Thêm nhiều đường, nhà nứt toác, chực sập xuống sông Đà
Hơn 8 hộ dân với 24 nhân khẩu nằm sát sông Đà đoạn qua xóm Máy Giấy (xã Dân Hạ, Kỳ sơn, Hòa Bình) phải di dời khẩn cấp vì những ngôi nhà của họ đang bị sụt lún nghiêm trọng và có nguy cơ trôi xuống dòng sông Đà bất cứ lúc nào…
Ngày 3/8, mặt đường tỉnh lộ 445 đoạn qua xóm Máy Giấy (xã Dân Hạ) vẫn đang tiếp tục bị sạt lở nghiêm trọng, chính quyền địa phương đã phải đặt biển cấm các phương tiện qua lại.
Ngày 30/7, tình trạng sạt lở đất do mưa lũ kéo dài nhiều ngày đã khiến 4 hộ dân với 10 nhân khẩu tại xóm Máy Giấy phải di dời khẩn cấp. Do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, đêm 31/7 chính quyền địa phương phối hợp di dời tiếp 4 hộ dân nằm trong diện cảnh báo nguy hiểm.
Mặt đường tỉnh 445 xuất hiện vết nứt kéo dài khoảng 100 m, rộng 20 cm. Khu vực lún diện tích khoảng 300 m2 và có nguy cơ trượt xuống sông Đà
Chia sẻ với PV, Trung tá Bùi Mạnh Hà – Phó trưởng Công an huyện Kỳ Sơn cho biết: “Hiện tại, chính quyền địa phương đã sắp xếp chỗ ăn, chỗ ngủ cho 8 hộ dân ở khu vực nhà máy giấy nằm tại xóm Máy Giấy, để bà con có điều kiện ổn định cuộc sống”
Đoạn lún sâu nhất lên tới 60cm so với mặt bằng ban đầu
Video đang HOT
“Mấy ngày hôm nay, cứ đêm xuống là tôi không ngủ được, người uể oải vì không quen nhà, không có điện, không nước. Tình trạng sạt lở diễn ra rất nhanh và cũng là lần sạt lở nặng nhất từ trước tới nay”, một người dân tại đây cho biết.
Bị cấm đường nên người dân phải cõng gạo về nhà.
Đến thời điểm hiện tại, có một gia đình đang ở nhà văn hóa xóm Máy Giấy, hai gia đình ở tại khu nhà công vụ nhà máy giấy, năm hộ còn lại di chuyển đến nhà người thân ở quanh xóm.
“Hai năm vừa qua, tình trạng sạt lở ngày càng nặng hơn, nhưng kinh tế gia đình không có nên ở liều như vậy. Đến năm nay, nhà bị sạt lở to hơn và không thể ở lại, nên phải chuyển sang ở nhờ phòng bảo vệ của nhà máy giấy. Hiện tại gia đình tôi và gia đình em trai ở chung 1 phòng”, chị Hà Thị Kim Dung chia sẻ.
Trước tình trạng nêu trên, ông Hoàng Văn Minh – Phó chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết: “Trước mắt chúng tôi xin UBND tỉnh xây dựng khu tái định cư cho 8 hộ dân nằm trong vùng bị sạt lở. UBND huyện đang thực địa vị trí xây dựng khu tái định cư cho bà con, với quy mô khoảng 1ha, nhằm đảm bảo cho bà con yên tâm sinh sống”.
Quân Đỗ
Theo Dantri
Cử ngay đoàn công tác đánh giá toàn diện tình hình sạt lở tại Hòa Bình
Kiểm tra thực địa và làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Hòa Bình, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu tổ chức ngay đoàn công tác để đánh giá toàn diện tình hình sạt lở tại Hòa Bình, bảo vệ hiện trường, khẩn trương di dời người dân khỏi khu vực nguy hiểm.
Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong vài ngày qua đã xuất hiện đợt mưa to trên diện rộng, đồng thời Nhà máy Thủy điện Hòa Bình tiến hành xả lũ từ ngày 8.7, thời điểm xả lớn nhất là 4 cửa xả đáy kết hợp phát điện tối đa 8 tổ máy. Đến 10h ngày 30.7, đã đóng hoàn toàn các cửa xả đáy, mực nước hạ lưu thủy điện hạ thấp từ 16,88m (13h ngày 29.7) hạ xuống mức 13,6m (7h sáng 31.7). Vùng hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình tại khu vực huyện Kỳ Sơn và TP.Hòa Bình đã xuất hiện hiện tượng sạt lở bờ sông khẩn cấp.
Cụ thể, tại lý trình Km3, đường tỉnh 445 thuộc khu vực xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn xuất hiện hiện tượng sạt lở ta luy dương với khối lượng khoảng 600m3. Từ lý trình 3 100 đến lý trình 3 200, mặt đường xuất hiện vết nứt trên mặt đường kéo dài khoảng 100m; chiều rộng vết nứt lớn nhất khoảng 20cm; mặt đường có chỗ lún sâu hơn 40cm. Việc sụt lún này đã tạo thành một khu vực có diện tích khoảng 300m2 và có nguy cơ trượt xuống sông Đà.
Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình Nguyễn Văn Quang nhấn mạnh, việc sụt lún này làm ảnh hưởng trực tiếp đến 4 hộ dân phía taluy âm, 3 hộ dân phía taluy dương cũng có nguy cơ tiềm ẩn và làm ách tắc giao thông toàn bộ khu vực này của đường tỉnh 445.
