Thêm môt tai nạn không đáng có ở sân trường, bố mẹ cẩn trọng cho con mình
Tai nạn đột ngột khiến giữa hốc mắt của bé trai học lớp 2 có 1 vết cứa sâu và hở rộng, đưa con đi hết viện này đến viện khác các bác sĩ mới dám nhận mổ.
Sau chuyện câu chuyện cây phượng đổ làm nam sinh lớp 6 trường THCS Bạch Đằng (TP Hồ Chí Minh) thiệt mạng, chị V.M.X – mẹ của bé P.D.B (hiện đang là học sinh lớp 2 của một trường tiểu học trên địa bàn TP Hồ Chí minh) cảm thấy cần phải chia sẻ về vụ tai nạn đã xảy ra với bé P.D.B cách đây gần 5 tháng để các bố mẹ có con nhỏ cảnh giác hơn nữa với mọi thứ có thể gây ra tai nạn với con mình, nhất là những thứ có thể rơi xuống từ trên cao. Như trường hợp con chị đã phải đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác để chữa trị.
Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP Hồ Chí Minh
Chiều hôm ấy khoảng hơn 5pm, mình nhận được điện thoại của thầy giáo, nói rằng con trai mình gặp tai nạn trong lúc đá banh, con bị rách trên mặt, và thầy đang trên đường đưa con lên Bệnh viện Nhi Đồng để khâu. Lúc đó, mình vừa sinh em bé được gần 1 tháng. Mình chỉ nghĩ rằng vết thương nhỏ nên gọi cho chồng lên bệnh viện cùng con.
Sau khi gọi chồng xong, thấy chưa an tâm, mình gọi lại cho thầy để được nói chuyện trực tiếp với con. Đầu dây bên kia con khóc nấc từng tiếng một, mình trấn an con rằng ba đang trên đường lên với con, nhưng con khóc nhiều hơn và hỏi “ Mẹ có thể lên đây với con không? Con đau lắm!“. Nghe đến đây, tay chân mình tự dưng bủn rủn, linh tính là có chuyện không ổn, mình vội gửi em bé cho ông bà và nhanh chóng bắt xe tới Nhi Đồng.
Bé P.D.B sau khi được phẫu thuật.
Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh
Đi đến giữa đường, mình gọi hỏi chồng mình đã lên với con chưa, chồng nói em đừng lên Nhi Đồng nhé, đổi qua Bệnh viện Mắt rồi! Khi tới nơi, thấy 2 thầy giáo đứng trước phòng cấp cứu, mình lao ngay vào phòng. Con nằm trên giường đầu tiên, giữa hốc mắt là 1 vết cứa sâu kéo dài từ chân lông mày xuống phần mũi. Vết cứa sâu và hở rộng, tách hai phần mắt và mũi ra hẳn, thấy rõ cả 1 phần xương mũi.
Mình tới nhìn con mà lòng đau thắt, chân bủn rủn không đứng vững. Hai hàng nước mắt cứ thế chảy, mình phải quay đi để tự trấn an sợ con thấy. Chồng mình cũng không thể nói lời nào và chỉ biết ngồi như thế nhìn con. Bên Nhi Đồng từ chối tiếp nhận ca này vì quá gần mắt nên yêu cầu phải đưa con qua bệnh viện Mắt. Bác sĩ nói rất may cho gia đình là mắt không bị văng ra ngoài, vì cú đập quá mạnh và vết cắt quá sâu! Lệch trái hay phải thì cũng đều nguy hiểm!
Video đang HOT
Sau tai nạn, thị lực mắt của bé chỉ còn 4/10.
Trên sân đa năng của trường có khung bóng rổ, loại có thể di chuyển được và có 4 chân bánh xe. Một cái chân bánh xe có thể do rỉ sét lâu ngày đã bị bung ra cách đó đúng 1 ngày nên khung không còn vững nữa. Khi con mình và 4 bạn khác đang chơi bóng thì khung bóng rổ bất ngờ đổ sập xuống. Rất may 4 đứa bé kia đều không sao.
Sau khi làm các thủ tục thì 3 tiếng đồng hồ sau, lúc này khoảng 10h đêm, con mình được đưa vào phòng mổ. Nhưng chỉ chưa tới 5 phút, bác sĩ đẩy giường ra và nói không thể tiếp nhận ca này, vì vết thương có ảnh hưởng sâu tới mũi và xoang. Xin gia đình hãy đưa con qua bệnh viện Tai Mũi Họng.
Bệnh viện Tai Mũi Họng TP Hồ Chí Minh
Xe cứu thương lao đi trong đêm, lúc này đã là 10h30 đêm, thằng bé đã mệt vì chưa được ăn uống gì. Do đã được bôi tê, nên con không thấy đau chỉ mệt lả. Lúc đó, nhìn con, mình chỉ sợ thuốc tê hết tác dụng thì chắc chắn là con đau lắm. Khi tới Bệnh viện Tai Mũi Họng, thì cả ekip trực phòng cấp cứu đều ra xem.
