Thêm nhiều hãng công nghệ lên kế hoạch rút hoàn toàn khỏi Nga
Các hãng công nghệ như Dell, Ericsson, Nokia đã thông báo kế hoạch rút lui hoàn toàn khỏi Nga sau thời gian tạm dừng hoạt động kinh doanh.
Ericsson cho biết sẽ dần rút khỏi Nga trong các tháng tới, trong khi Nokia dự định làm như vậy cho đến cuối năm. Logitech cũng nói dự định đóng cửa các hoạt động còn lại ở Nga sau khi tạm dừng kinh doanh vào tháng 3.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp công nghệ nước ngoài bán hoặc từ bỏ kinh doanh ở Nga sau thời gian đóng băng hoạt động hồi cuối tháng 2, khi Nga tấn công Ukraine.
Logo Ericsson tại trụ sở chính ở Stockholm, Thụy Điển ngày 14/6/2018. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Theo nhà phân tích Paolo Pescatore của hãng PP Foresight, quy trình phải được lên kế hoạch thận trọng xét tới các thách thức chính trị đang diễn ra. Trong khi Ericsson đã tạm dừng kinh doanh ở Nga vô thời hạn từ tháng 4, Nokia tiến một bước xa hơn khi nói sẽ rút lui hoàn toàn.
Ngày 29/8, người phát ngôn Nokia cho biết sẽ duy trì hiện diện chính thức cho đến khi việc đóng cửa hợp pháp hoàn tất. Ericsson cho nhân viên nghỉ phép có lương từ đầu năm nay và dự phòng 95 triệu USD trong quý I cho kế hoạch rút lui.
Có khoảng 400 nhân viên Ericsson ở Nga. Công ty sẽ hỗ trợ tài chính cho những người bị ảnh hưởng. Nokia có khoảng 2.000 nhân viên tại đây. Các hoạt động còn lại trong nước nhằm duy trì mạng lưới quan trọng, tuân thủ nghĩa vụ hợp đồng và nhân đạo.
Theo hãng thông tấn Reuters, khi Ericsson và Nokia rút khỏi Nga, các nhà mạng như MTS và Tele2 sẽ phụ thuộc hơn vào doanh nghiệp Trung Quốc như Huawei, ZTE. Nhật báo Kommersant của Nga đưa tin một số nhân viên Ericsson sẽ chuyển sang công ty mới do các lãnh đạo cao cấp của Ericsson thành lập ở Nga.
Các nhà bán lẻ công nghệ ồ ạt 'lấn sân' thị trường thuốc
Nguồn tin của Vietnamnet cho hay một công ty bán lẻ công nghệ đang lên kế hoạch lấn sân sang bán thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, vật tư y tế.
Mới đây, một công ty bán lẻ công nghệ đã lên kế hoạch nhảy vào thị trường bán thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, vật tư y tế. Đây là công ty có tiềm lực và độ bao phủ thị trường tốt. Hiện công ty này chưa tiết lộ kế hoạch cho mảng thị trường mới của họ. Nếu công ty này nhập cuộc thì trường thì đây sẽ là nhà bán lẻ công nghệ thứ ba tham gia thị trường phân phối thuốc sau Thế giới Di Động và FPT.
Theo con số của Thế Giới Di Động, quy mô toàn thị trường bán lẻ dược phẩm vào khoảng 8,2 tỷ USD. Trong đó, phần lớn doanh thu nằm ở các nhà thuốc trong bệnh viện, còn lại khoảng 2,2 tỷ USD dành cho nhà thuốc bên ngoài - đây không phải con số lớn, song nó vẫn là cơ hội và có khoảng trống để các nhà bán lẻ công nghệ nhảy vào.
Hiện Long Châu có hơn 700 cửa hàng tại 63 tỉnh thành và trở thành nhà thuốc có độ phủ lớn nhất cho đến thời điểm này.
FPT vẫn đang tiếp tục mở rộng chuỗi phân phối thuốc Long Châu, áp dụng chiến lược cạnh tranh về giá, nhất là ở các địa phương. Theo đó, Long Châu không áp dụng chính sách giá thống nhất trên toàn hệ thống mà sẽ bán với giá rẻ hơn tại các tỉnh thành nơi người dân có thu nhập trung bình thấp. Điều này làm giảm biên lợi nhuận trong thời gian đầu, nhưng sẽ tăng hiệu quả và lợi thế quy mô cho chuỗi nhà thuốc.
"Hiện Long Châu có hơn 700 cửa hàng tại 63 tỉnh thành và trở thành nhà thuốc có độ phủ lớn nhất cho đến thời điểm này. Chúng tôi tập trung chiến lược để có mức giá cạnh tranh nhất và bắt đầu có lãi", đại diện chuỗi Long Châu nói.
Trước đó, năm 2017, Thế Giới Di Động đã mua lại nhà thuốc Phúc An Khang, đổi tên thành An Khang và dồn lực phát triển khi nhận thấy cơ hội hậu Covid-19. Các nhà thuốc liên tục được nhân rộng, nằm trong top đầu tăng trưởng và dần rút ngắn khoảng cách với những đối thủ như Long Châu, Pharmacity...
Thế Giới Di Động hiện có trên 500 cửa hàng thuốc. Mức doanh thu còn thấp, nhưng đây là lĩnh vực có nhiều dư địa để tăng mạnh doanh số khi nhu cầu của người tiêu dùng rất lớn.
Ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO Thế Giới Di Động chia sẻ với ICTnews: "Điểm giống nhau của ngành bán lẻ dược phẩm hiện nay với ngành điện thoại chục năm trước chính là kênh bán lẻ truyền thống đang chiếm thị phần lớn. Tôi tin rằng khi các chuỗi dược phẩm hiện đại mở ra thì các kênh truyền thống sẽ bị thu hẹp".
"Cuối năm nay, doanh thu dự kiến toàn chuỗi An Khang khoảng trên 2.000 tỷ đồng. Năm sau nếu chúng tôi đủ 2.000 cửa hàng thì con số sẽ tăng lên nhiều hơn. Hiện nay, các nhà thuốc cũng đủ thời gian để tạo doanh thu. Chúng tôi đã qua thời gian "gieo", giờ bắt đầu "gặt". Với doanh thu 500-600 triệu/cửa hàng/tháng, mở dần dần lên 2.000 cửa hàng vào cuối năm sau thì dự kiến doanh thu khoảng 8.000-10.000 tỷ đồng/năm", ông Đoàn Văn Hiểu Em nói.
Việc các nhà bán lẻ công nghệ dồn dập nhảy vào lĩnh vực bán lẻ thuốc và thiết bị y tế có thể dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ giống như họ đã làm với thị trường bán lẻ điện thoại. Rất có thể nhiều nhà thuốc tư nhân nhỏ sẽ không thể cạnh tranh nổi với các chuỗi bán lẻ thuốc của FPT hay Thế Giới Di Động giống như việc biến mất của hàng loạt cửa hàng bán lẻ điện thoại trước đây.
SpaceX và T-Mobile 'bắt tay' phủ sóng di động tới các khu vực hẻo lánh nhất Công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk và nhà mạng T-Mobile (Mỹ) đã Biểu tượng của SpaceX và T-Mobile . Ảnh: AFP/TTXVN Theo kế hoạch, mạng không dây của T-Mobile sẽ được định tuyến thông qua các vệ tinh Starlink của SpaceX ở quỹ đạo gần Trái Đất. T-Mobile cho biết hầu hết điện thoại thông minh từng kết nối với mạng...