Thêm nhiều nước khuyến nghị công dân rời khỏi Liban và Iran
Ngày 4/8, Phó Cố vấn Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng, ông Jonathan Finer, cho biết Mỹ đang kêu gọi công dân rời khỏi Liban và đang triển khai thêm năng lực quân sự ở Trung Đông như các biện pháp phòng ngừa và phòng thủ.
Ngôi nhà và phương tiện bị phá hủy trong vụ không kích của Israel xuống Chamaa, Liban ngày 2/8/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trả lời phỏng vấn trong chương trình “Face the Nation” của CBS, ông Jonathan Finer nêu rõ mục tiêu của Washington là giảm leo thang, răn đe và bảo vệ Israel.
Phát biểu được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng khu vực leo thang nhanh chóng sau vụ thủ lĩnh chính trị của phong trào Hồi giáo Hamas, Ismail Haniyeh, bị ám sát tại thủ đô Tehran của Iran ngày 31/7.
Trước đó 1 ngày, Israel thông báo tiến hành không kích ở thủ đô Beirut (Liban) khiến Fuad Shukr, một chỉ huy quân sự cấp cao của lực lượng Hezbollah, thiệt mạng.
Nhiều nước đã khuyến cáo công dân rời khỏi khu vực. Ngày 4/8, Pháp kêu gọi công dân nước này tạm thời rời khỏi Iran, cảnh báo không phận và sân bay ở Iran có thể đóng cửa do lo ngại gia tăng về xung đột trong khu vực.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Pháp nhấn mạnh khuyến cáo những công dân đang ở Iran nếu đủ khả năng nên tạm thời rời khỏi nước này. Trước đó cùng ngày, Pháp cũng đã kêu gọi công dân đang ở Liban rời khỏi nước này “sớm nhất có thể”.
Cùng ngày 4/8, Saudi Arabia cũng kêu gọi công dân nước này lập tức rời khỏi Liban. Trong thông báo đăng trên mạng xã hội X, Đại sứ quán Saudi Arabia tại Beirut cho biết đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến ở miền Nam Liban gần biên giới với Israel và nhắc lại khuyến cáo công dân Saudi Arabia rời khỏi lãnh thổ Liban ngay lập tức.
Tương tự, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng kêu gọi công dân nước này đang ở Liban và Israel rời khỏi các quốc gia này càng sớm càng tốt.
Theo hãng tin Yonhap, bộ trên đã tổ chức một cuộc họp để xem xét tình hình an ninh ở Trung Đông và xem xét các biện pháp bảo vệ an toàn cho người Hàn Quốc trong khu vực.
Video đang HOT
Chủ trì cuộc họp, Thứ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, bà Kang In-sun hối thúc công dân Hàn Quốc đang ở Liban và Israel rời khỏi các quốc gia này càng sớm càng tốt bằng các chuyến bay có sẵn. Bà cũng chỉ thị Bộ Ngoại giao và các phái bộ Hàn Quốc ở nước ngoài nỗ lực để đảm bảo an toàn cho người Hàn Quốc trong trường hợp khẩn cấp. Hiện tại, có khoảng 530 người Hàn Quốc ở Israel, 130 người ở Liban và 110 người ở Iran.
Hy vọng ngừng bắn tại Gaza 'tan thành mây khói' sau cái chết của thủ lĩnh Hamas
Vụ ám sát nhà lãnh đạo chính trị của Hamas đã đẩy Trung Đông vào một cuộc khủng hoảng mới và làm tiêu tan hy vọng mong manh về việc sớm kết thúc cuộc chiến giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas ở Gaza.
Người dân chờ được phát thực phẩm cứu trợ tại Beit Lahia, Dải Gaza, ngày 18/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đài truyền hình CNN dẫn tuyên bố của Hamas, trong một vụ tấn công ngày 30/7, Israel đã giết chết nhà lãnh đạo chính trị của Hamas là Ismail Haniyeh, ở Tehran (Iran) vài giờ sau khi Israel tuyên bố tấn công thủ đô Beirut của Liban, giết chết một chỉ huy cấp cao của Hezbollah. Về phần mình, Israel không xác nhận cũng không phủ nhận trách nhiệm về cái chết của thủ lĩnh Haniyeh.
Các chuyên gia cho rằng các vụ tấn công mới nhất đã phủ bóng đen lên nỗ lực đạt được thỏa thuận ngừng bắn và trao trả con tin ở Gaza, cũng như hy vọng giảm căng thẳng giữa Israel và các đối thủ thân Iran trong khu vực.
Tương lai ngừng bắn mờ mịt
Đàm phán về một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh ở Gaza và giải thoát những con tin Israel do Hamas bắt giữ đã gặp phải nhiều trở ngại trong nhiều tháng trước khi Haniyeh, một nhân vật chủ chốt trong các cuộc đàm phán, bị giết vào tối 30/7.
Gần đây nhất là vào đầu tháng 7, ông Haniyeh phụ trách liên lạc với các nhà hòa giải ở Qatar và Ai Cập để thảo luận về ý tưởng chấm dứt chiến tranh, làm dấy lên một số hy vọng rằng hai bên có thể đạt được một thỏa thuận khung.
Tuy nhiên, những điều đó bây giờ có thể đổ bể hoàn toàn sau cái chết của thủ lĩnh này.
Một nguồn tin biết rõ về các cuộc đàm phán nói với CNN rằng vụ ám sát Haniyeh có thể "làm phức tạp thêm các cuộc đàm phán hòa giải" vì nhân vật này là "công cụ then chốt" cho tiến trình đàm phán. Nguồn tin cho biết Haniyeh là người ra quyết định quan trọng cùng với thủ lĩnh quân sự của Hamas ở Gaza, Yahya Sinwar.
