Thêm một xã ở Hà Nội bất ngờ chặt hàng loạt cây xanh
Không chỉ có xã Cẩm Yên ( huyện Thạch Thất, Hà Nội) mà cả xã Hạ Bằng của huyện này cũng ra quân chặt hạ hàng loạt cây xanh ở 2 ven đường liên thôn, khiến người dân địa phương rất bức xúc.
Hàng loạt cây xanh trồng sát mép đường ở khu vực xóm chợ Hạ Bằng đã bị chặt bỏ.
Liên quan đến việc xã Cẩm Yên cho chặt hạ hàng loạt cây xanh, trong đó không ít cây cổ thụ, khiến nhân dân bất bình, Đảng ủy, HĐND huyện Thạch Thất đang yêu cầu Đảng ủy, HĐND xã Cẩm Yên kiểm điểm sâu sắc tập thể, cá nhân, vì việc làm này không đúng chủ trương của huyện, gây bức xúc trong nhân dân.
Huyện Thạch Thất đang lập phương án, sớm chỉ đạo xã Cẩm Yên trồng lại cây xanh, đảm bảo bóng mát cho người dân.
Trong khi đó, ở xã Hạ Bằng của huyện Thạch Thất cũng xảy ra tình trạng tương tự, hàng loạt xây xanh trồng ở sát mép đường, mép bờ sông mà theo người dân là không ảnh hưởng đến giao thông đi lại, cũng bị chặt hạ hàng loạt, khiến người dân rất bức xúc.
Ghi nhận của phóng viên Dân trí vào chiều 23/3, tại con đường liên thôn khu vực xóm chợ của xã Hạ Bằng, hàng loạt cây xanh được trồng sát mép đường, mép bờ sông, thậm chí có những cây trồng lùi hẳn phía sau cây cột đèn chiếu sáng cũng bị chặt bỏ.
Người dân ở khu vực này cho biết, trước khi chặt hạ cây xanh, họ chỉ được nghe chính quyền xã thông báo qua loa trên hệ thống loa truyền thanh chứ không được tổ chức cuộc họp để lấy ý kiến.
Bà Nguyễn Thị Hảo (49 tuổi, ở xóm chợ, Hạ Bằng) cho biết: “Chính quyền xã tổ chức chặt hàng loạt cây xanh ở 2 ven đường cách đây khoảng 2 tuần rồi. Trước khi chặt họ chỉ thông báo qua loa trên hệ thống loa truyền thanh chứ không tổ chức cuộc họp hay đến từng nhà xin ý kiến người dân. Thời tiết bây giờ đã oi nóng, đến mùa hè mà không có bóng cây thì ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng tôi”.
“Người ta cứ nói là làm như vậy để giải quyết đường thông, hè thoáng rồi thông báo qua loa trên loa truyền thanh, sau đó mang máy cắt đi đốn hạ hàng loạt cây xanh. Hôm đó tôi đi vắng, về đến nhà thấy ngổn ngang cây bị chặt mà bức xúc lắm nhưng không làm sao được. Có nhiều cây trồng sát mép đường, không gây cản trở giao thông họ cũng chặt hết” – một người dân ở xã Hạ Bằng cho biết.
Liên quan đến sự việc trên, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Văn Vân, Chủ tịch UBND xã Hạ Bằng cho biết, trục đường nói trên chủ yếu là các cây xoan đào, cây gạo, chính quyền xã này đã vận động người dân tự chặt (?).
Video đang HOT
Khi phóng viên đặt vấn đề người dân thông tin chính quyền xã tổ chức lực lượng mang máy móc đi cắt hạ hàng loạt cây xanh chứ người dân hoàn toàn không tự chặt và không được xin ý kiến, ông Vân giải thích: “Trước khi có chủ trương thay thế các cây xoan đào, gạo, một số cây tạp ở khu vực đó gây cản trở giao thông, đoàn công tác của Ban Mặt trận xã đã cùng với các thôn đến các hộ dân xin ý kiến, người dân đã tự chặt hạ. Tới đây, chúng tôi sẽ phối hợp với nhân dân để trồng lại cây xanh phù hợp theo hình thức xã hội hóa”.
