Thêm một ‘viên ngọc’ Hong Kong không còn nữa
Việc từ bỏ nhà hàng nổi Jumbo đồng nghĩa Hong Kong đã ‘đánh mất một trong những viên ngọc sáng nhất trên vương miện của mình’.
Nhà hàng nổi Jumbo ở cảng Aberdeen, Hong Kong. Ảnh: Mybestplace.
“Nhà hàng nổi Jumbo đã rời Hong Kong hôm nay”, công ty Aberdeen Restaurant Enterprises xác nhận trong một thông báo đưa ra sau khi hoàn tất việc kéo nhà hàng khỏi cảng Aberdeen, vào ngày 14/6.
“Là một biểu tượng độc đáo trong mắt người dân và khách du lịch, nhà hàng nổi Jumbo tự hào neo đậu ở quận phía nam hòn đảo suốt 46 năm qua. Trong suốt hành trình này, chúng tôi rất vinh dự được chia sẻ những kỷ niệm đẹp với người dân địa phương và du khách nước ngoài”, CNN dẫn lại thông báo .
Người dân địa phương đã tập trung dọc theo bờ sông để tiễn biệt nhà hàng huyền thoại lần cuối. Con thuyền Jumbo dài khoảng 80 m, cao 3 tầng. Vào thời hoàng kim, nó là con thuyền chính của nhà hàng nổi lớn nhất thế giới – Vương quốc Jumbo.
Khắc ghi một biểu tượng
Phóng viên CNN đã đến thăm nhà hàng vào năm 2018, ghi lại hình ảnh sà lan chở hải sản, thuyền nhà hàng chính và sàn đẹp hiếm thấy của con thuyền, cũng như nói chuyện với một số nhân viên phục vụ lâu năm nhất tại đây.
Nhà hàng chắc chắn trông đã xuống cấp so với những ngày huy hoàng, nhưng vẫn toát lên vẻ quyến rũ của thời đại cũ. Lối vào nhà hàng nổi – chỉ có thể đi bằng một chiếc thuyền đặc biệt mang nhãn hiệu Jumbo – là một trong những lối vào nhà hàng ấn tượng nhất thế giới.
Khi đến nơi, du khách sẽ thấy mặt tiền được trang trí theo phong cách Hoàng gia xa hoa, với những bức phù điêu bao phủ toàn bộ bức tường, những bức họa đồ sộ ở cầu thang và nhiều họa tiết đầy màu sắc trong phòng ăn. Tất cả được bao trùm bởi ánh đèn neon.
Gia đình Kenny Chan chụp ảnh tại nhà hàng nổi Jumbo. Ảnh: CNN.
Video đang HOT
“Đối với chúng tôi, Jumbo là nơi đặc biệt dành cho những bữa dim sum. Nó còn mang ý nghĩa lớn hơn vì cả bố mẹ và tôi đều tổ chức tiệc cưới ở đó. Đó là truyền thống của nhiều người có tổ tiên là ngư dân hoặc làm nghề chèo thuyền”, Kenny Chan, người sáng lập công ty Seayou Explorer Travel, cho biết.
Cha mẹ của Chan là một trong những gia đình làng chài sống ở khu neo đậu tránh bão Aberdeen. Vợ anh cũng lớn lên trên thuyền.
“Tôi vẫn còn nhớ mình đã phấn khích như thế nào lúc còn nhỏ, mỗi khi có cơ hội lên thuyền tam bản và đến thăm Jumbo. Đó không chỉ là một chuyến đi, nó khiến chúng tôi cảm thấy như đang đến thăm một cung điện. Không một nơi khác ở Hong Kong có thể mang lại cảm giác tương tự”, anh nói.
Những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu tại làng chài Aberdeen đã thôi thúc Chan thành lập Seayou vào năm 2018 – công ty cung cấp dịch vụ thuê tàu riêng cũng như các chuyến tham quan văn hóa bao gồm điểm dừng chân tại Vương quốc Jumbo.
“Giá trị văn hóa, du lịch và tính biểu tượng của Jumbo rất lớn và không thể đong đếm. Chúng tôi hiểu rằng việc duy trì nhà hàng nổi này là một thách thức. Chúng tôi chỉ thất vọng khi thấy chính quyền thay đổi quyết định ‘không can thiệp vào’ (số phận của Jumbo)”, Chan nói.
Một kỳ quan nổi
Trong những ngày hoàng kim, nhà hàng nổi Jumbo từng “đóng vai chính” trong nhiều bộ phim nội địa và quốc tế, bao gồm “Enter the Dragon”, “Spider-Man: The Dragon’s Challenge” và bộ phim hài “Thần ăn” của Châu Tinh Trì.
Nhà hàng nổi Jumbo là điểm dừng chân ưa thích của nhiều nhân vật nổi tiếng. Ảnh: Mybestplace.
Đây cũng là điểm dừng chân “nhất định phải có” trong kế hoạch của nhiều ngôi sao và nhân vật nổi tiếng, bao gồm Nữ hoàng Elizabeth II và cố Hoàng thân Philip, Jimmy Carter, Châu Nhuận Phát, Elizabeth Taylor và tài tử Tom Cruise.
“Một nhà hàng quy mô lớn nằm trên một cấu trúc nổi độc đáo, phản ánh lịch sử và mối quan hệ chặt chẽ của Hong Kong với biển”, Charles Lai, kiến trúc sư và là người sáng lập của tổ chức lịch sử kiến trúc Hong Kong, cho biết.