"Ông ấy là người nhìn thấy giá trị của một thỏa thuận và là công cụ để đạt được những đột phá nhất định trong các cuộc đàm phán. Ở giai đoạn này, vẫn chưa rõ tác động của các cuộc đàm phán ngừng bắn sẽ như thế nào", nguồn tin nêu rõ.
Thủ lĩnh phong trào Hồi giáo Hamas, ông Ismail Haniyeh. Ảnh: IRNA/TTXVN
Thủ tướng Qatar Mohammed bin Abdulrahman Al-Thani, người đóng vai trò hòa giải chủ chốt trong các cuộc đàm phán Israel-Hamas, viết trên mạng xã hội X sau khi thông tin về cái chết của Haniyeh lan truyền: "Các vụ ám sát chính trị và việc tiếp tục nhắm mục tiêu vào dân thường ở Gaza trong khi các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục khiến chúng tôi đặt câu hỏi, làm thế nào hòa giải có thể thành công khi một bên giết hại người đàm phán ở phía bên kia?".
Văn phòng chính trị của Hamas hiện đặt trụ sở tại Doha kể từ năm 2012.
Trong khi đó, các câu hỏi về tính toán của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, người mà nhiều nhà quan sát - bao gồm cả gia đình các con tin - đã cáo buộc cố tình trì hoãn các cuộc đàm phán và kéo dài chiến tranh, cũng được đặt ra.
Trita Parsi thuộc Viện Quincy, một tổ chức tư vấn chính sách đối ngoại có trụ sở tại Mỹ, nhận định trong một bài đăng trên X: "Ông Netanyahu đã hủy hoại một cách có hệ thống các cuộc đàm phán ngừng bắn vì việc kết thúc chiến tranh có thể sẽ chấm dứt sự nghiệp chính trị của ông ấy".
Gershon Baskin, một cựu nhà đàm phán về con tin người Israel, từng đóng vai trò là kênh liên lạc cho Hamas, lưu ý các cuộc đàm phán đã bế tắc ngay cả trước khi xảy ra vụ ám sát thủ lĩnh Haniyeh.
Quá trình đàm phán bị chùn bước cũng làm tăng nguy cơ đe dọa tính mạng của các con tin còn lại ở Gaza.
Diễn đàn Gia đình Con tin hôm thứ Tư cho biết thành tựu thực sự trong cuộc chiến chỉ có thể đạt được khi thả tất cả các con tin vẫn đang bị giam giữ, đồng thời cho biết họ kêu gọi chính phủ Israel và các nhà lãnh đạo toàn cầu kiên quyết thúc đẩy các cuộc đàm phán.
"Thời gian là điều cốt yếu. Đây là lúc cần một thỏa thuận", điễn đàn nhấn mạnh.
Theo dữ liệu từ văn phòng của Thủ tướng Netanyahu, có 111 con tin vẫn còn ở Gaza, trong đó có 39 người được cho là đã chết. Gia đình của họ đã nhiều lần chỉ trích ông Netanyahu vì không đảm bảo việc trả tự do cho họ.
Đau khổ tại Gaza tiếp diễn
Cuộc chiến mà Israel phát động để đáp trả các cuộc tấn công ngày 7/10/2023 của Hamas đã khiến gần như toàn bộ dân số 2 triệu người của Gaza phải di dời, với 86% lãnh thổ hiện nằm dưới lệnh sơ tán của Israel.
Không có lệnh ngừng bắn, người dân tại vùng đất bị bao vây này sẽ không có thời gian khôi phục sau cuộc chiến vốn đã giết chết hơn 39.000 người cho đến nay. Các vùng lãnh thổ đã bị san phẳng và một cuộc khủng hoảng nhân đạo đang nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát.
Bộ Ngoại giao Qatar ngày 31/7 cảnh báo vụ sát hại thủ lĩnh Haniyeh "sẽ dẫn đến việc khu vực rơi vào thời kỳ hỗn loạn và làm suy yếu cơ hội hòa bình".
Ai Cập, một trung gian hòa giải quan trọng trong cuộc xung đột, đã lên án "chính sách leo thang nguy hiểm của Israel" và cảnh báo chống lại chính sách ám sát phi lý vi phạm chủ quyền của các quốc gia.
Trong một tuyên bố, Ai Cập cho biết hai cuộc tấn công mới nhất có nguy cơ "châm ngòi" đối đầu trong khu vực.
Về phía Mỹ, Ngoại trưởng Antony Blinken cùng ngày cho biết Washington "không biết hoặc không liên quan đến" vụ giết Haniyeh. Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã nỗ lực ngay từ ngày đầu để đạt được lệnh ngừng bắn nhằm ngăn chặn xung đột lan sang các khu vực khác.
Theo ông HA Hellyer - học giả tại Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie và Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia ở London, Mỹ chưa sẵn sàng sử dụng đòn bẩy mà họ thực sự có đối với Israel để buộc Israel vào thế đàm phán nghiêm túc.
Đại giáo chủ Ali Khamenei xác nhận ông Masoud Pezeshkian giữ chức tổng thống Iran Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 28/7, nhà lãnh đạo tối cao của Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei đã chính thức xác nhận ông Masoud Pezeshkian là tổng thống thứ 9 của nước cộng hòa Hồi giáo. Tổng thống mới đắc cử Iran Masoud Pezeshkian. Ảnh: IRNA/TTXVN Trong tuyên bố, ông Khamenei nêu rõ: "Tôi xác nhận việc bỏ phiếu...