Thêm tàu Việt bị người Trung Quốc đập phá tại Hoàng Sa
Ngư dân Lê Khởi, chủ tàu cá QNg 96697 TS, ở thôn Tây xã An Hải (huyện đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi) bàng hoàng kể lại chuyện bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, đập phá, cướp tài sản ngay tại ngư trường Hoàng Sa.
Theo ngư dân Lê Khởi, ông cùng 13 lao động, rời đảo Lý Sơn ra Hoàng Sa khai thác hải sản ngày 22/7. Sau gần 1 tháng bám biển, tàu của ông khai thác được gần 10 tấn cá.
Tàu cá QNg 96697 TS của ngư dân Lê Khởi bị TQ đập phá tại ngư trường Hoàng Sa.
Khoảng 8 giờ sáng ngày 15/8, khi tàu đang thả lưới tại tọa độ 16,59 vĩ độ Bắc – 112,17 kinh độ Đông, cách đảo Cây Dừa (còn gọi là Phú Lâm – PV) khoảng 1 hải lý, bất ngờ bị tàu Trung Quốc số hiệu 46101 rượt đuổi. Tàu Trung Quốc thả 2 xuồng máy số hiệu 2007 cùng 17 người tiếp cận tàu cá của ông Khởi.
Họ hùng hổ nhảy qua tàu cá khống chế thuyền trưởng và các ngư dân, sử dụng búa đinh, dùi cui đập bể các cửa kính ca-bin, cắt phá 3 thuyền thúng và toàn bộ dây hơi. Trước khi rút, họ lấy đi toàn bộ máy móc, trang thiết bị nghề cá gồm 01 máy định vị, 02 Icom, 02 máy dò cá cùng 4 tấn cá ngừ đại dương cùng 3.000 lít dầu . . . ước thiệt hại khoảng 700 triệu đồng.
“Thấy họ vây đuổi, tôi tăng tốc cho tàu vòng tránh nhưng không kịp, họ nhảy lên tàu dùng dùi cui đánh vào mặt và người làm tôi choáng váng. Toàn bộ ngư dân họ dồn lên mũi tàu đe dọa, rồi tiến hành đập phá. Đến khoảng 14 giờ cùng ngày, trên đường chạy về đất liền, tàu tôi gặp tàu cá của ngư dân Đà Nẵng số hiệu ĐN 90159 nên nhờ liên lạc về báo tin” – ngư dân Khởi bức xúc.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Quốc Chinh – Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá An Hải cho biết ngay sau khi nhận được thông tin do thuyền trưởng Khởi liên lạc về, nghiệp đoàn đã báo cáo vụ việc với UBND huyện và các ngành chức năng để có biện pháp xử lý.
Hiện Đồn Biên phòng và các cơ quan chức năng của huyện Lý Sơn đang lấy lời khai, xác minh vụ việc để trình báo lên trên.
Theo V.Mịnh (Người lao động)
Trung Quốc đang tuần tra phi pháp đảo nào thuộc Hoàng Sa?
Những đảo thuộc Hoàng Sa mà TQ tuần tra phi pháp lần này có: Phú Lâm, đảo Đá, Cồn cát Nam, Cồn cát Trung, đảo Trung, Nam, Bắc, Hoàng Sa....
Trung Quốc duy trì gần 120 tàu bảo vệ giàn khoan trái phép
Đại diện Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, ngày 28/6, lực lượng này đã phát hiện một máy bay cánh bằng, mang số hiệu NAVY 435 bay nhiều vòng theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, trên khu vực tàu Việt Nam đang hoạt động, ở độ cao 800-1.000m, từ khoảng 5h20 đến 9h mới rời khỏi khu vực theo hướng Đông Nam.
Theo quan sát của lực lượng Kiểm ngư Việt Nam, Trung Quốc vẫn duy trì số lượng lớn các tàu bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981), gồm 110-114 tàu các loại, trong đó có 42-43 tàu Hải cảnh, 13-14 tàu vận tải, 15-17 tàu kéo, 34 tàu cá và 6 tàu quân sự.
Về diễn biến tại hiện trường thực địa, đại diện cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, trong ngày, các tàu Kiểm ngư của ta cơ động tiếp cận giàn khoan, cách giàn khoan từ 10-11 hải lý, để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật; kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu và giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Cận cảnh máy bay và tàu Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đặc biệt, trên các hướng tàu Kiểm ngư tiếp cận giàn khoan có từ 7-10 tàu Trung Quốc dàn hàng ngang, đồng loạt tăng tốc độ, áp sát để ngăn cản các tàu của ta tiến vào gần giàn khoan. Tuy nhiên, các tàu Kiểm ngư của ta đã cơ động vòng tránh linh hoạt, kiên trì bám trụ và bảo đảm an toàn để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật.
Đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cũng cho biết, các tàu cá của ta trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa vẫn tiến hành đánh bắt hải sản ở phía Tây-Tây Nam, cách giàn khoan 42-44 hải lý. Tại khu vực tàu cá của ta đánh bắt có khoảng 34 tàu cá vỏ sắt dưới sự hỗ trợ của 2 tàu Hải cảnh số hiệu 46102 và 46106 của Trung Quốc đã tổ chức ngăn cản không có các tàu cá của ta tiếp cận giàn khoan để khai thác thủy sản.
Theo đại diện Cục này, mặc dù gặp nhiều cản trở từ phía Trung Quốc song dưới sự hỗ trợ của các tàu Kiểm ngư, các tàu cá của ta vẫn bám sát ngư trường để khai thác thủy sản, bảo đảm an toàn.
Tuần tra phi pháp 18 đảo thuộc Hoàng Sa
Tỉnh Hải Nam của Trung Quốc vừa ngang nhiên triển khai cái gọi là tuần tra chấp pháp 18 đảo nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, báo Trung Quốc Hải dương đăng tin ngày 27/6.
