Thêm một thành viên EU phụ thuộc nhiều nhất vào năng lượng Nga bất ngờ ‘quay xe’
Thủ tướng Hungary Viktor Orbán có kế hoạch thay thế nhiên liệu của Nga tại nhà máy điện hạt nhân. Lý do Budapest ra quyết định bất ngờ này?
Thủ tướng Hungary Viktor Orban và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc họp báo chung tại Moscow. (Nguồn: AP)
Trong một nỗ lực củng cố nền kinh tế Hungary và giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, Thủ tướng Viktor Orbán vừa công bố kế hoạch thay thế nhiên liệu hạt nhân của Nga, bằng nhiên liệu của Pháp tại nhà máy điện hạt nhân duy nhất của nước này.
Đây là một trong những động thái rất mới của Budapest, khi giới lãnh đạo Hungary gần đây không ít lần tạo bất ngờ khi thẳng thừng nói “không” với đường lối chung của châu Âu, vốn vạch ra để phản đối Nga và ngăn chặn dòng tiền được cho là sẽ “nuôi dưỡng” chiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine. Hungary cũng không ít lần lên tiếng ngăn chặn EU đưa Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Nga ( Rosatom) và ban lãnh đạo của công ty này vào danh sách trừng phạt, bởi lý do khá nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến nguồn cung năng lượng của quốc gia này.
Tuy nhiên, động thái mới nhất về kế hoạch thay thế nhiên liệu của Nga tại nhà máy điện hạt nhân là một phần trong kế hoạch 15 điểm của Thủ tướng Orbán, nhằm khôi phục nền kinh tế Hungary, vốn đang phải vật lộn với cuộc suy thoái kéo dài một năm và tình trạng thiếu lao động.
Kế hoạch của nhà lãnh đạo Hungary cũng bao gồm các sáng kiến nhằm tăng tỷ lệ sinh của đất nước, hiện đại hóa quân đội và giải quyết những thách thức chính mà Hungary đang phải đối mặt.
Video đang HOT
Theo truyền thông địa phương, là người đứng đầu chính phủ tại nhiệm lâu nhất ở một quốc gia EU, Thủ tướng Orbán đặt mục tiêu duy trì quyền lực cho đến năm 2034.
Quyết định từ bỏ nhiên liệu của Nga xuất phát từ mục tiêu của Hungary nhằm đa dạng hóa nguồn năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào Nga. Là một trong những thành viên EU phụ thuộc nhiều nhất vào năng lượng của Nga, Hungary tìm cách tăng cường an ninh năng lượng và giảm thiểu rủi ro địa chính trị.
Bằng cách chuyển từ nhiên liệu của Nga sang nguồn nhiên liệu của Pháp, Hungary đang hướng tới việc tăng cường khả năng phục hồi và đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định hơn. Động thái này phù hợp với mục tiêu của Thủ tướng Orbán là theo đuổi chiến lược năng lượng độc lập và tự cung tự cấp tốt hơn.
Ngoài ra, ông Viktor Orbán đã bày tỏ sự cần thiết để Mỹ tham gia đàm phán với Nga và đảm bảo một thỏa thuận về cấu trúc an ninh trong đó có một chỗ cho Ukraine. Giới quan sát bình luận, động thái mới này thể hiện cam kết của Hungary với các thành viên trong khu vực EU và vai trò của nước này với tư cách là người ủng hộ Ukraine trên trường quốc tế.
Nhìn chung, kế hoạch thay thế nhiên liệu của Nga tại nhà máy điện hạt nhân Hungary của ông Orbán phản ánh nỗ lực của nước này nhằm tăng cường an ninh năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất. Ngoài ra, “một mũi tên trúng hai đích”, bằng cách đa dạng hóa các nguồn năng lượng, Budapest vừa tăng cường liên minh khu vực, khi Hungary hướng tới mục tiêu bảo vệ nền kinh tế quốc gia và vừa góp phần hài hòa hơn với các thành viên trong khu vực.
Sẽ không có gì để nói nếu Hungary – một thành viên của EU và thường xuyên tuân thủ mọi tiêu chí mà khu vực này đặt ra. Tuy nhiên, lâu nay quốc gia EU này vẫn công khai theo đuổi quan điểm bảo vệ lợi ích quốc gia, không toàn tâm toàn ý với đường hướng đã được vạch theo quan điểm của các nhà lãnh đạo EU.
Trong Thông điệp quốc gia thường niên năm 2023, Thủ tướng Orban đã không ngại bày tỏ quan điểm rất rõ ràng về Nga. Ông đề cao nội dung mục tiêu “Hòa bình và An toàn”, theo đó, nhà lãnh đạo Hungary tuyên bố rõ “sẽ duy trì quan hệ với Moscow và kêu gọi các nước khác làm điều tương tự”, ngay cả khi EU cố gắng duy trì một mặt trận thống nhất chống lại Nga về chiến dịch quân sự tại Ukraine. Ông cũng đổ lỗi cho các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga vì đã gây ra lạm phát cao ngất trời ở Hungary, đạt mức cao nhất của EU là gần 26% vào tháng 1/2023.
Lý do EU tới nay luôn né tránh trừng phạt lĩnh vực hạt nhân của Nga
Ngày 25/2, Hungary cho biết nước này sẽ phủ quyết gói lệnh trừng phạt thứ 10 của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga nếu gói bao gồm các biện pháp hạn chế nhắm vào lĩnh vực hạt nhân của Nga.