Người nào cũng xuýt xoa, trời ơi, nặng thế, vết cắt sâu thế làm thằng bé hoảng hốt. Mình phải nói chuyện riêng với các bác sĩ và y tá vì không muốn họ nói những điều tiêu cực như thế cho thằng bé nghe, vì nó chưa nhìn thấy khuôn mặt mình bị như thế nào. Sau khi tiếp nhận bệnh án, họ bảo cái này bệnh viện mắt phải xử lý mới đúng chứ?!… Mình cầu trời họ đừng bắt mình chuyển đi một bệnh viện nào nữa. Khoảng 11.30pm, bác sĩ trưởng khoa đồng ý nhận mổ cho con. Hai vợ chồng và 2 thầy giáo thở phào nhẹ nhõm.
Nơi các con hàng ngày vui chơi lại tiềm ẩn quá nhiều rủi ro không lường tới.
Sau mổ, thị lực mắt chỉ còn 4/10
Ca mổ hoàn thành lúc 1 sáng. Bác sĩ nói mẹ vào cùng con đi vì nó sắp tỉnh lại. Mình vào phòng hồi sức và 1 lần nữa khuỵu xuống khi nhìn thấy con 2 chân 2 tay bị trói chặt vào thành giường vì con giãy giụa lúc gây tê bác sĩ không thể thao tác, nên buộc phải chuyển qua gây mê.
Sau mổ, xoang đã ổn. Hai vợ chồng mình lại tiếp tục đưa con quay lại bệnh viện mắt để kiểm tra và điều trị. Thị lực mắt lúc đó chỉ còn 4/10. Lần điều trị thông tuyến lệ cho con, mình và thêm 3 y tá nữa phải ghì chặt cả chân tay và đầu con vì thằng bé đau quá giãy giụa không hợp tác. Đè chặt đôi chân con và chỉ biết nuốt nước mắt ngược vào cổ họng.
Một chiếc chân bánh xe có thể do rỉ sét lâu ngày đã bung ra khiến trụ bóng rổ bị đổ ập xuống trong quá trình bé P.D.B và các bạn đang chơi (Ảnh minh họa).
Mình nghĩ không ba mẹ nào có thể cầm lòng được khi nhìn thấy con đau đớn. Và không bao giờ nghĩ rằng tai nạn khủng khiếp có thể rơi vào trúng con. Chúng ta luôn nghĩ trường học phải là nơi an toàn nhất cho con đúng không? Nếu bạn đã đọc vụ của bé trai lớp 6 trường THCS Bạch Đằng và sự việc của gia đình mình , bạn hãy lên trường, lớp, trung tâm học thêm, học thể thao, học đàn, học múa và cả ở nhà… hãy cùng kiểm tra lại những vật dụng treo trên cao có thể đã RỈ SÉT, lỏng lẻo hay những cây cối lâu năm có thể đã MỤC RUỖNG. Hãy thay ngay, sửa chữa ngay… để không có 1 đứa trẻ nào bị chấn thương đau lòng nữa.
Đến hiện tại, con mình đã bình phục hoàn toàn. Mình cảm thấy rất biết ơn và vô cùng may mắn! Mình rất mong các bố mẹ có con nhỏ cùng biết để tránh tai nạn không đáng có cho con mình bởi nơi các con hàng ngày vui chơi lại tiềm ẩn quá nhiều rủi ro không lường tới. Hãy đặc biệt là cảnh giác với những thứ từ trên cao rơi xuống, nó có thể sẽ gây chấn thương vùng mặt và đầu vô cùng nguy hiểm cho trẻ!
Cây đổ đè chết học sinh, làm gì để tránh gặp nạn khi đi học mùa mưa?
Quay trở lại trường vào mùa hè, cũng là thời gian bắt đầu mùa mưa ở TP.HCM, học sinh cần phải chú ý tránh xa các gốc cây, cột điện, những nơi nguy hiểm... để tránh gặp nạn trong trường học.
Sáng nay một cây phượng ở Trường THCS Bạch Đằng (Q.3) đã bị bật gốc khiến 1 học sinh tử vong và nhiều em khác bị thương - NGỌC DƯƠNG
Học sinh nên tránh xa các gốc cây, cột điện
Là một trong những trường có khuôn viên rộng với rất nhiều cây xanh, bà Võ Thị Hồng Lan, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Khuyến (Q.10) cho biết để đảm bảo an toàn cho học sinh trường đã thực hiện rất nhiều công tác, trong đó đặc biệt là thường xuyên kiểm tra độ an toàn của cây xanh trong trường.
Những năm trước thường tới mùa hè thì học sinh sẽ nghỉ học, tuy nhiên năm này vì phải nghỉ học kéo dài để phòng dịch nên học sinh sẽ học tới 15.7 mới kết thúc chương trình, đồng nghĩa với việc các em sẽ đi học trong mùa mưa. Theo bà Lan, khi đi học trong thời gian này học sinh nên chú ý đảm bảo an toàn cho mình.