Theo đó, đội tuần tra phi pháp do tàu hải giám 2129 dẫn đầu sẽ tuần tra, thị sát các đảo, chụp ảnh và sau đó lên đảo kiểm tra hiện trạng sử dụng, khai phá đảo, và lập dữ liệu thông tin về các đảo.
Những đảo thuộc Hoàng Sa mà Trung Quốc tuần tra phi pháp lần này có đảo Phú Lâm, đảo Đá, Cồn cát Nam, Cồn cát Trung, đảo Trung, đảo Nam, đảo Bắc, đảo Cây, đảo Ốc Hoa, đảo Hoàng Sa, đảo Hữu Nhật, đảo Quang Hòa, đảo Duy Mộng, đá Bắc, đảo Linh Côn và một số đảo khác.
Đây là động thái mới nhất vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa. Hồi giữa tháng này, Trung Quốc đã ngang nhiên khởi công xây dựng trường học phi pháp đầu tiên ở đảo Phú Lâm, với diện tích 4.650 m2 và vốn đầu tư hơn 5,7 triệu USD.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Đã đến "giới hạn chịu đựng cuối cùng" của Việt Nam?
Ở một diễn biến khác, ông Lê Việt Trường, Phó chủ nhiệm Ủy Ban Quốc phòng - An ninh Quốc Hội vừa mới trả lời phỏng vấn một tờ báo liên quan tới các vấn đề về Biển Đông, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Nói về việc tại sao Trung Quốc lại chọn thời điểm này để phát hành tấm bản đồ phi pháp "đường 10 đoạn" nuốt trọn Biển Đông, ông Trường cho biết, với việc để một nhà xuất bản địa phương phát hành tấm bản đồ gây tranh cãi trên, Trung Quốc dường như đang muốn làm một phép thử để đo phản ứng của dư luận. Nếu các nước không có phản ứng quá gay gắt, chính Phủ Trung Quốc có thể sẽ đẩy mạnh việc sử dụng tấm bản đồ này trong tương lai, thậm chí là dùng sức mạnh của mình để thực hiện hóa tham vọng bành trướng của mình trên thực tế.
Trong lịch sử, Trung Quốc đã lặp lại hành động tương tự này nhiều lần nên chúng ta cần phải có những động thái cứng rắn, tỉnh táo hơn bao giờ hết.
Thực tế, việc phát hành tấm bản đồ này của Trung Quốc ở thời điểm hiện tại nhằm thỏa mãn hai mục đích: thứ nhất là Trung Quốc đang muốn củng cố hơn nhận thức, niềm tin của người dân về chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông mà nước này từng tuyên bố. Còn trên bình diện quốc tế, thông qua tấm bản đồ Trung Quốc cũng muốn khẳng định với các nước láng giềng tham vọng bành trướng của mình là không thay đổi, cũng như "hợp thức hóa" đối với những yêu sách chủ quyền của mình ở các vùng biển đang tranh chấp.
Ông Trường cũng bình luận về ý kiến cho rằng, những leo thang căng thẳng mới đây trên Biển Đông, đã đến "tận cùng của giới hạn chịu đựng" và Việt Nam cần phải thể hiện sự cứng rắn, mạnh mẽ hơn nữa trong việc đối phó với Trung Quốc.
Theo ông Trường, "giới hạn" ở đây phải được xem xét trên thực tế, đây không phải là sự "giới hạn" của một vật cụ thể mà là "giới hạn" trong mối quan hệ chính trị, cho nên các bên phải xem xét, đánh giá sát sao từng hành vi, diễn biến trên biển Đông, để bảo vệ lợi ích của quốc gia mình.
"Trong nhiều cuộc họp, cũng từng có những ý kiến đưa ra, đặt vấn đề với tôi và nhiều vị lãnh đạo khác về vấn đề đã đến giới hạn cuối cùng chưa? Tôi cho rằng, một nền hòa bình dù có mong manh đến mấy thì vẫn còn tốt hơn nhiều so với một cuộc chiến tranh. Chính vì thế, trong một chừng mực nhất định, về phía chúng ta vẫn nên thực hiện các biện pháp trên thực địa như trong thời gian qua là hợp lý.
Tức là, sử dụng biện pháp đấu tranh, tuyên truyền, tiếp tục các hành động tuần tra kiểm soát, yêu cầu họ rút giàn khoan và ngừng ngay các hành động gây hấn. Mặt khác, kiên trì đấu tranh trên mặt trận ngoại giao.
Chúng ta cũng nên tích cực chuẩn bị các tài liệu pháp lý để sẵn sàng các biện pháp hòa bình như đưa vụ việc ra tòa án quốc tế và các tổ chức tài phán khác. Trong một gia đình có gia phong nề nếp, một quốc gia cũng có trật tự, pháp luật; thế giới cũng phải có trật tự, quy củ chứ không phải để cho các nước tự ý được quyền làm theo ý mình. Nếu các nước đều hành xử theo kiểu "nói một đằng làm một nẻo", không thực hiện đúng những cam kết đã ký như Trung Quốc thì không thể có hòa bình, ổn định được", ông Trường nói.
Theo Kiến Thức
"Công hàm 1958 qua đánh giá của các học giả quốc tế Nhiều học giả, nhà nghiên cứu có tên tuổi trên thế giới dự hội thảo quốc tế "Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử" tại Đà Nẵng đã phản bác luận điệu của Trung Quốc liên quan đến "Công thư Phạm Văn Đồng 1958" Biển Đông chưa bao giờ là lãnh thổ Trung Quốc Theo GS Carl Thayer (nguyên GS Học...