Thêm một thuộc cấp thân tín của Chu Vĩnh Khang bị điều tra tham nhũng
Tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 23.2 cho hay một thuộc cấp thân tín của cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang đang bị điều tra về các cáo buộc tham nhũng.
Ông Shen Dingcheng – Ảnh: South China Morning Post
Ông Shen Dingcheng, Phó chủ tịch Công ty dầu khí PetroChina International, đã biến mất sau kỳ nghỉ tết vừa qua,South China Morning Post dẫn lại thông tin từ tạp chí kinh tếChina Business Journal (Trung Quốc).
Shen là một trong số những đồng minh, thuộc cấp thân tín của Chu Vĩnh Khang gần đây bị bắt để điều tra trước các cáo buộc tham nhũng, China Business Journal dẫn lời một nguồn tin giấu tên.
Mạng lưới đồng minh của Chu Vĩnh Khang bao gồm nhiều nhân vật khác nhau, từ cựu quan chức tình báo ở thủ đô Bắc Kinh Liang Ke cho đến ông trùm hầm mỏ Liu Han, người bị tố cáo đứng đầu một đường đây mafia, theo China Business Journal.
Cũng giống như những tờ báo Trung Quốc khác, China Business Journal dù không nêu tên cụ thể Chu Vĩnh Khang nhưng cho rằng Shen trở thành thư ký của “một lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) trong giai đoạn 1992 – 1997″.
Trong giai đoạn này, Chu Vĩnh Khang từng giữ chức vụ phó giám đốc và sau đó là tổng giám đốc CNPC, theo South China Morning Post.
Video đang HOT
China Business Journal còn cho biết, Shen nằm trong nhóm thuộc cấp thân tín của Chu Vĩnh Khang, được mệnh danh là “bộ tứ”.
Các thuộc cấp thân tín khác của Chu Vĩnh Khang còn bao gồm: Phó chủ tịch tỉnh đảo Hải Nam, Ji Wenlin; cựu Phó giám đốc CNPC Li Hualin và cựu Chủ tịch Liên đoàn Văn hóa và Nghệ thuật tỉnh Tứ Xuyên, ông Guo Yongxiang. Tất cả ba người này đều đang bị điều tra về tội tham nhũng.
Nguồn tin kể trên cho China Business Journal biết, vợ của Shen cũng bị điều tra nhưng không được phép về nhà.
Đây là động thái mới nhất trong các hành động chống lại ông Chu Vĩnh Khang, người được cho là có quyền lực rất lớn trong thời gian còn làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, nắm Ủy ban Chính pháp từ năm 2007 đến năm 2012, theo AFP.
Ông Chu Vĩnh Khang về hưu cuối năm 2012.
Tờ South China Morning Post hồi tháng 10.2013 dẫn một số nguồn tin cao cấp tiết lộ, đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thành lập một đơn vị đặc biệt để điều tra vụ bê bối tham nhũng liên quan đến ông Chu Vĩnh Khang.
Vào tháng 12.2013, hãng tin Reuters dẫn một số nguồn tin thân cận với lãnh đạo chính phủ Trung Quốc tiết lộ rằng, Chu Vĩnh Khang bị quản thúc tại gia trong thời gian chính phủ điều tra cáo buộc tham nhũng chống lại ông này.
Chủ tịch Tập Cận Bình từng tuyên bố quyết dẹp trừ nạn tham nhũng bằng chiến dịch “bắt hổ đập ruồi”, hàm ý thể hiện sự cương quyết bắt “những con hổ” lớn như ông Chu và cả “những con ruồi” tham nhũng nhỏ.
Các thuộc cấp thân cận nhất của ông Chu Vĩnh Khang lần lượt bị bắt và cả con trai của ông là Chu Bân cũng đã bị bắt.
Theo TNO
Indonesia: Quan chức nổi giận chặn đường máy bay
Một quan chức Indonesia tức giận vì không mua được vé máy bay đã ra lệnh cho thuộc cấp phong tỏa cả đường băng sân bay.
Ngày 25/12, Sở cảnh sát tỉnh Đông Nusa Tenggara, Indonesia đã xin phép tỉnh trưởng để được thẩm vấn ông Marianus Sae, Chủ tịch huyện Ngada vì đã ra lệnh cho cấp dưới của mình phong tỏa đường băng sân bay Turelelo Soa.
Vụ việc xảy ra hôm thứ Bảy tuần trước khi ông Sae bị các quan chức sân bay từ chối bán vé lên chiếc máy bay của hãng Merpati Nusantara từ sân bay El Tari ở Kupang tới quê nhà vì máy bay đã kín chỗ.
Chủ tịch huyện Marianus Sae
Mặc dù ông Sae đã trình bày rằng ông phải vội bay về để tham dự một cuộc họp, nhưng yêu cầu của ông không được đáp ứng, và thế là ông này tức giận gọi điện cho các nhân viên Phòng Trật tự Công của huyện lái xe đến phong tỏa sân bay Turelelo Soa. Hành động bột phát của ông Sae đã khiến nhiều máy bay phải chuyển hướng.
Thiếu tướng Yoga Ana, giám đốc Cảnh sát Đông Nusa Tenggara cho biết họ đã khởi tố 15 nhân viên trật tự công để điều tra về vụ việc này. Ông nói: "Họ đã lái xe vào đường băng và ngăn cản máy bay cất cánh, thế nên họ sẽ bị truy tố theo Luật Hàng không vì đã đe dọa an toàn bay."
Theo Luật Hàng không Indonesia, những người có hành vi cản trở hoặc đe dọa an toàn bay sẽ phải đối mặt với mức án tối đa 3 năm tù và nộp phạt 81.873 USD.
Đường băng bị phong tỏa sau khi bị các thuộc cấp của ông Sae ngăn chặn
Tư lệnh Cảnh sát quốc gia Indonesia Sutarman cho biết ông Sae cũng có thể bị truy tố theo luật này vì chính ông là người ra lệnh cho các thuộc cấp chặn đường máy bay.
Tuy nhiên để có thể khởi tố và thẩm vấn được ông Sae, cảnh sát phải tuân thủ một quy trình phức tạp theo luật Công chức và phải được sự cho phép của hội đồng lập pháp và tỉnh trưởng.
Phản ứng trước vụ việc này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Indonesia Gamawan Fauzi đã yêu cầu chính quyền địa phương trừng phạt ông Sae nếu phát hiện ra ông này vi phạm các quy định.
Theo UPI
Ăn chặn của công, nguyên Phó phòng Nội vụ bị khởi tố Sáng ngày 24/8, nguồn tin từ công an thành phố Cà Mau cho biết, đơn vị này vừa ra quyết định khởi tố đối với ông Đặng Ngởi, nguyên Phó phòng Nội vụ TP Cà Mau (Cà Mau) và một cán bộ thuộc cấp của ông về tội danh tham ô tài sản. Trước đó, vào những tháng cuối năm 2012, Ủy ban...