Thêm nhiều tàu cá của ngư dân tìm kiếm thuyền viên mất tích
Ngày 20.7, ông Nguyễn Xuân Sang – Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam xác nhận sẽ mở rộng phạm vi tìm kiếm xung quanh Đảo Ngư nhằm tìm thi thể các thuyền viên còn lại.
Theo đó, sau 3 ngày tìm kiếm các thuyền viên mất tích, hiện nay lực lượng tìm kiếm cứu hộ cứu nạn Nghệ An phối hợp với Cục Hàng hải Việt Nam đã quyết định mở rộng thêm phạm vi tìm kiếm xung quanh Đảo Ngư (Cửa Lò).
Một thi thể thuyền viên trên chiếc tàu chở than VTB 26 bị chìm được đưa vào bờ.
Đặc biệt, lực lượng tìm kiếm cứu hộ cứu nạn Nghệ An đã điều động cả giã cào nhằm quét sát đáy biển khu vực gần bờ từ vùng biển Cửa Lò ra đến huyện Diễn Châu (Nghệ An).
Tới 14h ngày 20.7, đã có tổng cộng 4 thi thể được tìm thấy, vẫn còn 2 thuyền viên chưa tìm thấy, 7 thuyền viên được xác nhận còn sống và đang điều trị tại bệnh viện ở Nghệ An.
Video đang HOT
Tàu SAR 274 chở các thợ lăn chuyên nghiệp ra tiếp cận vị trí tàu chở than VTB 26 bị chìm để tìm kiếm các thuyền viên còn mất tích.
Ông Sang cho hay, trong hôm nay (20.7), lực lượng tìm kiếm tăng cường liên hệ với thuyền trưởng của các tàu cá ngư dân hoạt động hoặc đi qua khu vực này cùng phối hợp tìm nạn nhân.
Theo Danviet
Lời kể của thuyền viên được cứu vụ tàu than lật trên biển
7 tiếng lênh đênh giữa biển, cứ vài phút lại bị sóng dìm xuống vài mét rồi trồi lên, anh Sáng từng nghĩ đến cái chết.
Chiều 17.7, sau vài tiếng điều trị tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Cửa Lò (Nghệ An), anh Nguyễn Văn Sáng đã tỉnh táo, nhưng còn yếu. Đầu và chân trái phải băng bó, sau tai nạn lật tàu VTB 26 ở biển Cửa Lò.
"Tuyệt vọng khi một mình lênh đênh giữa biển khơi, tôi xác định đối mặt với cái chết, song vẫn cầu vận may đến với mình", thuyền viên 37 tuổi kể.
Là con thứ tư trong gia đình làm nông ở Thanh Hóa, anh Sáng mới gia nhập Công ty vận tải biển An Hải được 2 tháng. Anh đảm nhiệm vị trí máy trưởng tàu VTB 26, tải trọng 5.100 tấn, chuyên chở than từ Quảng Ninh đi Nghệ An.
Khoảng 2h ngày 17.7, khi tàu VTB 26 neo đậu tránh bão ở đảo Hòn Ngư, cách đất liền 4 km, anh nghe tiếng hô "tàu nghiêng rồi". Theo quán tính, anh chạy lên cabin, lấy áo phao mặc vội, rồi bị sóng đánh văng trúng cửa. Vừa kịp ngồi dậy, anh bị sóng đánh thêm hai lần nữa khiến văng khỏi cabin, rơi xuống biển.
"Lúc rơi xuống, tôi nghe tiếng kêu cứu, lại gần thấy người em làm thợ máy tên Tài. Hai anh em bấu víu vào nhau được khoảng 15 phút thì sóng đánh bật ra, từ đó không gặp lại. Mọi người trên tàu cũng không rõ bị sóng đánh rơi ra hay mắc kẹt trong cabin. Nếu mắc kẹt thì khả năng sống sót thấp", anh Sáng nói.
