Thêm nguy kịch vì tin quảng cáo “nổ” chữa trĩ tại phòng khám tư
Vì tin lời quảng cáo “chữa trĩ một lần là khỏi” tại các phòng khám tư, không ít bệnh nhân sau một lần chữa trở nên loét, hoạt tử hậu môn phải vội vào bệnh viện nhà nước can thiệp, với di chứng nặng nề hơn rất nhiều so với trước khi được chữa trị.
Đủ “chiêu” vống bệnh
Cách đây hơn 1 tháng, chị N.T.Hoa (Hồ Xuân Hương, Hà Nội) đến một phòng khám Trung Quốc trên đường Giải Phóng để khám trĩ. Chị đi khám trĩ vì lý do: Đại tiện có vật lòi ra đã 2 năm, dù dùng tay đẩy nó cũng không lên. Thỉnh thoảng có chảy máu dù ít, không đau, đã dùng thuốc nhưng không hiệu quả.
Hình ảnh nội soi trĩ của chị là một búi trĩ to lồi hẳn ra ngoài, lại thêm có polip trực tràng lồi hẳn lên, bác sĩ chẩn đoán chị bị trĩ ngoại, nhũ đầu hậu môn phì đại buộc phải điều trị bằng nhiều phương pháp như dùng máy điện não trực tràng tổng hợp HCPT kết hợp với dùng thuốc tiêu viêm, vật lý trị liệu… khiến chị Hoa rất hoang mang.
Kết quả nội soi trĩ của bệnh nhân Hoa tại phòng khám ngoài với hình ảnh rất “khiếp sợ” và có polip trực tràng. Ảnh: H.Hải
“Nhìn hình ảnh hậu môn, trực tràng mà bác sĩ đưa cho tôi, tôi hoảng lắm, tự mình cũng thấy kinh, huống hồ là ông xã nên định tặc lưỡi nộp tiền chữa trị dù phí điều trị rất đắt đỏ, khoảng 25 triệu đồng.Nhưng quả thực số tiền đó quá lớn so với một người làm văn phòng như tôi, nên tôi đã khất phòng khám và tới BV Y học cổ truyền TƯ khám lạị”.
Tại BV Y học cồ truyền TƯ, chị Hoa được Bác sĩ Trần Thụy Anh, Phó trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng trực tiếp tiến hành nội soi trĩ. Hình ảnh nội soi cho kết quả trái ngược hoàn toàn với kết quả mà chị Hoa khám ở phòng khám ngoài.
Và kết quả nội soi tại BV Y học cổ truyền T.Ư khác hoàn toàn với chẩn đoán của phòng khám bên ngoài. Ảnh: H.Hải
Video đang HOT
Hai kết quả hoàn toàn trái ngược. Ảnh: H.Hải
“Chị Hoa bị trĩ nội độ 3, không có polip trực tràng và hình ảnh trĩ cũng rất “đẹp” chứ không sần sùi, nứt nẻ như hình ảnh phòng khám cung cấp”, BS Thụy Anh nói.
“Không chỉ riêng bệnh nhân này mà rất nhiều bệnh nhân đến các phòng khám này bị phóng đại bệnh. Họ dùng thủ thuật dán một hình ảnh khác với biểu hiện nặng nề hơn vào kết quả nội soi, khiến bệnh nhân nghĩ bệnh mình nguy kịch nhưng thực tế lại không phải vậy”, BS Thụy Anh nói.
Tại BV Y học cổ truyền TƯ cũng từng gặp ca bệnh mà một cụ ông 75 tuổi đến khám bởi vẫn bị máu tươi rò rỉ ra vùng hậu môn kể cả những lúc không đi đại tiện, dù trước đó ông đã được cắt trĩ tại phòng khám tư.
Kết quả nội soi khiến các bác sĩ giật mình bởi ngay sát cửa hậu môn của bệnh nhân có khối u rất to. “Đây mới là nguyên nhân khiến bệnh nhân không đại tiện vẫn chảy máu bởi khối u phát triển to, xâm lấn. Với một khối u to như vậy, việc đầu tiên là phải chuyển ngay bệnh nhân tới chuyên khoa ung bướu để xem có phải ung thư không, xử lý nguy cấp hơn nhiều so với việc xử lý trĩ”, BS Thụy Anh bức xúc nói.