Mỗi tiết sinh hoạt lớp, giáo viên đều nhắc nhở các em, vào mùa mưa thì không nên tụ tập dưới sân trường mà chỉ nên sinh hoạt ở trong lớp, tránh xa các gốc gây, cột điện có nguy cơ bật đổ, tránh đứng dưới đường dây điện.
Ban giám thị của trường cũng thường xuyên theo dõi nhắc nhở khi có học sinh vi phạm những quy định an toàn này. Ngoài ra, mỗi tháng trường đều nhờ công ty chăm sóc cây xanh tới cắt tỉa bỏ bớt những cành lớn, dễ gây nguy hiểm...
Trước đó, trường cũng có trồng khá nhiều cây phượng - cây được hầu hết các trường trồng vì nó gắn liền với tuổi học sinh. Tuy nhiên, theo bà Lan: "Thường trồng cây gì trong trường chúng tôi đều nhờ tư vấn của các công ty cây xanh. Trường hiện còn 2 cây phượng, chúng tôi vẫn theo dõi thường xuyên".
Đừng đùa giỡn dưới sân khi trời mưa, trơn trượt
Tương tự, ông Cao Đức Khoa, Hiệu trưởng Trường THCS Huỳnh Khương Ninh (Q.1, TP.HCM), cũng cho rằng học sinh đi học lại đợt này ngoài việc phòng chống dịch Covid-19 thì các trường còn phải tăng cường đảm bảo an toàn cho học sinh trong trường học, tránh xảy ra các tai nạn đáng tiếc.
Phượng trong trường bật gốc khiến 1 học sinh tử vong - P.H
"Khi trời mưa, các em nên di chuyển vào lớp, không xuống dưới sân, hay đứng dưới các gốc gây. Chúng tôi cũng căn dặn các em rằng, khi trời mưa gió, sân trường rất dễ trơn trượt cần phải tránh chạy giỡn. Lúc ra về cũng vậy, khi gặp mưa to, gió lớn thì các em nên đứng trong khu vực an toàn của trường để đợi phụ huynh đến đón, không tự động ra về hay ra khỏi trường", ông Khoa nói.
Vào mùa mưa, trường tiến hành kiểm tra tất cả các vấn đề có thể gây nguy hại cho học sinh, như gốc cây, các vật dụng và ngay cả những cửa sổ, đường dây điện...
"Hiện nay, trước vụ việc đau lòng học sinh ở Trường THCS Bạch Đằng (Q.3, TP.HCM) bị cây đổ đè lên người gây tử vong, ngay chiều nay chúng tôi sẽ nhờ người bên công ty cây xanh sang kiểm tra ngay các gốc cây ở trong sân trường, vì hôm qua trời mưa rất lớn, nếu gốc cây bị hỏng mục thì rất dễ bị bật gốc", ông Khoa nói và cho biết trường cũng sẽ cho cắt, tỉa bớt các nhánh để cây không cao quá và không dễ bị đổ khi có mưa gió.
Trong khi đó, anh Hữu Dương có con học tại Trường tiểu học Lam Sơn (Q.Gò Vấp, TP.HCM) cho biết cảm thấy rất lo lắng trước thông tin một học sinh tử vong và nhiều học sinh khác bị thương khi cây trong trường bật gốc. Anh đã lập tức nhắn nhủ con giữ an toàn ở trường, nhất là vào giờ ra chơi và tan trường.
"Mình nhắc con tránh xa các gốc cây, vì hôm qua trời mưa lớn, đất mềm, với những cây rễ cạn, mục gốc rất dễ bị đổ xuống. Tối nay, khi con đi học về mình sẽ lưu ý thêm các vấn đề an toàn khác như ngồi tránh xa các tủ gỗ cao, thận trọng khi chơi dưới gốc cây mùa mưa gió, không đứng gần cột điện, đường dây điện...", anh Dương nói.
Sáng nay, tại sân Trường THCS Bạch Đằng (quận 3, TP.HCM), một cây phượng bất ngờ bật gốc vào thời điểm nhiều học sinh chuẩn bị vào lớp. Ông Nguyễn Văn Phúc, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết có 13 học sinh lớp 6 bị thương, sau khi đến bệnh viện, 1 học sinh nam bị thương nặng đã tử vong.
Đề phòng các tai nạn bỏng để các em nhỏ không phải chịu nỗi đau suốt đời Sáng ngày 28/5, các bác sĩ bệnh viện Nhi Đồng 2 đã tiến hành cắt lọc, cắt mô da hoại tử của bé. Dự hậu của bé là còn phải tiếp tục cắt lọc và ghép da nếu vết bỏng (phỏng) tiến triển xấu hơn. Ngoài ra , các di chứng sau này, nhất là sẹo co rút vùng bàn tay, bàn chân...