Tại khu vực tổ 26, phường Đồng Tiến, TP.Hòa Bình vào hồi 18h ngày 30.7 đã xảy ra hiện tượng sạt lở bờ sông trên diện rộng làm nhà của 29 hộ dân (28 hộ có nhà xây, 1 hộ có đất trống) bị thiệt hại và đổ xuống lòng sông Đà. Trong đó, 9 hộ với 22 nhân khẩu vị sập nhà hoàn toàn; 10 hộ (27 nhân khấu) bị sập nửa nhà; 9 hộ (17 nhân khẩu) nhà bị rạn nứt lớn có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào.
Trước những diễn biến phức tạp của mưa lũ, tại khu vực xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, chính quyền địa phương đã di dời 4 hộ dân (10 nhân khẩu) đến nơi an toàn; hiện đang tiếp tục theo dõi và di dời tiếp 3 họ dân phía taluy dương. Đồng thời, chính quyền thường xuyên cử lực lượng theo dõi, ứng trực, cắt cử lực lượng công an, dân quân tự vệ cảnh giới cấm toàn bộ phương tiện và người dân vào khu vực nguy hiểm.
Tại khu vực tổ 25-26, phường Đồng Tiến, TP.Hoà Bình đã tổ chức di dời an toàn 35 hộ dân đến nơi ở tạm; tổ chức lực lượng công an, quân đội đảm bảo an toàn, an ninh tại khu vực sạt lở, điều tiết giao thông.
Tại cuộc họp, Hoà Bình đề nghị trung ương hỗ trợ khẩn cấp gần 400 tỷ đồng để khắc phục ngay những thiệt hại nguy hiểm do mưa lũ gây ra.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, tỉnh Hoà Bình cần phối hợp với các Bộ, ngành trung ương tổ chức rà soát lại toàn cung sạt lở, từ đó có kiến nghị tổng thể, khắc phục khẩn cấp khi thiên tai tiếp tục tàn phá, gây hậu quả nghiêm trọng hơn.
"Ngày mai (1.8), Bộ NNPTNT sẽ cử một thứ trưởng cùng với các chuyên gia, nhà khoa học lên để cùng với tỉnh Hoà Bình đánh giá lại toàn diện", Bộ trưởng nói.
Đánh giá toàn diện, bảo đảm an toàn, đời sống người dân
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thăm hỏi người dân vùng sạt lở ở Hòa Bình.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chia sẻ những khó khăn, mất mát, gửi lời thăm hỏi đến các hộ dân bị thiệt hại nặng nề do đợt mưa lũ vừa qua.
Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao các cơ quan chức năng của tỉnh Hoà Bình trong việc di dời người dân khỏi khu vực nguy hiểm, do đó đảm bảo không xảy ra thiệt hại về tính mạng của người dân.
Trong những ngày tới, diễn biến mưa lũ vẫn còn rất phức tạp, do đó Phó Thủ tướng yêu cầu không được chủ quan, phải chủ động ứng phó với diễn biến của mưa lũ.
"Phải tiếp tục đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng cho người dân. Lãnh đạo tỉnh, các cơ quan chức năng rà soát lại tất cả các vị trí có thể nguy hiểm để có kế hoạch di dời dân, không để người dân còn ở hoặc quay lại các công trình nguy hiểm", Phó Thủ tướng yêu cầu.
Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo địa phương phải đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân phải đi sơ tán. Trước yêu cầu đặt ra là người dân phải có chỗ ở ổn định, địa phương chủ động hỗ trợ những nhu yếu phẩm cần thiết, tuyệt đối không để hộ dân nào thiếu chỗ ở, lương thực, thuốc men.
Vai trò của lãnh đạo cơ sở là đặc biệt quan trọng, xem xét kỷ luật những lãnh đạo cơ sở lơ là, thiếu trách nhiệm với người dân trong mưa lũ.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu sớm tìm quỹ đất phù hợp để quy hoạch, phát triển hạ tầng, hỗ trợ người dân bị sạt lở có thể sớm xây dựng lại nhà ở.
"Các lực lượng chức năng cũng phải tập trung khắc phục sự cố, chuẩn bị các phương án để ứng phó với mọi tình huống xấu có thể xảy ra. Phải kiểm tra lại tất cả các phương án ứng phó, đặc biệt về phương tiện, thiết bị, phương án chỉ huy, huy động lực lượng", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ NNPTNT, Bộ Xây Dựng, Bộ Giao thông vận tải đánh giá nguyên nhân sạt lở và ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng, giao thông. Trước mắt, các bộ phải điều tra các vị trí nguy hiểm cũng như đánh giá toàn tuyến để đề ra các giải pháp khắc phục, kiến nghị với địa phương bố trí lại dân cư. "Ngay sau cuộc họp này, các Bộ phải cử đoàn công tác để khẩn trương điều tra nguyên nhân, đề xuất giải pháp xử lý khẩn cấp", Phó Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh.
Về các kiến nghị của địa phương, Phó Thủ tướng đề nghị Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương tổng hợp, xác định rõ những nội dung cần hỗ trợ khẩn cấp và trong trung hạn để có giải pháp xử lý phù hợp.
Theo Dantri
Nhà cao tầng đổ nhào xuống sông Đà: Sơ tán dân khẩn cấp Tính đến 11h trưa nay, có 9 nhà bị đổ sập hoàn toàn xuống sông Đà, 10 ngôi nhà sập một phần, 9 nhà có dấu hiệu bị nứt nẻ và 7 nhà thuộc diện nguy hiểm cần di dời. Trao đổi với VietNamNet sáng nay, ông Nguyễn Tiến Mạnh, Chủ tịch UBND phường Đồng Tiến (TP Hoà Bình, tỉnh Hòa Bình) cho...