Thêm nhiều bệnh nhân chạy thận nhiễm nCoV
Ba trong 22 ca mắc Covid-19 công bố ngày 7/8 là bệnh nhân chạy thận nhiều năm tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Theo Ban chỉ đạo phòng chống Covid -19 Đà Nẵng, trong 22 ca nhiễm mới trên địa bàn công bố ngày 7/8 có ba bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đà Nẵng. Các bệnh nhân được xét nghiệm dịch hầu họng ngày 6/8, cho kết quả dương tính với nCoV một ngày sau đó.
“Bệnh nhân 763″, 46 tuổi, trú phường An Hải Đông, quận Sơn Trà. Anh có tiền sử suy thận, chạy thận nhân tạo ngoại trú tại Bệnh viện Đà Nẵng nhiều năm. Trước 26/7, mỗi tuần bệnh nhân chạy thận hai lần tại Khoa Thận nhân tạo, xong việc về thẳng nhà, chỉ tiếp xúc người thân.
Ngày 26/7, anh được xe của Bệnh viện Đà Nẵng chở đi chạy thận nhân tạo, chuyển cách ly tại Khách sạn Luna Diamond Đà Nẵng từ 27/7 đến 5/8. Hiện, bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang.
Video đang HOT
Bệnh nhân chạy thận xếp hàng để vào bệnh viện điều trị. Ảnh: Nguyễn Đông
“Bệnh nhân 764″, cán bộ hưu trí, 67 tuổi, trú phường Hòa Thuận Đông, quận Hải Châu. Ông có tiền sử suy thận mạn, chạy thận nhân tạo hai năm nay. Một tuần hai lần, con trai chở ông đi chạy thận tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Từ 1 /7 đến 13/7, ông nhập viện tại Khoa Nội thận – Nội tiết. Ngoài vợ chăm sóc, ông còn có con dâu vào thăm. Sáng 14/7, bệnh nhân xuất viện nhưng té ngã nên trở lại Khoa cấp cứu, rồi chuyển sang Khoa Nội thận – Nội tiết, điều trị đến ngày 28/7. Cùng ngày, ông được đưa đi cách ly tại Khách sạn Luna Diamond Đà Nẵng cùng các bệnh nhân chạy thận khác.
“Bệnh nhân 766″, 65 tuổi, trú phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn. Mỗi tuần vào ngày 3, 5, 7, bà đi chạy thận tại Bệnh viện Đà Nẵng rồi trở về nhà, không đi nơi khác.
Từ 27/7 đến 4/8, bà được chuyển đến khu cách ly tập trung cùng các bệnh nhân khác, được xe bệnh viện đưa đi chạy chận rồi về lại khách sạn cách ly, không đi nơi khác.
Covid-19 được xem là “hiểm hoạ” với bệnh nhân chạy thận, bởi họ phải lọc máu theo chu kỳ, sức đề kháng kém, nhiều bệnh lý nền. Cuộc sống của những bệnh nhân này gắn chặt với bệnh viện nên nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Giải tỏa 1.900 bệnh nhân ở Bệnh viện Đà Nẵng
1.900 bệnh nhân ở Bệnh viện Đà Nẵng từ trước khi bị phong tỏa đã được chuyển đến các cơ sở y tế khác, nay chỉ còn 300 bệnh nhân.
"Trong số 300 bệnh nhân này, không có ca dương tính với nCoV. Áp lực tại Bệnh viện Đà Nẵng đã giảm đi rất nhiều", Phó Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh Nguyễn Trọng Khoa cho biết chiều 7/8.
Ông Khoa cho hay ngay khi Đội công tác đặc biệt của Bộ Y tế vào chi viện cho Đà Nẵng, việc ưu tiên hàng đầu là vừa phải tập trung lực lượng cứu chữa bệnh nhân thường, đồng thời giải tỏa bệnh nhân Covid-19 nặng đang nằm ở Bệnh viện Đà Nẵng đến các cơ sở y tế khác.
Cụ thể, bệnh nhân Covid-19 đã được đưa về Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang. Bộ Y tế giao các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy chi viện phụ trách Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Bệnh viện Bạch Mai phụ trách Trung tâm Y tế Hòa Vang.
Bệnh viện Phổi Đà Nẵng đã thành lập một đơn vị điều trị riêng bệnh nhân Covid-19. Trung tâm Y tế Hòa Vang cũng thiết lập đơn vị lọc máu để chạy thận cho những người mắc Covid-19 đang suy thận mạn. "Bình thường việc thiết lập những đơn vị như vậy mất rất nhiều thời gian, nhưng trong bối cảnh chống dịch, chỉ trong vòng một tuần tất cả đã hoàn thành", ông Khoa nói.
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh. Ảnh: Lê Bảo.
Ông Khoa cho biết thêm hiện nhiều bệnh nhân Covid-19 ở Đà Nẵng tiên lượng tử vong. Trước khi nhiễm nCoV, họ đều có nhiều bệnh nền, đang được điều trị tích cực.
"Điều lo ngại nhất chính là ổ dịch xuất hiện đầu tiên ở các khoa có bệnh nhân nặng, nhiều bệnh nền như Hồi sức cấp cứu, Nội thận tiết niệu, Nội tổng hợp. Khi mắc Covid-19, họ dễ tăng nặng", ông Khoa nói.
Đợt dịch này số bệnh nhân nặng rất nhiều, Bộ Y tế huy động tổng lực chuyên gia về lĩnh vực hồi sức cấp cứu mới có thể cứu chữa được. Đồng thời, cũng phải huy động rất nhiều phương tiện vật tư liên quan đến cấp cứu và hồi sức, theo ông Khoa.
Nhiều bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm đã được Bộ Y tế điều động từ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM... Đây là lực lượng thuộc loại tinh nhuệ nhất của ngành y tế.
Quảng Trị phong tỏa nhiều khu vực sau khi có 2 ca mắc COVID-19 Ngoài việc phong tỏa khu vực 2 bệnh nhân COVID-19 sinh sống, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị khẩn trương truy vết các trường hợp F1, F2 liên quan. Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị phong tỏa khu vực các bệnh nhân COVID-19 sinh sống. Chiều 7/8, ông Đỗ Văn Hùng- Giám đốc Sở Y tế, Phó Trưởng Ban Thường trực...