Thêm tàu chứa ‘kho cổ vật’ ở vùng biển Quảng Ngãi
Suốt từ tối qua đến rạng sáng 16/8, người dân ùn ùn trục vớt đồ cổ trên con tàu mới được tìm thấy ở vùng biển Bình Châu (Quảng Ngãi), cách con tàu 700 tuổi đã khai quật trước đó khoảng 150m về hướng Tây Bắc.
Sau khi nhận thông tin, cơ quan chức năng đã điều động lực lượng công an, biên phòng đến vùng biển Bình Châu, huyện Bình Sơn bảo vệ khu vực tàu chìm chứa cổ vật. Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương, đơn vị được tỉnh Quảng Ngãi cho phép mở rộng thăm dò, khảo sát tìm kiếm tàu cổ đã huy động kỹ sư, công nhân mang lưới sắt khoanh vùng bảo vệ khu vực tàu đắm chứa cổ vật vừa mới phát hiện.
Khai quật cổ vật trên tàu chìm chứa cổ vật 700 tuổi ở vùng biển Bình Châu trong tháng 6 vừa qua. Ảnh: Trí Tín.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Đoàn Sung, cố vấn Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương cho biết, tối 15/8, nhiều người dân đã thổi cát phát lộ phần gỗ của thân tàu, đổ xô trục vớt trái phép cổ vật ở vùng biển Bình Châu. “Đây là con tàu chìm thứ hai chứa cổ vật được phát hiện cách con tàu chứa cổ vật 700 tuổi đã khai quật hai tháng trước khoảng 150m về hướng Tây Bắc. Con tàu cổ mới phát hiện này nằm cách bờ chỉ khoảng 200 m, một số hiện vật gốm có màu men trắng xanh”, ông Sung nói.
Về vấn đề này, TS Đoàn Ngọc Khôi, phó giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi nhận định, căn cứ vào hoa văn trên những mảnh gốm vỡ cổ vật tại hiện trường, con tàu chìm chứa cổ vật có niên đại khoảng thế kỷ 16- 17 từng giao thương “con đường tơ lụa trên biển”. Hiện vật gốm có vẽ hoa dây xanh, chất liệu men hình trắng xanh. “Niên đại của con tàu cổ mới phát hiện này muộn hơn con tàu chứa cổ vật cùng ở vùng biển Bình Châu đã được khai quật trong tháng 6 vừa qua”, TS Khôi khẳng định.
Hiện vùng biển Bình Châu đã được Chính phủ qui hoạch xây dựng cảng nước sâu Dung Quất 2. Trước tình hình này, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Quảng Ngãi đề xuất tỉnh khẩn cấp khảo sát, khai quật khảo cổ học nhằm bảo tồn di sản văn hóa dưới nước lẫn trên bờ ở khu vực này.
Trước đó, trong tháng 6, các chuyên gia, nhà khảo cổ đã khai quật con tàu 700 tuổi ở vùng biển Bình Châu với 4.000 cổ vật có niên đại thế kỷ 13, 14 được sản xuất ở nhiều lò gốm khác nhau. Các chuyên gia khảo cổ nhận định, lần đầu tiên tham gia khai quật con tàu đắm còn khá nguyên vẹn, niên đại sớm nhất so với các con tàu cổ đắm ở vùng biển Việt Nam. Con tàu cổ còn nguyên vẹn cụm bánh lái, 13 khoang tàu có 12 vách ngăn. Cấu trúc con tàu khá vững chãi, độc đáo hiếm thấy trên thế giới.
Trí Tín
Theo VNE
Toàn cảnh khai quật tàu đắm chứa cổ vật
Dù đã vùi sâu dưới lòng biển hàng trăm năm nhưng khi khai quật tàu cổ ở vùng biển Quảng Ngãi vẫn còn khá nguyên vẹn, đặc biệt, hệ thống bánh lái hầu như còn nguyên.
Video đang HOT
Sau hơn 3 tuần tổ chức khai quật, hiện toàn bộ cổ vật trên tàu cổ bị đắm ở vùng biển thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã được đưa về Bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi. Ngày 26/6, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sẽ thông báo chính thức các thông tin chi tiết liên quan đến cuộc khai quật tàu cổ này vào chiều ngày 30/6 tới.
Tháng 9/2012, tàu cổ chứa cổ vật bị đắm ở vùng biển thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) được người dân phát hiện trục vớt ồ ạt và ngay sau đó, cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ngãi kịp thời vào cuộc ngăn chặn.
