Thêm những lợi ích có thể bạn chưa biết về quả chanh
Sốt nóng, sốt lạnh do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều có thể dùng chanh là giải pháp hữu hiệu để hạ sốt và tăng cường hệ miễn dịch.
Từ hàng thế kỷ nay con người đã biết đến ích lợi của chanh, trong đó nổi bật là chống vi khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ giảm cân do tác dụng tăng cường tiêu hóa và chức năng gan. Tuy nhiên, sự kỳ diệu của quả chanh còn nhiều hơn thế.
Tác dụng chống khuẩn của chanh có tác dụng rõ rệt trong hiện tượng loét miệng. Hãy cho chút nước chanh ép vào nước ấm và súc miệng 3 lần mỗi ngày, cảm giác hơi nóng rát miệng chính là lúc nước chanh tiếp xúc với vùng loét nhưng vài lần, vết thương sẽ giảm bớt.
Cũng liên quan đến miệng, chanh còn giúp hơi thở thơm tho do ăn thức ăn vị nồng, uống rượu hay hút thuốc lá. Đơn giản là súc miệng bằng chanh pha nước ấm vài lần mỗi ngày hay nhai một lát chanh nhỏ sau bữa ăn.
Sốt nóng, sốt lạnh do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng luôn nhớ chanh là giải pháp hữu ích. Người ốm có thể uống một cốc nước ấm pha nước chanh ép và mật ong, mỗi lần cách nhau khoảng 2 giờ đồng hồ sẽ thấy giảm sốt. Nếu bị cúm hay cảm lạnh, uống nước chanh sẽ bổ sung vitamin C cho các tế bào phòng vệ, tăng cường cho hệ miễn dịch.
Tỏi và hành với công dụng rõ rệt phòng chống huyết áp cao, khi kết hợp với chanh cũng là phương thuốc hay. Đừng quên chất pectin trong quả chanh cùng một số chất dinh dưỡng tăng cường tiêu hóa và trao đổi chất còn rất hiệu quả làm giảm cholesterol.
Video đang HOT
Giảm đau bằng chanh có được không? Hoàn toàn được, dù có vị hơi đắng nhưng nước chanh ép cung cấp một lượng chất kiềm quý giá nên sẽ là thành phần trung hòa axit, giảm sưng viêm và đau. Đến đây lại có một câu hỏi khác, chanh là axit hay kiềm? Ai cũng nghĩ chanh là axit vì có vị chua nhưng về mặt khoa học dinh dưỡng, khi thức ăn được đưa vào trong cơ thể, từ thành phần của một số chất bị phân hủy mà chanh được xếp vào thức ăn mang tính kiềm.
Để bảo vệ cho dạ dày của bạn, hãy uống 1 ly nước ấm vắt chanh tươi sau bữa ăn. Thành phần axit trong chanh sẽ kích thích hoạt động của cơ dạ dày và sự điều tiết các axit khác của dạ dày.
Chanh có chứa axit citric nên rất hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá. Vitamin C trong chanh đóng vai trò quan trọng cho vùng da khỏe mạnh trong khi chất kiềm diệt một số loài vi khuẩn gây mụn trứng cá. Cách chữa mụn tại nhà đơn giản làm theo 2 cách: Một là dùng miếng bông nhỏ thấm nước chanh ép bôi vào vùng trứng cá rồi để qua đêm, sáng hôm sau ngủ dậy rửa mặt cho sạch.
Ban đầu sẽ có cảm giác hơi rát một chút nhưng nó sẽ nhanh chóng tan biến. Hai là trộn một phần nước chanh ép với lượng tương tự nước hoa hồng hay mật ong bôi vào vùng da trứng cá ít nhất nửa tiếng sau đó rửa sạch. Làm 2 lần mỗi ngày, lý tưởng nhất là vào sáng và tối. Đây là cách điều trị hoàn toàn tự nhiên và an toàn nhưng nên tránh nếu bị trứng cá nặng hoặc có vết thương hở.
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chanh bạc hà có tác dụng trấn tĩnh, xóa tan mệt mỏi, kiệt sức, lo lắng, bực dọc, căng thẳng đồng thời giúp tập trung và tỉnh táo hơn. Nếu trong phòng làm việc có một chút dầu hương chanh có thể nâng cao hiệu quả của mọi người.
Trẻ dưới 10 tuổi không nên uống nước chanh
Chanh không thể thiếu trong hành trình đi xa đối với nhiều người. Nước chanh nhanh chóng giảm bớt mệt mỏi, còn có tác dụng giải khát hơn là nước thông thường. Người có kinh nghiệm đi du lịch còn cho rằng họ cho thêm nước chanh vào nước uống để chống bệnh và khử trùng đề phòng dị ứng nước lạ.
Lưu ý rằng nếu là người có chứng ợ nóng, có vấn đề về thận và túi mật hay dị ứng với các loại chanh, cam, quýt, hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng các liệu pháp này. Đồng thời, sau khi uống hay súc miệng bằng nước chanh, hãy đợi ít nhất nửa tiếng rồi mới đánh răng để bảo vệ men răng. Nhìn chung nước chanh không phù hợp với trẻ dưới 10 tuổi.
Theo Yến Chi
ANTD
Thuốc quý từ quả chanh
Chanh là một loại quả phổ biến và có nhiều loại như chanh giấy, chanh đào... Hầu hết bộ phận của quả chanh đều là những vị thuốc tốt trong y học cổ truyền.
Vỏ quả: chiếm 13 - 24% trọng lượng của quả, có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng kích thích tiêu hóa, gây trung tiện chữa đầy bụng, nôn mửa, ho nhiều đờm.
Liều dùng hằng ngày: 5-10 vỏ phơi khô dưới dạng nước sắc. Để chữa sốt cao, co giật ở trẻ em, lấy vỏ quả chanh giã nhỏ, gói vào vải sạch, xoa miết khắp người như kiểu đánh gió, kết hợp cho uống nhiều nước dịch chanh. Vỏ chanh còn là nguyên liệu để sản xuất tinh dầu.
Dịch chanh:
chiếm 23 - 95% trọng lượng quả. Dịch chanh 5 - 10 giọt đánh nhuyễn với lòng trắng trứng gà 1 quả, dùng bôi lên mặt để làm mất nếp nhăn. Dịch trộn với nước ép quả dâu tây, dùng chải tóc và bôi lên da đầu, sau gội đầu để tẩy chất nhờn và làm trơn tóc.
Về mặt y học, dịch chanh có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chống viêm, cầm máu. Ngậm múi chanh với ít muối, nuốt nước dần dần để chữa viêm họng, ho nhiều, háo khát. Dịch chanh (nửa thìa cà phê) hòa với bột long não 1g và rễ bạch hoa xà giã nhỏ 10g, bôi chữa hắc lào, lở chốc.
Hạt chanh: chiếm 5-7% trọng lượng quả, có thể dùng trong những trường hợp sau:
Chữa ho lâu ngày: hạt chanh 10 gr, hạt quất 10 gr, lá thạch xương bồ 10 gr, một mật gà đen. Tất cả dùng tươi, rửa sạch, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm, uống làm 2 - 3 lần trong ngày.
Chữa viêm cuống phổi, mất tiếng, nhất là ở trẻ nhỏ: hạt chanh 10 gr, hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15 gr, nước 200ml. Nghiền nát các dược liệu với nước, thêm mật ong hoặc đường kính, uống 2 - 3 lần trong ngày.
Theo DS. Bảo Hoa
Báo Đất Việt