Thêm nữ công nhân dương tính SARS-CoV-2, Hải Dương khẩn tìm người liên quan
Cơ quan chức năng ở huyện Ninh Giang ( Hải Dương) và chính quyền sở tại đang khẩn trương truy vết trường hợp liên quan nữ công nhân dương tính SAR-CoV-2.
Chiều 1/2, trả lời PV VTC News, đại diện UBND xã Vĩnh Hòa ( Ninh Giang, Hải Dương) cho biết, địa phương ghi nhận ca dương tính SARS-CoV-2 trong đợt dịch mới, là một nữ công nhân ở đội 7 (thôn Ngọc Hòa, xã Vĩnh Hòa).
(Ảnh minh họa)
Ngay khi nhận được thông tin về trường hợp trên, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 huyện Ninh Giang cùng chính quyền sở tại và lực lượng chức năng nhanh chóng vào cuộc xác minh, rà soát, truy vết những trường hợp tiếp xúc với nữ công nhân này.
Đến 11h cùng ngày, cơ quan chức năng tổ chức phong tỏa 1 cụm dân cư của thôn Ngọc Hòa liên quan ca dương tính SARS-CoV-2.
Nữ công nhân này ngoài thời gian đi làm ở công ty tại huyện Ninh Giang còn di chuyển qua nhiều nơi. Theo đó, chị từng đi ăn cưới ở nhà bạn tại xã Hiệp Lực (Ninh Giang), đưa con đến Phòng khám đa khoa H.C (xã Đồng Tâm, Ninh Giang), mua đồ tại quán T.G.B.S ở thị trấn Ninh Giang, ăn ốc tại phố Trần Hưng Đạo…
Cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn tại huyện Ninh Giang đang xây dựng các phương án ứng phó.
Video đang HOT
Hải Dương: Chuyện linh vật chó đá đặt ngồi trước cổng nhà dân cả trăm năm nay
Thờ chó đá là một phong tục tín ngưỡng đã tồn tại lâu đời, trở thành nét văn hóa đặc trưng của người Việt nói chung, người Hải Dương nói riêng.
Tiếc là qua thời gian, tục lệ này ngày càng bị mai một, bị các linh vật ngoại lai lấn lướt.
Phong tục lâu đời
Trong số 12 con giáp có tới 7 linh vật là những vật nuôi gần gũi với con người gồm: sửu (trâu), mão (mèo), ngọ (ngựa), mùi (dê), dậu (gà), tuất (chó), hợi (lợn). Nhưng chỉ có chó là linh vật được người Việt xưa tạc đá phổ biến để chôn (có ý kiến nói là bài trí) trước cổng nhà hoặc đặt trên bệ trước cửa đền phủ, miếu mạo, từ đường dòng họ...
Con chó đá trước cổng nhà bà Đặng Thị Huyền ở thôn Đồng Lại, xã Quyết Thắng (huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) đã tồn tại từ bao đời nay
Chó đá ở nhà thường nhỏ, không to như ở các cơ sở thờ tự, song hầu hết đều được tạo tác trong tư thế phục mồi, trông coi nhà cửa.
Theo quan niệm của người Việt, chó là vật nuôi thông minh, tinh nhanh, canh giữ nhà rất tốt và đặc biệt luôn trung thành với chủ vô điều kiện. Những con chó bình thường chỉ coi giữ được trên dương thế, muốn canh giữ được phần âm thì phải "nuôi" chó đá.
Dân gian tin rằng việc thờ chó đá sẽ ngăn ngừa, xua đuổi được ma quỷ và có lẽ câu "chó cắn ma" mà người xưa vẫn thường nói cũng xuất phát từ đây.
Tục này có từ bao giờ thì đến nay chưa ai tìm ra. Chỉ biết rằng hình thức thờ chó đá đã tồn tại từ bao đời nay ở nhiều vùng, miền trên cả nước. Tại Hải Dương, tục thờ chó đá không còn phổ biến nhưng không ít gia đình và cơ sở thờ tự vẫn lưu giữ được tín ngưỡng này.
Trước cổng nhà bà Đặng Thị Huyền ở thôn Đồng Lại, xã Quyết Thắng (Ninh Giang) có một con chó đá được tạc theo kiểu phục mồi, cao khoảng 25 - 30 cm. Bà Huyền không biết con chó được đặt ở đây từ bao giờ, chỉ nghe ông bà kể lại rằng nó đã có từ nhiều đời nay.
Trải qua thời gian, con chó đá trước cổng nhà bà Huyền cơ bản giữ nguyên được hiện trạng, dù một số chi tiết như mắt, mũi đã mờ và bị rêu phong bao phủ.
"Nghe ông bà bảo miếng đất nhà tôi nghịch. Các cụ trấn yểm và đặt con chó đá ở đây cho đất cát mát mẻ và để trông giữ cửa nhà cho gia đình. Thế nên dù đã nhiều lần tiến hành cải tạo nhà cửa, sân vườn, tường bao, đường đi lối lại thì gia đình tôi vẫn để nguyên con chó đá trước cổng, không dám dịch chuyển", bà Huyền nói.