Cùng quan điểm này, thầy thuốc ưu tú, BS CK II Hoàng Đình Lân, chủ nhiệm khoa Ngoại BV Y học cổ truyền TƯ, Tổng thư ký Hội Hội môn trực tràng Việt Nam, bức xúc trước cách quảng cáo “nổ”, chữa bệnh ẩu khiến người bệnh có nhiều tai biến và rồi bệnh viện lại là nơi phải xử lý những tai biến đó.
“Mỗi ngày không dưới 1 – 2 trường hợp tương tự đến viện khám vì bị phòng khám tư Trung Quốc làm ẩu. Bệnh nhân đến tổn thương trầm trọng hơn rất nhiều so với tình trạng trĩ ban đầu của họ. Vì trĩ thì không khỏi, vẫn còn nguyên nhưng lại kèm theo đau rát, hoại tử, tổn thương loét rộng vùng hậu môn. Bệnh nhân đến, nói với chúng tôi, phòng khám nói đã chữa cơ bản xong rồi, giờ đến bệnh viện đông y làm nốt. Trước những biến chứng đau đớn của người bệnh, chúng tôi không thể làm ngơ”, BS Lân bức xúc nói.
Mới đây nhất, cũng một bệnh nhân là thanh niên điều trị ở Maria mất 32 triệu. Đang điều trị ở đó thì phòng khám này gặp sự cố có người tử vong nên phải đóng cửa và bệnh nhân này đã về BV Y học cổ truyền chữa trĩ. “Hình ảnh vùng hậu môn rất kinh khủng do bị loét, hoạt tử trong khi búi trĩ vẫn còn nguyên”, BS Thụy Anh cho biết.
Không có chuyện “một lần là khỏi”
Đó là khẳng định của thầy thuốc ưu tú Hoàng Đình Lân. “Nói chữa trĩ một lần là khỏi là nói vống, nói quá lên còn thực tế ko có chuyện chữa một lần là khỏi vì tỉ lệ tái phát trĩ rất nhiều. Cách quảng cáo này rất nguy hiểm, nó gây cho người bệnh sự lầm tưởng và “móc túi” người bệnh một cách dễ dàng. Còn trĩ không bao giờ khỏi dứt điểm. Dứt điểm là dứt điểm triệu chứng, chảy máu, sa lồi thôi còn tỉ lệ tái phát trĩ rất nhiều”, BS Lân nói.
Ông giải thích thêm, trĩ không khỏi triệt để bởi trĩ là do nguyên nhân khác gây ra, muốn triệt để là phải triệt để nguyên nhân sinh ra búi trĩ. Trong khi đó, nguyên nhân sinh ra trĩ như viêm đại tràng mãn (khó chữa hết), do chửa đẻ (phải ngừng chửa đẻ), do uống rượu, sinh hoạt bừa bãi… phải điều chỉnh mới hết. Còn phẫu thuật hoặc điều trị nội khoa triệt để trĩ là cách nói thái quá và không đúng. Vì thế, tỉ lệ trĩ tái phát phổ biến, có người sau 1 năm, nhưng cũng có người 10 năm sau mới tái phát.
“Trĩ là một bệnh gặp phổ biến, khi điều trị không đúng gây loét, viêm hoại tử rất nguy hiểm, thậm chí nguy kịch tới tính mạng do tình trạng nhiễm trùng vùng hậu môn có thể gây nhiễm trùng huyết hoặc chảy máu gây trụy tim mạch. Hơn nữa, trĩ không chỉ là một bệnh mà nó kết hợp với bệnh mãn tính của họ, phối hợp vào trội lên gây ảnh hưởng tính mạng. Ví dụ đau quá ở bệnh nhân huyết áp cao gây tăng huyết áp, tai biến mạch máu não. Những trường hợp viêm thận, suy thận, đái đường vết thương không liền được, chảy máu liên tục cũng nguy hiểm tính mạng người bệnh. Vì thế, nếu bị trĩ, tốt nhất người bệnh nên đến các trung tâm chuyên khoa tiêu hóa và hậu môn trực tràng, chớ nghe quảng cáo bên ngoài. Bởi theo quốc tế, phải có bằng cấp chuyên khoa sâu theo đúng quy định về hậu môn trực tràng mới có thể can thiệp chữa trĩ cho bệnh nhân. Việc can thiệp tùy tiện có thể khiến người bệnh tiền mất, tật mang thêm, nguy hiểm tính mạng”, BS Lân khuyến cáo.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Ngày "xì hơi" hàng chục lần có phải là bệnh?
