Thêm quyền lợi cho bệnh nhân ung thư
Với nhiều bệnh nhân nghèo, nhất là bệnh nhân ung thư, ngoài nỗi lo bệnh tật thì gánh nặng giá thuốc là nguyên nhân khiến họ mất đi cơ hội được kéo dài cuộc sống
Nhiều loại thuốc trị ung thư, thuốc thải ghép, thuốc điều trị viêm khớp không nằm trong danh mục thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) đang được đề xuất chi trả 50%-100%. Danh mục thuốc BHYT mới nhất dự kiến áp dụng vào đầu năm 2015 khi Luật BHYT sửa đổi có hiệu lực.
Thanh toán 100% thuốc ung thư đắt tiền?
Theo bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT, một số thuốc ung thư, thuốc ngoài danh mục đã được các bệnh viện đề xuất tăng mức thanh toán. Đơn cử như thuốc Glivec và Tasigna (điều trị ung thư máu) được đề xuất mức tăng lên 70%-100% thay vì thanh toán 50%. Hiện chi phí cho thuốc Glivec là 48,5 triệu đồng/tháng và Tasigna là gần 85 triệu đồng/tháng.
Trong khi đó, một số thuốc điều trị ung thư đang được thanh toán 50% cũng được các bệnh viện đề xuất tăng mức thanh toán cho người bệnh lên 100%. Đó là Avastin (trị ung thư phổi, đại trực tràng, thận, não, buồng trứng), chi phí khoảng 150 triệu đồng/năm; thuốc Cimaher (trị ung thư đầu mặt cổ giai đoạn muộn) có mức thanh toán từ 122 – 245 triệu đồng/năm; thuốc Agrentina (trị ung thư phổi), chi phí điều trị trong 4 đợt khoảng 74 triệu đồng; thuốc Simulect (thuốc chống thải ghép) có chi phí từ 28 triệu đến 57 triệu đồng/năm. Ngoài ra, với những bằng chứng về hiệu quả sử dụng cho các bệnh nhân ghép tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu trung ương đề xuất tăng mức chi trả với thuốc BiCNU từ 50% lên 70%. Hiện mức thanh toán cho thuốc này là 55 triệu đồng/ca.
Nhiều loại thuốc chữa trị ung thư có chi phí lớn dự kiến sẽ được quỹ BHYT thanh toán từ 50%-100%
Với một số thuốc thời gian qua gây nhiều tranh cãi về chi phí lớn là thuốc trị ung thư máu Decitabin, chi phí khoảng 300 triệu đồng/bệnh nhân/4 chu kỳ, Trastuzumad (trị ung thư vú có HER2 dương tính, u dạ dày di căn) chi phí 30 triệu đồng/3 tuần và Cetuximad (ung thư đại trực tràng di căn), chi phí từ 86 – 101 triệu đồng/tháng, được đề xuất giữ nguyên mức quỹ BHYT thanh toán như hiện nay là 50%.
Video đang HOT
Theo bà Tống Thị Song Hương, điều chỉnh danh mục thuốc lần này ngoài việc rà soát loại bỏ một số thuốc đã bị đình chỉ, rút số đăng ký; thuốc hỗ trợ điều trị mà hiệu quả chưa rõ ràng nhưng chi phí lại quá lớn; giảm mức thanh toán BHYT với một số thuốc thì danh mục cũng bổ sung một số loại thuốc mới. “Đây là các loại thuốc thuộc công nghệ mới, hiệu quả điều trị có thể tốt hơn nhưng giá rất đắt, nếu điều trị trên diện rộng thì quỹ BHYT không thể chi trả. Do đó, các thuốc này sẽ được hạn chế sử dụng, chỉ được chỉ định ở một số trường hợp” – bà Hương nhấn mạnh. Tuy vậy, bà Hương cho rằng với hơn 50 hoạt chất và thuốc điều trị ung thư, hơn 100 loại thuốc điều trị tim mạch, gần 20 hoạt chất điều trị tiểu đường có trong danh mục, đặc biệt có những thuốc chi phí điều trị lên tới cả trăm triệu đồng vẫn đang được quỹ BHYT chi trả, đủ đáp ứng nhu cầu điều trị thông thường.
Giảm gánh nặng cho người bệnh
Đại diện Bộ Y tế cho rằng khi xây dựng danh mục, các thành viên hội đồng luôn cân nhắc giữa một bên là giới hạn của quỹ BHYT, một bên là tinh thần nhân văn đối với bệnh nhân bị ung thư. “Khi bị ung thư thì hầu hết bệnh nhân đều rơi vào sự cùng cực, khốn khó. Người bệnh mua thẻ BHYT để hy vọng có được chỗ dựa về tài chính. Do đó, danh mục thuốc mới hướng tới hiệu quả trong điều trị với giá phù hợp khả năng chi trả của cả người bệnh và quỹ BHYT” – đại diện Bộ Y tế nhận định.