Một số cơ sở thờ tự còn thờ chó đá như đền thờ phúc thần Nguyễn Danh Nho ở thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ (Cẩm Giàng); đền thờ họ Trần ở thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn (Nam Sách); khu lăng thờ quan Tế tửu Quốc Tử giám Trần Xuân Yến ở thôn Tiền, xã An Châu (TP Hải Dương)... Tất cả đã chứng minh rằng tục thờ chó đá đã tồn tại trong tín ngưỡng văn hóa người Việt từ lâu đời.
Nghiên cứu để bảo tồn
Tác động của nhiều yếu tố đã làm cho những linh vật được tạo tác bằng đá đặt trong các cơ sở thờ tự hay các gia đình, nhất là chó đá không còn nhiều, ngày càng bị mai một.
Theo các cụ cao niên ở thôn Tiền, xã An Châu xưa có nhiều gia đình trong thôn chôn hoặc đặt một con chó đá ở trước cổng để canh nhà. Cách đây khoảng 2 thập kỷ, khi cổng ngõ, đường giao thông thôn xóm bắt đầu được xây dựng kiên cố, các gia đình đã mang chó ra gửi ngoài đình, đền.
Ngày trước, ở đền Mỹ Xá, xã Minh Tân (Nam Sách) có một đôi chó đá cao khoảng 1 m được đặt ngoài cổng, trong sân còn có 4 con chó đá nhỏ hơn. Nhân dân lập bát hương nơi những chó đá này ngự để thờ. Tiếc là những con chó đá này đã bị kẻ gian lấy cắp từ cách đây nhiều năm nên dân làng cũng bỏ hẳn tục thờ chó đá tại đền.
Theo ông Đặng Văn Lộc (TPHải Dương), một người am hiểu về lịch sử, hiện một số di tích đền, miếu vẫn còn chó đá cổ trước cổng hoặc bên trong khuôn viên nơi thờ tự, nhưng việc bảo tồn linh vật này chưa được quan tâm đúng mức.
Trong quá trình tôn tạo di tích hoặc đổ bê tông đường giao thông thôn, xóm, người dân vô tình để lớp bê tông dày lấp đi mất chân đế hoặc một phần dưới của chó đá, không giữ được hiện trạng ban đầu. Chó đá ở những cơ sở thờ tự như thế này thường cũng ít được bảo vệ, để rêu mốc vây bám hoen ố hoặc bị sứt mẻ một phần các chi tiết...
Trong khi việc bảo tồn chó đá chưa được quan tâm thì đáng buồn thay những linh vật ngoại lai đã ồ ạt vào nước ta. Đã từng có giai đoạn nhiều di tích đình, đền, chùa, công sở, thậm chí nhà dân rước sư tử đá về bày, thờ. Trong khi con vật này chủ yếu được người Trung Quốc dùng để canh lăng mộ. Thực trạng này đã làm méo mó, biến dạng hoặc mất đi nét đẹp tín ngưỡng văn hóa thuần Việt.
"Không phải ngẫu nhiên mà tục bài trí chó đá trước cửa nhà hoặc các cơ sở thờ tự được người Việt xưa coi trọng. Chó đá không đơn thuần chỉ có tác dụng trừ tà mà còn là một biểu tượng giáo dục lòng trung thành, sự tri kỷ, lối sống tình cảm, có trách nhiệm... Vậy nên cần sớm quan tâm bảo tồn tín ngưỡng này", ông Đặng Văn Lộc nói.
Đồng quan điểm trên, tiến sĩ sử học Lê Duy Mạnh, Phó Trưởng Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cho rằng chó là con vật biểu tượng cho sự gần gũi, dân dã, gắn bó mật thiết với người dân. Chó đá của người Việt mang nhiều ý nghĩa sâu sắc khác hẳn con tì hưu hay chó đá của người Trung Quốc vốn chỉ được bài trí trong cung đình, lăng mộ... Cần sớm có các công trình nghiên cứu để bảo vệ tập tục thờ chó đá nhằm giữ gìn nét đẹp tín ngưỡng văn hóa truyền thống của người Việt.
Một trong hai ca mắc COVID-19 ở Hòa Bình là Phó Bí thư huyện ủy Phó Bí thư thường trực huyện ủy Tân Lạc (Hòa Bình) nhiễm COVID-19 sau khi đến Chí Linh (Hải Dương) vào tuần trước. Chiều 31/1, trả lời VTC News, lãnh đạo UBND huyện Tân Lạc (Hòa Bình) cho hay, ông B.V.T, Phó Bí thư huyện ủy Tân Lạc, là một trong hai bệnh nhân ở Hòa Bình mắc COVID-19. "Ông T. đến huyện...