Thêm trẻ tử vong sau tiêm vaccine “5 trong 1″
Cháu bé 4 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm vaccine (Ảnh minh họa)
Sau tiêm vaccine “5 trong 1″, thấy cháu bị sốt, gia đình cho uống thuốc hạ sốt nhưng đến sáng sớm hôm sau thì cháu đã tử vong.
Ngày 17/3, ngành chức năng thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, cho biết đang điều tra, làm rõ nguyên nhân tử vong của cháu trai Đ.Ng.Ng.V.A. (4 tháng tuổi) ở Tùng Lâm, phường 7, thành phố Đà Lạt.
Trước đó, vào ngày 15/3, cháu V.A. được đưa đi tiêm vaccine “5 trong 1″ tại Trạm y tế phường 7, thành phố Đà Lạt. Sau khi tiêm, thấy cháu bị sốt, gia đình cho uống thuốc paracetamol hạ sốt. Đến sáng sớm 16/3, chị H. (mẹ cháu V.A) đánh thức con dậy cho bú thì phát hiện V.A. đã tử vong.
Đây là trường hợp thứ 2 tử vong sau tiêm vaccine “5 trong 1″ tại Đà Lạt chỉ trong vòng 4 tháng qua. Vào ngày 16/11/2012, cháu N.Đ.T.Ph. (3 tháng tuổi) ở phường 9, thành phố Đà Lạt cũng bị tử vong sau khi tiêm vaccine “5 trong 1″. Ngành chức năng kết luận cháu Ph. tử vong do sốc phản vệ sau tiêm vaccine và chưa loại trừ sốc nhiễm trùng.
Theo 24h
Video đang HOT
HN: Bé 3 tháng tuổi tử vong sau tiêm vắc-xin
Ngày 5/1, cháu Nguyên Thanh Long, 3 tháng tuôi (Yên Khê, Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nôi) vừa tử vong do tiêm vắc - xin "5 trong 1" Quinvaxem.
Tại nhà chị Vũ Hoa Linh (mẹ cháu Nguyên Thanh Long) cho biết, chiêu 3/1, loa truyền thanh xã thông báo sáng 5/1 các gia đình cho các cháu dưới 1 tuôi đến trạm xá xã tiêm phòng.
Sáng 4/1, gia đình đưa bé Long đên trạm xá. Tiêm xong, cán bộ trạm xá xã bảo: Sau khi tiêm, các cháu sẽ bị sốt nhẹ, nên cha mẹ không phải lo lắng. Gia đình cũng đê cháu ở lại trạm xá theo dõi 30 phút.
Chị Vũ Hoa Linh (mẹ cháu Nguyên Thanh Long)
Đên 14h30 cùng ngày cháu Long bị sốt nhẹ nhưng vân ăn uông bình thường. Tuy nhiên, 4h30 ngày 5/1, bé khóc, bỏ bú, da tái xanh, người lịm đi. Lâp tức gia đình đưa cháu đi câp cứu tại Bênh viên Đa Khoa Đức Giang (Hà Nôi) nhưng cháu đã tử vong ngay sau đó.
Chị Linh nói trong nấc nghẹn: "Cháu từ khi sinh ra chưa bao giờ ốm đau, da dẻ hồng hào, ăn khỏe, chơi ngoan, vậy mà sau khi tiêm phòng ở trạm xá xong, cháu đã bỏ ông, bỏ bà, bỏ bố, mẹ bỏ anh cháu ra đi".
Khi được hỏi "Khi đưa cháu lên trạm xá, ai trực tiếp tiêm cho cháu?", chị Linh nói: "Chú Ngoạn, y sĩ trạm y tê xã tiêm".
Trao đôi với phóng viên, ông Nguyên Hữu Ngoạn, y sĩ trạm y tê xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nôi, người trực tiêp tiêm cho cháu Long xác nhận, hôm 4/1, trạm xá có 3 bàn tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuôi. Sau khi tiêm xong ông cũng dặn các phụ huynh ở lại trạm theo dõi 30 phút. Ông khẳng định mình làm đúng chu trình như: Khám, phân loại, tiêm.
Ông Ngoạn tin là cháu bé tử vong không phải do kỹ thuât tiêm
"Tôi làm y tá đã hơn 20 năm nay, có chứng nhân qua các khóa học, tiêm hàng trăm lân cho người lớn và trẻ em nhưng chưa xảy ra chuyên gì. Vì thê đây không phải là do kỹ thuât tiêm", ông Ngoạn nói.
Theo ông Nguyên Trọng Oanh, Trạm trưởng Trạm y tê Xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nôi, hôm 4/1, cả xã có 121 cháu tiêm phòng mũi tông hợp 5 trong 1 có tên Quinvaxem (phòng 5 bệnh gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/ viêm màng não mủ do HIB). "Hiên tại, sau đợt tiêm, cả xã có 1 cháu tử vong, nhưng chưa thê khẳng định nguyên nhân cháu Long tử vong là do tiêm hay thuôc", ông Oanh nói.
Cũng theo ông Oanh, cho đến hôm nay, ngoài trường hợp của cháu Long, Trạm y tế xã không nhận được thông tin nào về các trường hợp khác có biểu hiện sức khỏe bất thường.
Vắc- xin Quinvaxem, Trạm Y tê xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nôi dùng tiêm cho cháu Long
Trước đó, chỉ trong 3 ngày (7-10/12) liên tiếp 3 bé 3 tháng tuổi tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An cũng tử vong sau khi được tiêm vắc- xin Quinvaxem mũi 1 và uống vắc xin bại liệt lần 1 tại trạm y tế xã.
Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội (TTYTDP) cho biêt, cùng tiêm chủng với cháu Long tại Trạm y tế xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nôi còn có 121 cháu khác. Cho đến nay sức khoẻ của tất cả các bé này vẫn bình thường.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện, thành phố cũng chưa có báo cáo về trường hợp nào khác gặp phản ứng sau tiêm từ hôm 4/1.
Theo 24h
Phòng ngừa bệnh nhiễm não mô cầu ở trẻ em Vi khuẩn gây bệnh rất nguy hiểm cho trẻ nên các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điểm mà chúng tôi đề cập dưới đây để có biện pháp phòng ngừa. Tuổi nào dễ mắc bệnh? Hai nhóm tuổi dễ mắc bệnh: Nhiễm não mô cầu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hai nhóm tuổi thường dễ bị...