Thêm một quốc gia sơ tán công dân khỏi Nam Phi do làn sóng bạo lực
Mozambique trở thành quốc gia châu Phi thứ hai sau Nigeria đưa công dân đang sinh sống tại Nam Phi về nước, trong bối cảnh làn sóng bạo lực bài ngoại đang làm rúng động dư luận.
Cảnh sát bắt giữ những kẻ tình nghi liên quan tới các vụ tấn công nhằm vào người nước ngoài tại Nam Phi. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, kênh truyền hình STV Noticias ngày 10/9 dẫn tuyên bố của Tổng thống Mozambique Filipe Nyusi cho biết, chính phủ nước này hiện đang tiến hành các thủ tục sơ tán công dân khỏi Nam Phi, sau khi các cuộc tấn công mang tính chất bài ngoại tại quốc gia láng giềng đã khiến hơn 500 người bị mất nhà cửa.
Trước đó, Nigeria cũng tuyên bố sẽ sơ tán khoảng 600 công dân khỏi Nam Phi trên các chuyến bay miễn phí do hãng hàng không tư nhân Air Peace Airlines của nước này tài trợ. Theo phái bộ ngoại giao Nigeria tại Nam Phi, chuyến bay đầu tiên sẽ rời thành phố Johannesburg của Nam Phi về Nigeria vào ngày 12/9. Theo một số liệu không chính thức, hiện có khoảng 30.000 người Nigeria đang làm việc và sinh sống tại Nam Phi.
Trong một diễn biến liên quan, phát biểu trước Quốc hội Nam Phi ngày 10/9, Bộ trưởng Quốc phòng và Cựu chiến binh Nosiviwe Mapisa-Nqakula cho rằng làn sóng bạo lực diễn ra trong thời gian gần đây do những phần tử tội phạm thuộc nhiều quốc tịch, thành phần khác nhau gây ra. Bà Nqakula đưa ra dẫn chứng, trong số 12 nạn nhân thiệt mạng sau những vụ bạo lực vừa qua, có tới 10 người mang quốc tịch Nam Phi, qua đó thấy rằng đây không hoàn toàn là những vụ tấn công mang tính bài ngoại.
Trong khi đó, Cảnh sát Nam Phi tuyên bố đã bắt giữ gần 300 nghi phạm liên quan đến các vụ tấn công diễn ra trong hai tuần qua chủ yếu tại tỉnh Gauteng, nơi có thủ đô Pretoria và thành phố Johannesburg.
Video đang HOT
Trước đó, hôm 9/9, tại buổi gặp mặt các phái đoàn ngoại giao châu Phi tại Pretoria, Bộ trưởng Ngoại giao Nam Phi Naledi Pandor nêu rõ, ngoài việc thổi phồng tình trạng bạo lực vì động cơ chính trị, những di sản còn lại của chế độ phân biệt chủng tộc Aparthied như sự bất bình đẳng trong xã hội là một trong những lý do căn bản dẫn đến làn sóng bạo lực nhằm vào người nước ngoài trong thời gian qua.
Bộ trưởng Pandor cho rằng đây là những thách thức đáng kể về kinh tế xã hội, do đó cần tìm ra nguyên nhân sâu xa, cũng như những giải pháp mang tính lâu dài và triệt để nhằm giải quyết một cách gốc rễ tình trạng này.
Là nền kinh tế phát triển nhất tại châu Phi, Nam Phi là điểm đến ưa thích của những người lao động từ nhiều quốc gia trong khu vực như Nigeria, Somalia, Zimbabwe, Mozambique, Malawi và một số nước Nam Á. Tuy nhiên, nhóm người lao động nước ngoài phải đối mặt với tư tưởng chống người di cư tại Nam Phi, nơi mà họ phải cạnh tranh với người lao động nước sở tại.
Theo Trung tâm Di cư và xã hội châu Phi, làn sóng bạo lực bài ngoại tại Nam Phi lên đến đỉnh điểm hồi năm 2008 với hơn 100 người thiệt mạng. Trong năm 2018, có hơn 40 người nước ngoài đã thiệt mạng trong các vụ tấn công tại Nam Phi. Theo số liệu thống kê không chính thức, khoảng 3,5 triệu người nước ngoài hiện đang sinh sống và làm việc tại quốc gia phát triển nhất châu Phi này./.
Theo Phi Hùng (TTXVN/Vietnam )
Đất nước khủng hoảng, dân đói khổ, cựu tổng thống vẫn có gia tài siêu khủng
Những vụ chiếm giữ ruộng đất gây nội chiến đã phá hủy nền kinh thế của Zimbabwe nhưng lại giúp phát triển đế chế của cựu tổng thống Mugabe. Tài sản của Robert Mugabe và vợ được ước tính lên tới hơn 1 tỷ USD.
