Thêm thành phố Trung Quốc bị phong tỏa
Thành phố Cát Lâm chặn các cửa ngõ giao thông và phong tỏa một phần sau khi một cụm dịch Covid-19 mới xuất hiện trong tỉnh.
Cát Lâm, thành phố lớn thứ hai của tỉnh Cát Lâm, đông bắc Trung Quốc, hôm nay đình chỉ hoạt động dịch vụ xe khách và tàu hỏa, áp lệnh phong tỏa sau khi ủy ban y tế tỉnh thông báo 6 ca nhiễm nCoV mới, tất cả đều là người tiếp xúc gần với các ca nhiễm trước đó.
Tuy nhiên đây không phải lệnh phong tỏa hoàn toàn, bởi người dân thành phố vẫn được phép rời đi nếu có kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV trong 48 giờ và hoàn tất giai đoạn “tự cách ly nghiêm ngặt”.
Toàn bộ rạp chiếu phim, phòng gym, các địa điểm vui chơi giải trí trong thành phố 4 triệu dân này bị yêu cầu đóng cửa. Các hiệu thuốc phải báo cáo toàn bộ đơn hàng thuốc hạ sốt và thuốc chống virus, giới chức địa phương cho biết.
Video đang HOT
Cảnh sát mặc trang phục bảo hộ đứng gác trước cửa ga tàu ở thành phố Cát Lâm, Trung Quốc ngày 13/5. Ảnh: CCTV.
Thành phố Thư Lan thuộc tỉnh Cát Lâm tuần trước cũng bị phong tỏa sau khi phát hiện cụm dịch liên quan đến một nhân viên giặt là. Dịch vụ giao thông công cộng và các chuyến tàu rời khỏi thành phố bị dừng từ ngày 10/5. Phó thị trưởng Cát Lâm ngày 13/5 nói tình hình “cực kỳ nghiêm trọng và phức tạp”, cảnh báo “nguy cơ lây lan mạnh hơn”.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hôm nay cho biết thêm 7 ca nhiễm nCoV mới, gồm 6 ca lây trong cộng đồng tại Cát Lâm và một ca nhập ngoại tại Thượng Hải, nâng tổng số lên 82.926. Trong số này, 4.633 người chết và 78.189 người đã hồi phục.
Trung Quốc cơ bản kiểm soát được Covid-19, song nước này đang đối mặt với nguy cơ bùng phát đợt hai sau khi dỡ phong tỏa và nới lỏng các biện pháp hạn chế trên toàn quốc. Thành phố Vũ Hán trước đó cũng ghi nhận ca nhiễm mới, buộc giới chức thành phố triển khai xét nghiệm nCoV cho toàn bộ 14 triệu dân.
Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán vào tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 4,3 triệu ca nhiễm, gần 293.000 người chết và hơn 1,6 triệu người hồi phục.
Phát hiện nhà hàng trộn thuốc phiện vào đồ ăn nhằm tăng doanh thu
Một nhà hàng Trung Quốc vừa bị phát hiện trộn thuốc phiện vào món ăn khiến khách bị nghiện và phải thường xuyên quay trở lại.
Thay vì cải thiện công thức nấu mỳ, chủ một nhà hàng ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, đã trộn thêm thuốc phiện vào món ăn để gây nghiện cho khách, buộc họ phải quay lại thường xuyên hơn.
Một nhà hàng mỳ ở Quảng Tây vừa bị phát hiện cho thêm thuốc phiện vào món ăn để gây nghiện cho khách, khiến họ phải quay lại thường xuyên
Vụ việc chỉ bị phát giác sau khi một thực khách nam ở địa phương trú tại quận Sanjang xét nghiệm và phát hiện dương tính với morphine - một thành phần có trong thuốc phiện. Người đàn ông rất sốc và khăng khăng khẳng định không hề dùng chất kích thích. Khi nhớ lại, anh ta cho biết, chỉ thường xuyên ăn món mỳ tại một nhà hàng tại địa phương.
Sau chuyến "viếng thăm" bất ngờ, cảnh sát tỉnh Quảng Tây phát hiện một gói bột ốc ở nhà hàng này có kết quả dương tính với morphine. Tiếp đó, phía cảnh sát chuyển vụ việc cho cơ quan giám sát thị trường tại quận Sanjiang.
Cơ quan chức năng tới nhà hàng mỳ một lần nữa thì phát hiện thấy 76 gram bột hạt anh túc. Tại đây, người đàn ông họ Dương, chủ nhà hàng, bị bắt và thừa nhận đã sử dụng loại bột này làm nguyên liệu bí mật khiến khách hàng nghiện và phải quay lại thường xuyên.
Hình thức trộn thêm thuốc phiện vào món ăn để tăng doanh thu kinh doanh không phải là mới ở Trung Quốc. Những trường hợp đầu tiên bị phát hiện có từ năm 2014. Vào thời điểm đó, 35 nhà hàng chuyên bán món ăn và đồ ăn nhẹ phổ biến tại quốc gia này có sử dụng cây thuốc phiện như gia vị trong món ăn để khách nghiện.
Trong số những nhà hàng bị phát giác, thậm chí gồm cả nhà hàng có danh tiếng tại Bắc Kinh, vốn nổi tiếng với món tôm hùm cay.
Việc sử dụng thêm cây thuốc phiện vào món ăn là vi phạm Luật An toàn thực phẩm tại Trung Quốc, trong đó nghiêm cấm các cửa hàng bán thức ăn làm từ hóa chất hoặc nguyên liệu phi thực phẩm, ngoại trừ các phụ gia thực phẩm. Những vi phạm này có thể bị xử phạt hành chính hoặc phạt tù.
Theo Odd/ Dân trí
Chiếc xe chở xác gái mại dâm và tội ác của tên sát nhân: Tuổi thơ buồn bã Từ nhỏ, Joel David Rifkin luôn phải gồng mình chống lại những kẻ bắt nạt mình. Luật sư của Rifkin biện hộ rằng đó chính là lý do khiến tên sát nhân có vấn đề về tâm lý. Chỉ trong vòng 4 năm, ở thành phố New York (Mỹ) liên tiếp xảy ra các vụ sát hại mà phần lớn nạn nhân trong...