Vậy điều gì đã khiến Hungary kiên quyết như vậy?
Lò phản ứng của tổ máy số 4 trong nhà máy điện hạt nhân Paks phía Đông Budapest. Ảnh: AFP
Theo đài Sputnik, tuần trước, EU đã công bố một gói trừng phạt mới đối với Nga sau1 năm Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Gói trừng phạt thứ 10 nhằm vào 87 công dân Nga và 34 tổ chức, bao gồm các tổ chức tài chính, Bộ Quốc phòng Nga và cơ quan tình báo đối ngoại (SVR), trung tâm nghiên cứu vũ trụ nhà nước Khrunichev và tập đoàn truyền thông Rossiya Segodnya.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp hạt nhân của Nga vẫn thoát khỏi danh sách đen. Mặc dù dần từ bỏ và cấm các mặt hàng năng lượng chính của Nga như dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt và than đá, liên minh châu Âu dường như không sẵn sàng "ra tay" với năng lượng nguyên tử.
Về phần mình, Budapest có lý do chính đáng để phản đối một lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực năng lượng nguyên tử của Nga. Hiện nhà máy điện hạt nhân Paks của Hungary, được trang bị bốn lò phản ứng VVER 440 do Nga chế tạo và chủ yếu nhận nhiên liệu hạt nhân từ Nga, được cho là tạo ra khoảng một nửa sản lượng điện của đất nước.
Hungary không phải là quốc gia EU duy nhất khai thác các lò phản ứng hạt nhân của Nga. Trên thực tế có khoảng 18 lò phản ứng do Nga thiết kế đang được sử dụng trong khối. Danh sách các quốc gia có thiết bị hạt nhân do Nga sản xuất bao gồm Slovakia, Hungary, Phần Lan, Bulgaria và Cộng hòa Séc. Những nước đã hợp tác với tập đoàn Rosatom trong hai thập kỷ qua bao gồm Pháp, Thụy Điển, Đức, Anh và Hà Lan.
Các phương tiện truyền thông chính thống của phương Tây đã chỉ ra thực tế việc hợp tác hạt nhân EU-Nga là thói quen mà châu Âu "không thể bỏ được".
Theo Cơ quan Cung cấp Euratom của EU (ESA), vào năm 2021, tập đoàn hạt nhân Rosatom của Nga đã cung cấp 20% urani tự nhiên cho các lò phản ứng của EU và cung cấp cho khối một số lượng đáng kể các dịch vụ chuyển đổi và làm giàu.
Báo cáo của ESA cho thấy số lượng urani giao từ Nga đến các cơ sở của EU chiếm 31% tổng số urani giao đến khối, tăng 8% so với năm trước. Năm 2021, các quốc gia thành viên EU đã chi 210 triệu euro để nhập khẩu urani thô từ Nga.
Theo nghiên cứu từ Viện Dịch vụ thống nhất hoàng gia (RUSI), phạm vi tiếp cận toàn cầu của tập đoàn Rosatom đang tiếp tục phát triển, trong khi ở EU, giá trị xuất khẩu hạt nhân của Nga tăng ở một số quốc gia EU, bao gồm Slovakia, Hungary và Phần Lan.
ESA chỉ ra rằng EU quyết tâm chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng nguyên tử của Nga: "Các lựa chọn đa dạng hóa cũng rất quan trọng đối với các quốc gia thành viên đang phụ thuộc vào Nga về nhiên liệu hạt nhân cho các lò phản ứng của họ phục vụ mục đích phát điện. Điều này đòi hỏi sự phối hợp và làm việc trong EU, cùng các đối tác quốc tế để đảm bảo tìm được các nguồn urani thay thế và thúc đẩy khả năng chuyển đổi, làm giàu và chế tạo nhiên liệu có sẵn ở châu Âu hoặc ở các đối tác toàn cầu của EU".
Tuy nhiên, sẽ mất thời gian và nỗ lực để đa dạng hóa các nguồn cung cấp liên quan đến nguyên tử của Nga. Ví dụ, Bulgaria và Cộng hòa Séc đã ký hợp đồng với công ty Westinghouse của Mỹ để thay thế nhiên liệu của Nga nhưng quá trình chuyển đổi có thể mất ít nhất 3 năm. Theo Agnieszka Kamierczak - người đứng đầu ESA, quy trình đa dạng hóa các dịch vụ làm giàu và chuyển đổi năng lượng nguyên tử có thể mất từ 7 đến 10 năm.
Trong tháng 2, một lò phản ứng Mochovce-3 thiết kế VVER mới của Nga đã đi vào hoạt động ở Slovakia. Trước đó, công ty nhiên liệu TVEL của Rosatom và công ty sản xuất điện của Slovakia Slovenské elektrárne đã ký hợp đồng cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho các nhà máy điện hạt nhân ở nước này giai đoạn 2022 - 2026 với khả năng gia hạn hợp đồng đến năm 2030.
Tương tự, Hungary đang thắt chặt mối quan hệ với Nga. Tháng 8/2022, Budapest đã cấp phép cho Rosatom xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân mới ở nước này.
Trừng phạt Nga không có tác dụng, Hungary kêu gọi EU đề ra chiến lược mới Ngày 23/7, Thủ tướng Hungary Viktor Orban khẳng định Liên minh châu Âu (EU) cần vạch ra một chiến lược mới để giải quyết cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine, bởi các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga không phát huy tác dụng. Một cơ sở lọc dầu của Nga. Ảnh minh họa: The Moscow Times/TTXVN Trong một bài phát biểu...