Thèm thuồng trước các món ngon ở xứ bánh mì kebab
Bên cạnh bánh mì doner kebab đã quá lừng danh, du khách đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ còn có thể thưởng thức bánh mì simit hay pudding keskul…
Không phải một món mà nhiều món hay nói chính xác hơn, mezzé là một phần ăn, được dân bản xứ thường sử dụng cho phần khai vị của mỗi bữa ăn. Mezzé bao gồm nhiều thành phần khác nhau như sữa chua, phô mai trắng, ớt…
Ảnh: flickr.
Bánh mì simit là món ăn khá phổ biến tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là loại bánh được làm từ bột mì có dạng vòng tròn. Điểm đặc biệt của loại bánh này nằm ở lớp vừng bùi ngậy trên bề mặt vàng giòn. Thông thường bánh được ăn vào buổi sáng với trà, cà phê hay sữa chua.
Ảnh: flickr.
Nếu như bánh pudding thông thường chỉ được làm từ đường, trứng, sữa… thì với keskul, bên cạnh những nguyên liệu ấy còn có bột ngũ cốc và quả hạnh. Chính điều này đã làm nên hương vị độc đáo và cuốn hút thực khách.
Ảnh: gastrologica.
Với màu sắc đẹp mắt, kẹo lokum là món ăn được rất nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ yêu thích. Đây là món ăn làm từ đường, bột mì, chanh, nước hoa hồng, quế và bạc hà. Nhờ thế mà kẹo có hương thơm ngọt ngào. Du khách mua tour du lịch tới đây thường được tặng một gói kẹo lokum như lời chào gặp mặt từ người bản xứ.
Ảnh: cennetharemilokum.
Video đang HOT
Chỉ cần một chút bơ lạc, nước, muối, bột mì, dầu hạt hướng dương và trứng là người thợ có thể làm ra món bánh tulumba độc đáo. Loại bánh này có màu vàng đậm khá hấp dẫn và được ăn cùng siro, một loại nước uống phổ quát ở đây.
Ảnh: mygreekdish.
Không chỉ là món ăn yêu thích của người dân địa phương, bánh baklava còn vượt khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và lan tỏa tới rất nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là loại bánh làm từ quả óc chó, quả hồ trăn và không thể thiếu vị ngọt của nước siro đặc thù.
Ảnh: outofoven.
Trong số các món ăn độc đáo của Thổ Nhĩ Kỳ thì bánh revani là loại bánh đặc biệt nhất khi revani chính là cái tên của một nhà thơ sống vào thế kỷ 16. Nguyên liệu làm bánh revani là bột hòn (loại bột làm bánh pudding của phương Tây), trứng, đường và bột mì. Sau khi chế biến, người làm không quên phối hợp thêm một loại siro đặc trưng được làm từ đường kính, nước và chanh.
Ảnh: bs.
Sở dĩ món đồ uống có phần thân thuộc này trở nên nức tiếng trên đất Thổ Nhĩ Kỳ là vì chúng được pha theo công thức đặc biệt. Cà phê ở đây không được pha cùng nước sôi mà ủ trong bếp lò ở nhiệt độ thấp. Chính vì vậy mỗi tách cà phê trk kahvesi thường có một lớp cặn ở dưới và không có sự rõ ràng về mùi vị.
Ảnh: flickr.
Súp đậu tây là một trong số những món chính tại các bữa ăn hàng hàng ngày ở xứ bánh mì kebab. Món ăn này được chế biến từ đậu tây, cà chua, hành tây và kem béo.
Ảnh: flickr.
Theo Internet
Khám phá ẩm thực Nhật qua bát mì ramen
Bên cạnh sushi, mì ramen là một món mì nổi tiếng của Nhật Bản được nhiều người ưa thích. Mỗi nơi tại xứ sở hoa anh đào, Ramen mang hương vị khác nhau tạo cho thực khách những ấn tượng khó phai khi thưởng thức.
Thành phố Sapporo nằm ở phía bắc tỉnh Hokkaido là quê hương của mì miso ramen. Món ăn đặc biệt này là thành quả khi kết hợp mì cùng với canh miso.
RamenYokocho là một con phố lừng danh ở Sapporo vì có rất nhiều cửa hiệu bán mì ramen và cũng là nơi sinh ra món mì ngon trứ danh này.
Không phải tất cả các món ramen ở Hokkaido đều có canh miso. Mì đặc thù nhất ở thành phố Asahikawa là shoyu. Một bát shoyu có nước súp nấu từ thịt heo, xương gà và nước hầm từ hải sản.
Shio là món mì ramen nổi danh của thành phố Hakodate, tỉnh Hokkaido. Bát mì shio có nước hầm xương heo được nấu với lửa nhỏ sau đó nêm vừa đủ gia vị.
Món mì ramen được làm ra từ năm 1965 ở thành phố Muroran, tỉnh Hokkaido, nhưng không được nhiều thực khách ưa thích như vài năm gần đây.
Tại khu Hakata, thành phố Fukuoka, tỉnh Fukuoka, yatai (các xe bán đồ ăn di động) xuất hiện hàng ngày dọc các con sông ở quận Tenjin. Những người bán hàng ở đây cốt yếu phục vụ tonkotsu, một món ramen truyền thống.
Mì tonkotsu ở khu Hakata, tỉnh Fukuoka, đảo Kyushu, có nước hầm từ xương heo nấu sôi trong vài ngày. Ở Nhật Bản người dân phục vụ mì ramen từ chiều muộn cho tới sáng hôm sau là điều bình thường.
Mì ramen ở tỉnh Kumamoto, đảo Kyushu, có chung nguồn gốc với tonkotsu của khu Hakata. Người Kumamoto đã sáng tạo thêm bằng cách cho thêm nước hầm gà vào súp cùng với một chút tỏi vào ramen.
Ở Kumamoto người ta thường ăn mì ramen với tỏi được chế biến thành dạng dầu gọi là mayu. Người ăn có thể cho thêm nếu cần thiết vì dầu được làm và để sẵn trong lọ đặt trên bàn ăn.
Mì ramen ở Tokyo lại được sáng tạo theo một cách khác bởi Harukiya, đây là quán mì nổi danh, luôn có khách đến ăn xếp hàng dài vào mỗi cuối tuần.
Theo Internet
Những quán mực và bạch tuộc nướng ăn là ghiền ở TP.HCM Luôn là điểm đến của nhiều tín đồ ẩm thực, những quán mực và bạch tuộc nướng dưới đây sẽ giúp bạn thỏa sức thưởng thức mà không lo về chất lượng và giá cả. Ốc Oanh: Nằm trên đường Vĩnh Khánh, quán được đánh giá cao trên các trang ẩm thực về chất lượng. Ngoài các món ốc, mực và bạch tuộc...