“Một số người bác bỏ tầm quan trọng về mặt kiến trúc của Jumbo vì nó chỉ là một thiết kế hoàng gia ‘giả’, nhưng tôi không đồng ý. (Nhà hàng này) là một nỗ lực thú vị trong việc biến một không gian nổi thành một cung điện cổ đại của Trung Quốc”, anh nói.
“Nếu nhìn vào bối cảnh lịch sử, Jumbo được xây dựng vào thời điểm nghệ thuật theo phong cách đế quốc như vậy thậm chí còn không được khuyến khích ở Trung Quốc đại lục. Vì vậy, Vương quốc Jumbo cho thấy người Trung Quốc ở Hong Kong có khao khát hay đam mê lớn hơn đối với những truyền thống cổ xưa này”.
Sự kết thúc của một kỷ nguyên
Tất nhiên, thời kỳ hoàng kim của Jumbo không kéo dài. Khi số lượng ngư dân tại cảng Aberdeen giảm dần, danh tiếng của Vương quốc Jumbo trong mắt người dân địa phương và khách du lịch cũng suy giảm.
Công ty chủ sở hữu tiết lộ rằng nhà hàng bị lỗ kể từ năm 2013. Sau đó, đại dịch Covid-19 và việc phong tỏa thành phố đã giáng đòn quyết định vào sự sinh tồn của nhà hàng huyền thoại.
Hình ảnh bên trong nhà hàng nổi Jumbo. Ảnh: Mybestplace.
Vào tháng 3/2020, chủ nhà hàng cho biết họ đã lỗ lũy kế hơn 100 triệu HKD (13 triệu USD) và thông báo đóng cửa cho đến khi có thông báo mới.
Một số đề xuất đã được đưa ra để cứu biểu tượng lịch sử này, nhưng chi phí bảo trì cao khiến các nhà đầu tư tiềm năng nản lòng.
Chính quyền Hong Kong dường như cũng không hào hứng tham gia. Ban Cố vấn Cổ vật Hong Kong đã tuyên bố các con tàu không giống như các tòa nhà trên đất liền và không nằm trong Sắc lệnh Cổ vật và Di tích. Điều đó có nghĩa nhà hàng nổi Jumbo không đủ điều kiện để được thành phố bảo vệ.
Thiếu vắng người “giải cứu”, công ty chủ sở hữu đã quyết định chuyển con thuyền chính đến một xưởng đóng tàu cách xa Hong Kong, trước khi giấy phép hoạt động của nó hết hạn vào tháng 6 này.
Không rõ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, nhưng Hong Kong đã đánh mất một trong những viên ngọc lớn nhất và sáng nhất trên vương miện của mình.
Lồng bè nuôi tôm hùm và nhà nổi du lịch trên đảo Bình Hưng tan tành sau bão số 9
Hàng chục lồng bè nuôi tôm hùm và nhà nổi du lịch của người dân trên đảo Bình Hưng, xã Cam Bình, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) đã bị hư hại nặng nề do ảnh hưởng của bão số 9.
Trước ảnh hưởng của bão số 9, hàng loạt bè nuôi tôm, bè du lịch bị sóng đánh tan hoang - Video: THẢO LY
Hàng chục lồng bè nuôi tôm, bè du lịch trên đảo Bình Hưng, TP Cam Ranh bị sóng đánh tan hoang sau bão số 9 - Ảnh: THẢO LY
Sáng 19-12, ông Nguyễn An, chủ tịch UBND xã Cam Bình, cho biết từ khuya 18-12, do ảnh hưởng của bão số 9, hàng loạt cột sóng cao liên tục đánh vào các lồng bè nuôi tôm, bè du lịch của người dân trên đảo Bình Hưng đã khiến cho nhiều bè nuôi tôm bị sóng đánh vỡ, nhiều bè du lịch cũng bị sóng dồn, xô vào nhau.
"Thống kê sơ bộ có 90 bè nuôi tôm đủ kích cỡ của 120 hộ dân, chưa tính bè du lịch bị thiệt hại, ước tính khoảng 200 tỉ đồng. Hiện địa phương đã thống kê thiệt hại và gửi lên phòng kinh tế, UBND TP Cam Ranh. Tuy nhiên, sóng to gió lớn chưa thể khắc phục ngay được, chúng tôi sẽ cố gắng thu dọn, khắc phục hỗ trợ giúp bà con sớm nhất" - ông An nói.
Các nhà bè nổi bị sóng đánh xô vào nhau - Ảnh: THẢO LY
Những thùng phuy làm phao nổi của các bè nuôi tôm bị sóng cuốn lên bờ - Ảnh: THẢO LY
Cũng theo ông An, trước đó địa phương đã vận động người dân rời khởi lồng bè vào đất liền nên không có thiệt hại về người, việc thiệt hại lồng bè nuôi tôm, du lịch chỉ ghi nhận ở đảo Bình Hưng, đảo Bình Ba không ghi nhận thiệt hại.
Hiện khu vực đảo Bình Hưng có 1.200 hộ thì có đến 90% là hộ nuôi tôm hùm, đây cũng là đảo du lịch thu hút nhiều du khách ghé thăm.
Kỳ vĩ vẻ đẹp thác Fiji ở Bali 'viên ngọc sáng' ẩn giấu giữa núi rừng Thác Fiji ở Bali được ví như một viên ngọc quý ẩn mình giữa núi rừng sâu thẳm, mang vẻ đẹp hùng tráng và kỳ vĩ làm say đắm lòng người. Thác Fiji ở đâu Bali? Thác Fiji ở Bali là một trong những điểm đến nổi bật mà bạn nên dành thời gian ghé thăm khi có chuyến du lịch đến quần...