Trông thấy ánh đèn nhấp nháy trên áo phao cứu sinh của một số thuyền viên, nhưng sóng to quá anh Sáng không thể tiếp cận. Một lúc sau do nước vào nên áo không sáng nữa. Vốn bơi giỏi, nhưng giữa bốn bề là nước, bóng đêm mịt mùng, anh không thể xác định hướng bơi, đành để trôi tự do giữa biển.
Anh Sáng kể lại giây phút 3 lần bị sóng biển đánh khiến văng khỏi cabin tàu rơi xuống biển. Ảnh: Đức Hùng
"Tôi cố nhìn xung quanh, nhưng không thấy ai nữa. Xác định rơi xuống biển giữa đêm mưa bão thế này là điềm xấu, tôi cố lạc quan nghĩ về vợ con, người thân, lấy hết sức bình sinh ôm áo phao cầm cự, hy vọng khi trời tạnh có tàu cá ra khơi sẽ phát hiện, cứu mình", máy trưởng Sáng kể tiếp.
Theo kinh nghiệm đi biển nhiều năm, anh Sáng cho rằng sóng biển lúc ấy khoảng cấp 10-11. Trời mưa to, sóng vỗ dồn dập, cứ vài phút anh lại bị nhấn chìm vài mét rồi mới ngóc đầu lên được. "Mỗi lần chìm xuống rồi nổi lên là tôi bị nôn, cảm giác mặt mình lúc đó xanh lét", anh kể.
Sau nhiều tiếng cầm cự, mưa ngừng rơi, biển giảm sóng. Trời sáng dần, nhìn thấy ngọn núi trước mặt, anh Sáng mừng thầm vì có thể sống sót. Tới 8h, nhìn từ xa khoảng 3 km, anh thấy tàu vận tải Thanh Thành Đạt nên cố kêu cứu. Khi bên kia nhận được tín hiệu, anh cố bơi lại con tàu và được mọi người cứu hộ.
"Lên tàu, được anh em cho uống cốc sữa nóng, tôi mới tin mình còn sống, cảm giác như được tái sinh. Được nối máy điện thoại nói chuyện với vợ, tôi thông báo Anh thoát chết rồi, em đừng lo lắng gì", anh Sáng kể và cho biết mong sớm nhận tin tốt lành từ đồng đội đang mất tích, để họ sớm về đoàn tụ với gia đình.
Thuyền viên Lộc đã tỉnh song chưa thể nói chuyện. Ảnh: Đức Hùng
Điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Cửa Lò ngoài anh Sáng còn có thuyền viên Ngô Cao Cường (25 tuổi, trú huyện Nam Đàn, Nghệ An). Anh Cường bị thương nặng ở chân và đầu, hiện đã tỉnh song không thể nói chuyện.
Bà Ngô Thị Long (chị họ) cho biết, Cường làm việc cho Công ty An Hải được 2 năm, mức lương 8-10 triệu đồng. "Hôm qua, nghe tin bão về, biết cháu đi biển cả gia đình vô cùng lo lắng. Đến 11h30 hôm nay, nhận tin từ Bộ đội Biên phòng Nghệ An báo vừa cứu nạn Cường, cả nhà như ngồi trên đống lửa", bà Long nói.
Khoảng 2h ngày 17.7, tàu VTB 26 trọng tải 5.100 tấn, chở 4.700 tấn than phát tín hiệu cấp cứu khi neo đậu tránh bão tại đảo Hòn Ngư (Nghệ An). Con tàu sau đó mất tín hiệu, 13 thuyền viên rơi xuống biển...
Theo Đức Hùng - Hải Bình (VNE)
Vụ chìm tàu chở 13 thuyền viên: Phát hiện thêm thi thể thứ 3 Đang trú bão thuộc vùng biển thuộc địa phận Đảo Ngư, chiếc tàu VTB-26 chở 4.700 tấn than cùng 13 thuyền viên bị chìm trong bão số 2. Hiện lực lượng cứu hộ đã cứu sống được 7 người và vừa phát hiện thi thể thứ 3. Chiều nay (17.7), ông Đinh Viết Hồng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An -...