Thêm nhiều nước áp hạn chế với Ấn Độ
Trước “sóng thần” Covid-19 tại Ấn Độ, thêm nhiều nước quyết định đình chỉ bay và hạn chế nhập c ảnh với người đến từ quốc gia này.
Chính phủ Hà Lan từ 18h ngày 26/4 bắt đầu áp lệnh đình chỉ với tất cả chuyến bay tới Ấn Độ trong bối cảnh quốc gia này 4 ngày liên tiếp đều ghi nhận hơn 300.000 ca nhiễm mới. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực tới 12h ngày 1/5, nếu nội các không quyết định gia hạn thêm. Các chuyến bay chở hàng và chở nhân viên y tế sẽ được miễn trừ.
Nhân viên y tế đưa bệnh nhân Covid-19 trở nặng vào bệnh viện ở Mumbai, Ấn Độ, hôm 22/4. Ảnh: AFP.
Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng Hà Lan Cora van Nieuwenhuizen cho biết lệnh cấm được đưa ra sau khi nội các nhận được lời khuyên từ cơ quan y tế công cộng quốc gia RIVM về tình hình dịch bệnh phức tạp tại Ấn Độ.
Italy hôm 25/4 cũng ban lệnh hạn chế đi lại với Ấn Độ do lo ngại “sóng thần” Covid-19 tại vùng dịch lớn thứ hai thế giới. Bộ trưởng Y tế Italy Roberto Speranza cho biết đã ký lệnh cấm nhập cảnh với du khách nước ngoài từng đến Ấn Độ trong 14 ngày qua.
Công dân Italy vẫn được phép nhập cảnh nếu trở về từ Ấn Độ với điều kiện kết quả xét nghiệm nCoV lúc rời đi và lúc về nước đều phải âm tính. Những người này sau đó tiếp tục phải thực hiện cách ly theo quy định.
Iran hôm 24/4 tuyên bố sẽ cấm du khách từ Ấn Độ do tốc độ lây lan nCoV nhanh chóng ở quốc gia này. Tổng thống Iran Hassan Rouhani nhận định biến chủng nCoV ở Ấn Độ nguy hiểm hơn so với các biến chủng ở Anh và Brazil.
Cơ quan hàng không dân dụng của Iran sau đó nhanh chóng phát thông báo trên các phương tiện truyền thông rằng toàn bộ chuyến bay đến và đi từ Ấn Độ, Pakistan sẽ bị đình chỉ từ nửa đêm 25/4.
Kuwait cũng nối dài danh sách những nước áp hạn chế với Ấn Độ sau lệnh đình chỉ toàn bộ chuyến bay thương mại tới quốc gia này từ ngày 24/4 cho tới khi có thông báo mới. Quyết định của Kuwait được đưa ra dựa trên hướng dẫn của cơ quan y tế nước này, sau khi đánh giá tình hình Covid-19 toàn cầu.
Tất cả hành khách đến từ Ấn Độ hoặc từng đi qua quốc gia này sẽ bị cấm nhập cảnh vào Kuwait. Công dân Kuwait cùng người thân của họ và các loại hàng hóa sẽ được miễn trừ.
Thảm cảnh bên trong bệnh viện Ấn Độ. Video: Sky News.
Các nước như Anh, Pháp, Đức, Canada, Indonesia, Singapore và UAE trước đó cũng áp lệnh đình chỉ bay và áp hạn chế nhập cảnh với người đến từ Ấn Độ do lo ngại tình hình dịch bệnh phức tạp tại nước này.
Ấn Độ hiện ghi nhận hơn 17,3 triệu ca nhiễm và hơn 195.000 ca tử vong do nCoV, là vùng dịch lớn thứ hai thế giới. Tình hình Covid-19 ở nước này đang trở nên nghiêm trọng do khủng hoảng về nguồn cung oxy, vaccine, thuốc men, trong khi các bệnh viện gần như đã vỡ trận.