Bà Hương cũng khẳng định quyền lợi người bệnh luôn được ưu tiên hàng đầu khi mà trong danh mục mới nhất này tiếp tục bổ sung một số thuốc mới có chi phí lớn. Đó là thuốc Infliximab, Tocilizumab (trị viêm khớp) chi phí 13-35 triệu đồng/tháng; Bosentan (tăng áp lực động mạch phổi), chi phí 48 triệu đồng/tháng đều được đề xuất quỹ BHYT thanh toán 50%. Ngoài ra, 2 loại thuốc điều trị viêm gan C với chi phí khoảng 100 triệu đồng/đợt là Interferon và Pegylated interferon được đề xuất thanh toán 50%. Theo bà Hương, hiện tổng chi phí cho khám chữa bệnh từ túi tiền người bệnh vẫn chiếm tới gần 50%. “Với mức chi phí “khủng” từ những loại thuốc đắt tiền này, người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ mang gánh nặng thật sự nếu quỹ BHYT đứng ngoài cuộc” – bà Hương nói.
GS-TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu trung ương, cho rằng với tính chất của bệnh điều trị kéo dài, thậm chí đến hết cuộc đời còn lại, nếu người bệnh không được quỹ BHYT hỗ trợ chi trả những loại thuốc đắt tiền thì ít người có cơ hội được chữa trị và kéo dài sự sống. Chẳng hạn thuốc Glivec, nếu không có BHYT chi trả, trung bình người bệnh phải trả 45-50 triệu đồng/tháng.
Mức đóng BHYT sẽ tăng lên 6%
Theo đại diện cơ quan bảo hiểm, hiện quỹ BHYT đang kết dư hơn 20.000 tỉ đồng. Việc kết dư này là do tăng số người tham gia BHYT, tăng mức đóng từ 3% lên 4,5% lương cơ bản, đồng thời lương tối thiểu trong thời gian qua cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên, một yếu tố khác là do viện phí vẫn chưa tính đúng, tính đủ mà mới chỉ thanh toán 3/7 yếu tố. Nếu chi đủ 7/7 yếu tố mà số người tham gia BHYT vẫn thấp, đợi đến khi ốm mới tham gia BHYT thì quỹ BHYT vẫn có nguy cơ “âm”. Dù thời điểm này chưa điều chỉnh phí đóng BHYT nhưng đại diện BHXH Việt Nam và Bộ Y tế khẳng định theo lộ trình, mức đóng sẽ tăng lên 6% cùng với viện phí sẽ được tính đúng, tính đủ trong thời gian tới.
Theo Người Lao Động
Chương trình "Nguồn sáng cho đời": Thêm hơn 200 người được mổ mắt miễn phí
Ngày 22.3, chương trình "Nguồn sáng cho đời" - Báo Thanh Niên đã đến với hàng trăm bệnh nhân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn ở Lâm Đồng.
Báo Thanh Niên phối hợp với Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo, người tàn tật và trẻ mồ côi Lâm Đồng, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt, đoàn bác sĩ Nhân Ái (TP.HCM) thực hiện chương trình.
Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn người đã đến Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt - địa điểm thực hiện chương trình để được khám và mổ mắt miễn phí.
Sau khi khám sàng lọc, các bác sĩ đã chỉ định và thực hiện mổ mắt cho hơn 200 bệnh nhân.
Tổng kinh phí thực hiện chương trình hơn 180 triệu đồng, do bạn đọc Báo Thanh Niên tài trợ.
Rất đông bệnh nhân đến với chương trình "Nguồn sáng cho đời" để chờ được khám và mổ mắt miễn phí
Các bệnh nhân thực hiện thủ tục cần thiết để được phẫu thuật
Các bệnh nhân chờ để được khám mắt
Bác sĩ siêu âm mắt cho bệnh nhân
Phẫu thuật mổ mắt cho các bệnh nhân
Theo TNO
Người nghèo sẽ được miễn viện phí Theo dự thảo Luật BHYT sửa đổi, bổ sung, tới đây, những đối tượng thuộc hộ nghèo, dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội sẽ được Quỹ BHYT chi trả 100% phí khám chữa bệnh. Theo Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT) hiện hành, nhóm người nghèo, người dân tộc thiểu số khi đi khám chữa...