"Tôi thường hay bị... "xì hơi" (đánh rắm) liên tục, trung bình mỗi ngày cũng phải 15 lần, thậm chí có ngày kỉ lục, tôi đếm được tới hơn 20 lần. Liệu có phải là tôi bị bệnh gì không? Nếu là bệnh thì tôi phải chữa thế nào?
Nhiều độc giả nam giới đã gửi thư tới tòa soạn bày tỏ băn khoăn: Liệu việc "thả bom" liên tiếp đó có phải là bệnh không.
Nhiều người bị xì hơi thường xuyên, liên tục nhiều ngày liền mà không biết nguyên nhân.
Nhiều người bị "xì hơi" thường xuyên mà không biết nguyên nhân.
Thực sự, tôi rất xấu hổ và mặc cảm. Nhiều lúc ngượng chín mặt vì khi ở giữa đám đông mà mình thì cứ phát ra tiếng "ít, ít.. ủm, ủm", rồi sau đó là thứ mùi kì dị bốc ra. Nhiều khi tôi cũng cố nhịn nhưng khốn nỗi, càng nhịn thì lúc hơi xì ra, tiếng kêu càng dài, càng to hơn.
Vì thế, mỗi khi đến cơ quan hay chỗ đông người, tôi không bao giờ dám ngồi gần ai. Hiện tượng này có thể là tôi có từ lúc còn nhỏ, nhưng khi đó, tôi không để tâm lắm.
Liệu có phải là tôi bị bệnh gì không? Nếu là bệnh thì tôi phải chữa thế nào?
(Độc giả Trung Hòa ở Thanh Trì, Hà Nội)
Bác sĩ Cao Đức Hy, nguyên trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội chia sẻ: "Xì hơi" hay còn gọi là trung tiện, là do nguồn thức ăn khi chưa tiêu hóa hết ở dạ dày xuống đại tràng được các vi khuẩn tiếp tục phân hủy và bài tiết ra khí thải, chúng tích tụ đến một lúc nào đó quá nhiều và phải thoát ra ngoài qua hậu môn.
Ở một số người, do thiếu một số men phân hủy alpha - galactosides (là một loại đường có nhiều trong các loại đậu, ngũ cốc) nên khi chất đường này xuống tới ruột già thì bị các vi khuẩn phân hủy và sinh ra nhiều hơi, dẫn đến tình trạng xì hơi liên tục... vì hơi bị nhiều hơn người khác.
Ăn nhiều các loại ngũ cốc, chất bột, dầu mỡ cũng dễ xì hơi nhiều
Như vậy, có thể nói nguyên nhân chính của hiện tượng "xì hơi" quá nhiều phần lớn là do thói quen ăn uống.
Hằng ngày, nếu ăn quá nhiều chất bột, dầu mỡ và ít chất xơ, rau xanh, trái cây, đặc biệt là những ai thường xuyên ăn khoai lang, khoai tây, mì tôm thì thường dễ "xì hơi" nhiều hơn.
Một số trường hợp do ăn quá nhanh, đường ruột sẽ chứa nhiều không khí thì cũng dẫn tới tình trạng "xì hơi" nhiều lần.
Thực tế, ai cũng phải "xì hơi". Vì nó chứng tỏ quá trình tiêu hóa hoạt động tốt.
Về bản chất thì "xì hơi" nhiều không phải là bệnh. Tuy nhiên, với một số người thì "xì hơi" nhiều, liên tục lại là biểu hiện của một số bệnh về đường ruột như: Rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, viêm ruột, rối loạn nhu động ruột, hội chứng kích thích ruột...
Trong trường hợp bị viêm ruột già thì thường kèm theo các triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy có khi đi cầu ra máu, nóng sốt.
Hội chứng ruột bị kích thích cũng có thể gây nhiều hơi nhưng cũng kèm theo các triệu chứng khác như: đau hay khó chịu ở bụng, táo bón hay tiêu chảy hoặc vừa tiêu chảy vừa bị táo bón.
Nếu bạn Hòa bị xì hơi thường xuyên, liên tục, thậm chí tới 20 lần/ngày thì nên tới bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để khám và điều trị. Vì dấu hiệu xì hơi của bạn đã thành bệnh.
Theo Thu Nguyên (Bee.net)
Da phun trị loét chân Với liệu pháp điều trị da phun, tình trạng loét da chân kinh niên có thể được điều trị hiệu quả, mang lại hy vọng mới cho các bệnh nhân. Trong phương pháp điều trị mới, các chuyên gia của hãng dược sinh học Healthpoint Biotherapeutics (Mỹ) đã phun tế bào da bị loại trừ các protein làm đông máu lên vết thương....