Nghi ngại ca tử vong Covid-19 Ấn Độ cao 5 lần báo cáo 25 Bệnh nhân Covid-19 Ấn Độ đổ đến đền xin oxy thở 27 Bệnh nhân Covid-19 Ấn Độ cưới trong bệnh viện Ấn Độ chật vật trong cơn khát oxy Thủ tướng Ấn Độ: Bão Covid-19 rung chuyển đất nước 26
G7 lên án quân đội Myanmar tấn công người biểu tình
Ngoại trưởng các nước G7 "lên án mạnh mẽ" hành vi bạo lực, trong đó có việc bắn đạn thật, của lực lượng an ninh Myanmar với người biểu tình.
"Sử dụng đạn thật chống lại người không vũ khí là điều không thể chấp nhận được. Bất kỳ ai phản ứng với biểu tình ôn hòa bằng bạo lực đều phải chịu trách nhiệm", ngoại trưởng các nước G7 hôm nay ra tuyên bố chung.
Khối G7 gồm Anh, Canada, Đức, Italy, Pháp, Mỹ và Nhật Bản cũng như đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu, nhắc lại lập trường phản đối với cuộc đảo chính ngày 1/2 của quân đội Myanmar và hành vi đàn áp các cuộc biểu tình.
Cảnh sát chống bạo động được triển khai ở Yangon để đối phó người biểu tình hôm 22/2. Ảnh: AFP
"Chúng tôi lên án việc đe dọa và đàn áp những người phản đối đảo chính. Chúng tôi bày tỏ quan ngại về đàn áp tự do ngôn luận, bao gồm cắt Internet và những sửa đổi hà khắc với luật tự do ngôn luận. Chúng tôi sẽ tiếp tục sát cánh với người dân Myanmar trong hành trình đòi dân chủ và tự do", tuyên bố của ngoại trưởng các nước G7 có đoạn.
G7 kêu gọi chấm dứt việc "nhắm mục tiêu có hệ thống" vào những người biểu tình là y bác sĩ, nhà báo, yêu cầu chính quyền quân sự Myanmar hủy bỏ tình trạng khẩn cấp đã tuyên bố. G7 cũng kêu gọi quân đội Myanmar cho phép các nhân viên cứu trợ nhân đạo được tiếp cận đầy đủ để hỗ trợ những người dễ bị tổn thương.
"Chúng tôi đồng lòng lên án đảo chính ở Myanmar. Chúng tôi một lần nữa kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều cho những người bị bắt giam tùy tiện, bao gồm Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và Tổng thống Win Myint".
Từ khi quân đội lên nắm quyền, 640 người Myanmar đã bị bắt giam trong các cuộc biểu tình chống đảo chính, theo nhóm giám sát của Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị.
Phần lớn đất nước Myanmar trở nên hỗn loạn sau vụ đảo chính hôm 1/2. Hàng chục nghìn người Myanmar đã xuống đường suốt nhiều ngày qua để biểu tình phản đối đảo chính, bất chấp lệnh giới nghiêm và các hạn chế của quân đội.
Ít nhất ba người đã thiệt mạng do trúng đạn từ lực lượng an ninh trong các cuộc biểu tình, trong khi quân đội Myanmar thông báo một sĩ quan cảnh sát cũng tử vong vì vết thương quá nặng khi đụng độ người biểu tình ở Mandalay.
Chính quyền quân sự của Myanmar đến nay vẫn tỏ ra không quan tâm tới những động thái lên án từ quốc tế. Anh, Mỹ và Canada đều đã tung ra các lệnh trừng phạt nhắm vào các tướng lĩnh quân đội hàng đầu nước này. Liên minh châu Âu tuyên bố sẵn sàng áp lệnh trừng phạt lên quân đội Myanmar.
Hơn 200 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 đã được tiêm chủng trên toàn thế giới Hãng tin AFP tổng hợp nhiều nguồn tin cho biết tính đến 17h ngày 20/2 (theo giờ Việt Nam), đã có 201.042.149 liều vaccine được tiêm chủng tại ít nhất 107 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó G7 - nhóm các nước công nghiệp phát triển chỉ chiếm 10% dân số thế giới, lại chiếm tới 45% tổng số...