Một số hình ảnh cây xanh bị chặt hạ ở khu vực xóm chợ Hạ Bằng, Thạch Thất, Hà Nội:
Người dân địa phương lo lắng, đến mùa hè oi nóng không còn cây xanh, chất lượng cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng.
Nguyễn Dương – Trọng Trinh
Theo Dantri
Chặt hàng loạt cây xanh để dẹp vỉa hè ở Hà Nội
Triển khai việc lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường, xã Cẩm Yên (Thạch Thất, Hà Nội) đã cho chặt hạ 89 cây xanh trên tuyến đường liên thôn, liên xã dài 3,5 km.
89 cây xanh hai bên đường liên thôn, liên xã dài 3,5 km ở xã Cẩm Yên (Thạch Thất, Hà Nội) đã bị chặt hạ trong các ngày 15 đến 18/3.
Ông Nguyễn Tuấn Trung, Chủ tịch xã Cẩm Yên, cho biết đường giao thông của xã đã được bê tông hóa chiều ngang 3 m, tuy nhiên nhiều nơi đường rộng lên tới 5 m nên ở giữa bê tông còn hai bên là đường đất.
"Hộ dân hai bên đường đã tận dụng phần đường đất để trồng cây không theo quy hoạch. Nhiều hộ còn xây tường bao quanh và làm mái che, mái vẩy lấn chiếm, vì vậy xã chủ trương giải tỏa để đảm bảo an toàn giao thông", ông Trung nói.
Xã thống kê có 86 hộ dân đã trồng tổng số 89 cây xanh, trong đó 71 cây có đường kính dưới 10 cm, 18 cây có đường kính 10-20 cm.
Sau khi xã cho lực lượng đốn hạ cây, trên đường vẫn còn nguyên những gốc cây đường kính từ 40-60 cm.
Ông Khuất Quang Tuyến (thôn Yên Lỗ) phản ánh, gia đình có một cây sấu và một cây xoài bị cưa sát gốc, những cây này đều trên dưới 10 năm tuổi.
"Do phần gốc cây nhô lên mặt đường, nên đã có người dân đi xe trong đêm không may đâm vào gốc cây ngã lăn ra đường", ông Tuyến nói.
Một số hộ dân bày tỏ băn khoăn, trồng cây xanh để lấy bóng mát, nhất là cho các cháu học sinh nhưng nay đã bị chặt hết.
"Nhà có cây nhãn quý, xin mãi ủy ban xã mới cho giữ lại để dâng lên chùa nên đây là cây xanh duy nhất còn sót lại trên tuyến đường", bà Khuất Thị Thành cho biết.
Ông Trần Đức Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất, cho rằng trồng cây xanh không theo quy hoạch là cản trở hành lang giao thông, tuy nhiên cách thực hiện giải tỏa của xã Cẩm Yên "hơi máy móc".
Theo ông, lẽ ra xã phải có phương án dịch chuyển cây xanh thay vì chặt hạ, và việc này xã làm mà không xin ý kiến huyện.
Phần lớn cây xanh bị chặt hạ được sử dụng làm củi đun hoặc tập kết vào bãi rác của ba thôn: Yên Lỗ, Cẩm Đào, Kinh Đạ.
Ngọc Thành
Theo VNE
Chợ quê truyền thống Bắc Bộ họp phiên cuối năm Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng gần 30 km, phiên chợ có cái tên dân gian "Nủa" vẫn còn lưu giữ được ít nhiều nét truyền thống của làng quê đồng bắc Bắc Bộ. Chợ Nủa nằm trên một gò đất rộng lớn thuộc xã Bình Phú (huyện Thạch Thất). Các phiên chợ họp vào các ngày 2, 7, 12, 17, 22,...