Robert Mugabe và vợ là Grace Mugabe đã xây dựng một đế chế bất động sản và tài sản cá nhân khổng lồ trong khi người dân trong nước của họ đang phải chịu cảnh đói khát và cùng cực do chế độ tàn bạo của ông mang lại.
Cựu tổng thống Zimbabwe, Robert Mugabe, người đã qua đời ở Singapore ngày 6/9 khi 95 tuổi, sở hữu một biệt thự 25 phòng ngủ xa hoa ở Harare và một biệt thự sang trọng ở Hồng Kông trong khi các con trai ăn chơi của ông sống ở xa xỉ ở Dubai và Nam Phi.
Cựu tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe và vợ (Nguồn: Dailymail)
Các thông tin ngoại giao bị rò rỉ ước tính khối tài sản của gia đình này lên tới hơn 1 tỷ USD, bao gồm sáu khu dinh thự và một loạt các trang trại trên khắp đất nước.
Các vụ thâu tóm đất đai gây tranh cãi vốn được Tổng thống Zimbabwe tuyên bố sẽ phân phối cho người da đen nghèo cũng góp phần thúc đẩy đế chế tài sản của gia đình nhà Mugabe, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng kinh tế tại nước này.
Biệt thự Mugabe ở vùng ngoại ô Borrowdale của Harare, được biết đến là "ngôi nhà Mái xanh" với những viên gạch màu ngọc lam được nhập khẩu từ Trung Quốc. Nằm trong khuôn viên rộng rãi, dinh thự này có 25 phòng ngủ với phòng tắm và spa riêng, phòng tiếp tân đồ sộ và một loạt các văn phòng làm việc khác nhau. Có rất ít những hình ảnh về nó bởi cựu tổng thống đã có những hình phạt nghiêm khắc cho việc chụp ảnh nhà riêng của ông.
Con cái của cựu tổng thống sống xa hoa tại Dubai (nguồn: Dailymail)
Một nguồn tin ngoại giao của Mỹ được WikiLeaks cho biết, "toàn bộ tài sản của Tổng thống Mugabe chưa tiết lộ, nhưng được ước tính là vượt quá 1 tỷ USD". Nhưng đó là con số ước tính từ năm 2001.
Nguồn thông tin này cũng tiết lộ, công ty kỹ thuật do cháu trai của Mugabe làm chủ tịch đã giành được hợp đồng xây dựng nhà ga sân bay ở Harare. Nhờ vậy, cựu Tổng thống Zimbabwe đã kiếm được hàng triệu đô la từ thỏa thuận này.
Ngoài ra, Mugabe đã mua một biệt thự trị giá 4 triệu bảng ở Hồng Kông vào năm 2008, ngay khi đế chế của ông xuất hiện mối đe dọa trong một cuộc bầu cử gây tranh cãi. Họ đã mua biệt thự ba tầng sau khi cô con gái 20 tuổi của Mugabe bắt đầu học tại Đại học Hồng Kông, theo báo cáo vào thời điểm đó.
Vợ của cựu tổng thống Zimbabwe, Grace Mugabe, được biết đến với các chuyến đi mua sắm và kỳ nghỉ tới châu Á tốn hàng triệu đô la, bao gồm cả Hồng Kông và Bangkok, và có biệt danh là "nữ hoàng Gucci".
Cựu đệ nhất phu nhân đã thành lập một trường học và điều hành một trang trại bò sữa ở Mazowe, các dự án mà bà nói là sẽ thúc đẩy nền kinh tế bị tàn phá của Zimbabwe nhưng đây chính là một nỗ lực xây dựng đế chế kinh doanh vì lợi ích cá nhân.
Cuộc cải cách ruộng đất đã thu giữ phần lớn đất đai màu mỡ nhất của đất nước - vốn thuộc sở hữu của khoảng 4.500 con cháu da trắng - với mục tiêu phân phối lại cho người da đen nghèo. Nhưng thay vào đó, ông Mugabe đã giao các trang trại chính cho các nhà lãnh đạo đảng cầm quyền, người thân và những người trung thành, thân cận với ông.
Theo Danviet
Nam Phi quan ngại về tình trạng bạo lực chống người nước ngoài Ngày 31/3, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và hợp tác quốc tế Nam Phi (DIRCO) Lindiwe Sisulu đã đề nghị tiến hành cuộc họp khẩn cấp giữa DIRCO với đại sứ các nước châu Phi tại Pretoria. Để thảo luận về tình trạng bạo lực chống lại người nước ngoài đang diễn ra tại đất nước Cầu Vồng này. Anh Barnard Hamis đến...