Thêm một ‘ông lớn’ năng lượng Trung Quốc muốn cắt giảm tài sản phương Tây
Công ty cổ phần PetroChina của Trung Quốc có thể rút khỏi các dự án ở Australia và Canada.
Các dự án khí đốt của PetroChina ở Australia thua lỗ hàng tỷ USD. Ảnh: Getty Images
Hãng Reuters dẫn các nguồn thạo tin cho biết công ty PetroChina có thể bán cổ phần của mình trong các dự án khí đốt tự nhiên ở Australia và cát dầu ở Canada. Công ty Trung Quốc được cho là muốn cắt lỗ và chuyển tiền đầu tư sang các địa điểm khác ở Trung Đông, Châu Phi và Trung Á.
PetroChina hy vọng trong hai năm tới sẽ bán được những tài sản này – vốn đã thua lỗ hàng tỷ USD và nằm trong những lĩnh vực mà công ty không hề dễ dàng cạnh tranh.
Video đang HOT
“Các dự án khí đốt Australia – cả Arrow Energy và Browse – được coi là một trong những’ tài sản tiêu cực’ đứng đầu trong danh mục đầu tư toàn cầu của PetroChina”, nguồn thạo tin nói rõ.
Trong năm 2010, PetroChina tham gia dự án Arrow Energy với khoản đóng góp 2,5 tỷ USD thông qua thỏa thuận liên doanh với tập đoàn đã quốc gia Shell. Đây là khoản đầu tư đầu tiên của PetroChina trong lĩnh vực khí than của Australia. Ba năm sau, công ty năng lượng này tiếp tục mua cổ phần trị giá 1,63 tỷ USD trong dự án Browse – tài nguyên khí đốt chưa được khai thác lớn nhất của Australia.
Theo các nguồn tin, PetroChina cũng đang tìm cách giảm tải các dự án dầu cát MacKay River Oilsands và Dover Oilsands ở Canada vì thua lỗ trong việc sản xuất và chế biến nhiên liệu từ dạng hắc ín thành bitum dạng lỏng.
Trước PetroChina, một tập đoàn năng lượng khác của Trung Quốc là Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) cũng đã có những thay đổi chiến lược tương tự. CNOOC đang chuẩn bị rút khỏi hoạt động ở Anh, Canada và Mỹ do lo ngại rằng các tài sản
Phó chủ tịch Ngân hàng Phát triển Trung Quốc bị bắt
Hà Hưng Tường, phó chủ tịch Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, bị bắt để điều tra trước những nghi ngờ về hành vi tham nhũng.
Theo thông báo hôm nay của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI), Hà Hưng Tường, 58 tuổi, đang bị điều tra do "nghi ngờ vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và pháp luật", cụm từ ám chỉ hành vi tham nhũng.
Phó chủ tịch Ngân hàng Phát triển Trung Quốc Hà Hưng Tường. Ảnh: Beijing News.
Trước khi gia nhập Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB), ông Hà làm việc tại Ngân hàng Trung Quốc, một trong 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, sau đó giữ chức phó chủ tịch Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp rồi chuyển sang Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc, nơi chịu trách nhiệm đáp ứng nhu cầu tài trợ thương mại khổng lồ của nước này.
Ông Hà là quan chức điều hành cấp cao thứ ba của CDB bị điều tra kể từ khi Trung Quốc tiến hành chiến dịch chống tham nhũng. 8 tháng trước, cựu chủ tịch CDB Hồ Hoài Bang bị kết án chung thân vì nhận hối lộ 85,5 triệu nhân dân tệ (khoảng 13,2 triệu USD). Đây là một trong những vụ án tham nhũng nổi tiếng nhất ngành tài chính tại Trung Quốc.
Hồi năm 2016, Diêu Trung Dân, cựu phó bí thư đảng ủy kiêm trưởng ban giám sát của CDB, cũng bị kết án 14 năm tù vì tội nhận hối lộ 36,2 triệu nhân dân tệ (5,6 triệu USD).
CDB, một trong ba ngân hàng chính sách hàng đầu Trung Quốc, có nhiệm vụ cung cấp các khoản vay trị giá hàng nghìn tỷ nhân dân tệ theo chỉ đạo của chính phủ, đóng vai trò quan trọng đối với việc tài trợ những dự án cơ sở hạ tầng lớn trong nước và các khoản đầu tư chiến lược ở nước ngoài, bao gồm trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường.
Trung Quốc viện trợ 31 triệu USD thực phẩm, vaccine COVID-19 cho Afghanistan Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 8/9 thông báo nước này sẽ cung cấp số thực phẩm, thuốc men, đồ dùng mùa Đông và vaccine phòng COVID-19 trị giá 31 triệu USD cho Afghanistan. Dây chuyền sản xuất vaccine COVID-19 tại cơ sở ở Bắc Kinh (Trung Quốc) có liên kết với Sinovac Biotech. Ảnh: Getty Images Kênh CNN (Mỹ) dẫn lời người...