ mẹ bị kích động, con biết rằng con mà khóc thế nào mẹ cũng sẽ lo lắng", cậu bé viết trong nhật ký.
Cuối nhật ký, Trịnh Trạch Việt đã viết ra những gì muốn nói với mẹ: "Mẹ ơi, mẹ yên tâm nhé, con đã làm bài tập về nhà mùa đông một cách nghiêm túc. Con rất nghe lời bà và giúp bà chăm sóc Tiểu Bảo. Mọi người ở nhà đều ổn cả mẹ. Virus ở xa nhà mình lắm, mẹ không phải lo lắng gì cả mẹ nhé!".
Nguồn: Chinanews/VTC
Băng đảng sinh viên đâm chém, nổ súng, bạo lực giữa đường phố Thái Lan Bạo lực là vấn nạn phổ biến ở các trường dạy nghề Thái Lan. Tại đây, các băng đảng sinh viên tự trang bị súng, dao, rựa, thậm chí lựu đạn tự chế để tấn công nhau giữa ban ngày. Zing.vn trích dịch bài viết trên South China Morning Post nói về nạn bạo lực học đường tại xứ chùa Vàng xuất phát...