Sau thời gian dài bảo vệ, đến đầu tháng 6/2013, Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương và các chuyên gia khảo cổ học Việt Nam bắt đầu công tác khai quật tàu cổ. Việc khai quật tàu cổ do gần bờ nên đã làm đê vây chắn sóng, tổ chức khai quật tàu như trên cạn. Đến thời điểm này, lực lượng khai quật đã đưa toàn bộ cổ vật bên trong tàu cổ ra khỏi tàu với hàng ngàn cổ vật có giá trị. Điều đặc biệt, con tàu cổ cũng đã phát lộ. Tàu có chiều dài 21m, rộng 5,6m, được chia thành 12 khoang, 3 tầng.
Các chuyên gia khảo cổ học Việt Nam nghiên cứu, xác định niên đại cổ vật
Theo tiến sĩ Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á (Hội Khoa học nghiên cứu Đông Nam Á Việt Nam), đây là loại thuyền buồm của nhà buôn cách đây khoảng gần 700 năm. Điều đặc biệt, mặc dù đã vùi sâu dưới lòng biển hàng trăm năm nhưng khi khai quật lên tàu cổ này vẫn còn khá nguyên vẹn, đặc biệt, hệ thống bánh lái hầu như còn nguyên. Theo tiến sĩ Việt, việc khai quật con tàu cổ lần này có ý nghĩa đặc biệt đối với quá trình nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, bởi còn tàu này "nổi" hẳn trên cạn và các chuyên gia khảo cổ đều có thể nghiên cứu chuyên sâu, nhất là kỹ thuật đóng tàu thời xưa.
Ông Đoàn Sung, thành viên Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương, cho biết công ty đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc xin khoanh vùng, bảo tồn xác con tàu cổ tại vùng biển thuộc xã Bình Châu. Ông Sung cho biết đề xuất này là khả thi nhất vì có thể bảo quản, gìn giữ được tàu cổ vốn đã chìm đắm dưới biển hàng trăm năm nhưng gần như còn nguyên. Nếu đem lên bờ để trưng bày sẽ khó khăn trong việc bảo quản vì thay đổi môi trường, đó là chưa nói đến kinh phí di chuyển, bảo quản, tôn tạo... Cũng theo ông Sung, công ty đã tính đến kế hoạch liên kết với đơn vị tổ chức du lịch sinh thái kết hợp lặn biển cho khách du lịch có dịp chiêm ngưỡng tàu cổ.
Dưới đây là toàn cảnh hình ảnh từ khi phát hiện tàu cổ đến lúc khai quật phát lộ tàu cổ mà chúng tôi ghi được:
Hàng chục tàu thuyền của ngư dân bủa vây lặn lấy cổ vật khi mới phát hiện tàu cổ
Cổ vật được ngư dân đưa vào bờ
Nhiều món cổ vật bể vụn vì ngư dân giành giật nhau
Theo nhận định, những hiện vật trên tàu cổ này có từ thế kỷ 14
Hàng ngàn hiện vật có giá trị bên trong con tàu cổ
Cuộc khai quật chính thức tàu cổ
Hàng trăm hiện vật bị cháy dính chồng lại nhau
Lần đầu tiên khai quật tàu cổ như... trên cạn
Đây là con con tàu cổ chứa cổ vật thứ 6 được khai quật ở Việt Nam
Xác tàu cổ được phát lộ...
Và còn khá nguyên vẹn ở nhiều bộ phận, đặc biệt là bánh lái tàu
Tàu cổ này đã vùi sâu dưới biển khoảng gần 700 năm
Theo các chuyên gia, qua quan sát có thể nhận định giai đoạn tàu cổ này được đóng, kỹ thuật đóng tàu đã tương đối phát triển. Dự kiến đến ngày 15/7 sẽ kết thúc đợt khai quật tàu cổ.
Theo 24h
Đề xuất phương án bảo tồn con tàu 700 tuổi Để có phương án bảo tồn tàu 700 tuổi mang tính khoa học trong khi còn nhiều tranh cãi về việc bảo tồn trên bờ hay dưới nước, tỉnh Quảng Ngãi vừa đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch cho ý kiến. Kết thúc việc khai quật "kho cổ vật" ở vùng biển Bình Châu, UBND tỉnh Quảng Ngãi đưa...