Thêm thông tin Trung Quốc có thể lập ADIZ tại Biển Đông
Sau khi Trung Quốc đơn phương thiết lập Vùng nhận dạng phòng không ( ADIZ) trên biển Hoa Đông khiến cộng đồng quốc tế dậy sóng, Bắc Kinh chuẩn bị làm điều tương tự tại Biển Đông và Hoàng Hải.
Thông tin trên được hãng tin CNA của Đài Loan dẫn nguồn tin Tuần san châu Á xuất bản tại Hồng Kông cho biết.
Theo đó, nguồn tin giấu tên từ Quân ủy Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc nói rằng, Tập Cận Bình đã quyết định phê duyệt phương án áp đặt ADIZ ở Hoa Đông trong phiên họp Quân ủy từ tháng 8, đồng thời sắp tới Trung Quốc sẽ tiếp tục đơn phương áp đặt cái gọi là khu nhận diện phòng không ở Biển Đông và Hoàng Hải.
Theo Tuần san châu Á, việc áp đặt ADIZ là một bước thay đổi trọng tâm của Bắc Kinh, cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản về chiến lược đã trở nên quan trọng hơn một cuộc tranh giành tài nguyên với phạm vi từ nhóm đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát đến eo biển Miyako, một cửa ngõ tiến ra Tây Thái Bình Dương.
Trung Quốc vừa đơn phương thiết lập ADIZ trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát.
Bộ Quốc phòng Đài Loan cũng nhận định, không thể loại trừ khả năng Bắc Kinh đơn phương tuyên bố áp đặt ADIZ ở Biển Đông, mục đích nhằm thách thức cơ chế an ninh trong khu vực được quyết định bởi Hoa Kỳ và nhằm tìm cách tạo “cơ sở pháp lý” cho yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) của Trung Quốc ở Hoa Đông, Biển Đông.
Video đang HOT
Trước khi xuất hiện thông tin lập ADIZ trên Biển Đông được Tuần san châu Á tiết lộ, Trung Quốc cũng đã từng úp mở về việc nước này sẽ đơn phương thiết lập ADIZ ở Biển Đông.
“Trung Quốc từ nay có thể thiết lập Vùng xác định phòng không ở Hoàng Hải và Biển Đông”, Thiếu tướng Doãn Trác, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban cố vấn của Hải quân Trung Quốc, tuyên bố trên đài truyền hình Trung ương Trung Quốc ngày 25/11.
Phát biểu này trùng khớp với những gì mà người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân tuyên bố trong thông báo thành lập ADIZ trên biển Hoa Đông hôm 2311. Khi đó, ông này nói sẽ còn lập ra các vùng nhận dạng phòng không tương tự trong khi điểm nóng tranh chấp lớn nhất của Trung Quốc nằm tại biển Đông.
Thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc nêu rõ: tất cả các máy bay qua lại vùng phòng không nói trên phải thông báo trước kế hoạch bay; hồi đáp “lập tức và với thái độ chừng mực” qua sóng radio khi nhận được các yêu cầu nhận dạng từ nhà chức trách Trung Quốc; giữ liên lạc trong suốt quá trình bay; và máy bay phải gắn logo và cờ hiệu rõ ràng.
Thông tin Bắc Kinh thiết lập ADIZ trên Biển Đông khiến những quốc gia trong khu vực cảm thấy lo ngại. Trả lời phỏng vấn của đài ABS-CBN Philippines ngày 28/11, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết, nước này lo ngại Trung Quốc lập ADIZ bao gồm các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, tương tự như ở biển Hoa Đông.
Theo ANTD
Tổng thống Đài Loan kêu gọi các nước 'kiềm chế'
"Tôi kêu gọi các bên liên quan kiềm chế những hành động có thể làm gia tăng căng thẳng ở Hoa Đông", tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu nói.
Ngày 30/11, Tổng giám đốc Jean Shen của Cục Hàng không Dân sự Đài Loan (CAA) tuyên bố, Đài Loan đồng ý "nộp" kế hoạch bay cho Trung Quốc để đảm bảo an ninh chứ không phải vì vấn đề chủ quyền.
Bà Shen cho biết, mỗi ngày, Đài Loan có khoảng 100 chuyến bay hoạt động trên 7 tuyến đường qua vùng nhận diện phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc vừa đơn phương tuyên bố trên biển Hoa Đông. CAA sẽ thay mặt các hãng hàng không Đài Loan trình kế hoạch bay cho Trung Quốc, gồm cả các chuyến bay nội địa và quốc tế.
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu kêu gọi các nước kiềm chế hành động.
Ông Mã Anh Cửu - Tổng thống Đài Loan đã lên tiếng kêu gọi các nước có liên quan cùng bày tỏ mối quan ngại về vùng ADIZ mà Bắc Kinh vừa đơn phương tuyên bố áp đặt ở Hoa Đông hôm 23/11.
Tuy nhiên ông cũng kêu gọi các bên "ngồi vào đàm phán song phương với Trung Quốc" để "khôi phục trật tự khu vực".
Tại lễ kỷ niệm 70 năm Tuyên bố Cairo tổ chức ở Đài Bắc, ông Mã Anh Cửu phát biểu: "Tôi kêu gọi các bên liên quan kiềm chế hành động có thể làm gia tăng căng thẳng ở Hoa Đông và nhanh chóng tổ chức các cuộc đối thoại song phương với Trung Quốc về các vấn đề có liên quan, bao gồm ADIZ để khôi phục trạng thái hòa bình, hợp tác trên biển Hoa Đông".
Nhật Bản và Hàn Quốc đã tuyên bố sẽ bỏ qua yêu cầu của Bắc Kinh, các hãng hàng không dân dụng 2 nước này vẫn qua lại không phận quốc tế Hoa Đông một cách bình thường mà không "xin phép" Trung Quốc.
Tổng giám đốc CAA của Đài Loan Jean Shen phát biểu tại Viện Lập pháp Đài Loan.
Trong khi đó, Bộ ngoại giao Mỹ hôm 27/11 cho biết "chính phủ Mỹ hy vọng rằng các hãng vận tải của Mỹ đang hoạt động trong khu vực quốc tế tuân thủ quy định của các quốc gia khác".
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận vùng ADIZ của Trung Quốc, theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Theo Người Đưa Tin
Nhật khích Trung Quốc chống Mỹ Thủ tướng Shinzo Abe hôm nay cho hay, Mỹ không khuyến cáo các hãng hàng không thương mại tuân thủ quy định của Trung Quốc khi đi qua ADIZ. "Thông qua kênh ngoại giao, chúng tôi đã xác nhận rằng, chính phủ Mỹ không hề yêu cầu các hãng hàng không thương mại phải tuân thủ các quy định khi đi qua ADIZ...