Thêm một nước châu Âu bị Nga cắt nguồn cung khí đốt
Nhà sản xuất khí đốt Gazprom của Nga ngày 30/7 cho biết họ đã ngừng cung cấp khí đốt cho nước láng giềng Latvia với cáo buộc nước này vi phạm “một số điều kiện”.
Ảnh minh họa Getty Images.
Dù vậy, Gazprom không nói rõ Latvia đã vi phạm những điều gì.
Đến nay, Nga đã cắt nguồn cung cấp khí đốt cho nhiều nước châu Âu, bao gồm Ba Lan, Bulgaria, Phần Lan, Hà Lan và Đan Mạch, những quốc gia từ chối thanh toán khí đốt bằng đồng rúp theo lệnh của Tổng thống Vladimir Putin.
Nga cũng đã ngừng bán khí đốt cho hãng Shell Energy Europe của Đức.
Video đang HOT
Động thái của Gazprom diễn ra một ngày sau khi công ty năng lượng Latvijas Gaze của Latvia cho biết họ vẫn mua khí đốt từ Nga và thanh toán bằng đồng euro thay vì đồng rúp, một quy định bắt buộc khi giao dịch với Gazprom.
Phát ngôn viên của Latvijas Gaze hôm 29/7 cho biết khí đốt mà công ty mua không phải từ Gazprom. Latvijas Gaze không nêu tên nhà cung cấp với lý do bảo mật kinh doanh.
Hồi tháng 3, ông Putin cho biết nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới sẽ yêu cầu các quốc gia được coi là “không thân thiện” phải thanh toán bằng đồng rúp khi mua khí đốt của Nga.
Nga đang cung cấp 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu, trong đó Đức, Italy và nhiều nước Trung Âu phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung này. Khoảng 25% nguồn dầu mỏ cho châu Âu cũng đến từ Nga.
Nga - Đức đổ lỗi trong vấn đề tuabin, Ba Lan tìm cách tự chủ về nguồn cung khí đốt
Tuabin của tập đoàn năng lượng Gazprom được sửa chữa ở Canada đã được đưa trở lại Nga hay chưa, vấn đề vẫn còn tranh cái, nhưng vào tháng 6 vừa qua, Nga đã giảm lượng khí đốt vận chuyển qua Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) xuống còn 40%.
Trong bối cảnh đó, nhiều nước châu Âu phải tìm cách đảm bảo nguồn cung khí đốt, tránh lệ thuộc vào Nga
Một trạm vận chuyển khí đốt ở Rembelszczyzna, gần Warsaw, Ba Lan ngày 27/4/2022. Ảnh: PAP/TTXVN
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki ngày 27/7 tuyên bố đến cuối năm 2022, nước này có thể tự chủ lựa chọn nguồn cung khí đốt.
Tuyên bố trên được ông Morawiecki đưa ra trong cuộc báo chung với người đồng cấp Tây Ban Nha Pedro Sanchez đang ở thăm Ba Lan.
Thủ tướng Morawiecki cho biết Ba Lan đã bắt đầu triển khai dự án xây dựng đường ống vận chuyển khí đốt trên biển Baltic từ Na Uy, xây dựng một số đầu nối và quyết định mở rộng công suất nạp khí tại trạm khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở Swinoujscie. Ông Morawiecki cho rằng với những dự án đang được triển khai, Ba Lan tự tin có thể tự chủ về nguồn cung khí đốt tự nhiên vào cuối năm nay.
Liên quan vấn đề nguồn cung năng lượng, cùng ngày 27/7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thông báo nước này sẽ tăng xuất khẩu điện sang Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh các nước khu vực này đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng.
Theo Tổng thống Zelensky, việc tăng xuất khẩu năng lượng sẽ giúp Kiev tăng nguồn thu ngoại hối đồng thời sẽ hỗ trợ các đối tác của Ukraine vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng. Ông Zelensky nhấn mạnh Ukraine cố gắng trở thành một trong những nước góp phần đảm bảo an ninh năng lượng châu Âu.
Cùng ngày, Phó Giám đốc điều hành tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga, ông Vitaly Markelov cho biết Gazprom vẫn đang chờ nhận lại tuabin bảo dưỡng cho đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1, cho rằng sự chậm trễ này do lỗi của phía Đức.
Ông Markelov nêu rõ theo kế hoạch, Gazprom sẽ nhận lại 1 tuabin sửa chữa của công ty Siemens Energy của Đức vào khoảng tháng 5, song đến nay vẫn chưa nhận được, trong khi còn nhiều tuabin nữa cần được sửa chữa nhưng Siemens Energy không đưa ra thông tin để giải quyết những vấn đề này.
Trong khi đó, Siemens Energy khẳng định việc vận chuyển tuabin sửa chữa có thể khởi động ngay lập tức.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Siemens Energy nêu rõ nhà chức trách Đức đã cung cấp cho công ty tất cả các giấy tờ cần thiết cho việc chuyển tuabin sang Nga. Những gì còn thiếu là các chứng từ hải quan nhập khẩu vào Nga và Gazprom được yêu cầu cung cấp những thông tin đó.
Tuabin nói trên thuộc trạm nén Portovaya của Dòng chảy phương Bắc 1 bơm khí đốt sang Đức thông qua 1.200 km đường ống chạy qua biển Baltic.
Tháng 6 vừa qua Nga đã giảm lượng khí đốt vận chuyển qua Dòng chảy phương Bắc 1 xuống còn 40%, với lý do tuabin được sửa chữa ở Canada chưa được đưa trở lại Nga. Theo đề nghị của Berlin, Ottawa sau đó đã bàn giao thiết bị cho Đức tuy nhiên thiết bị chưa được vận chuyển tới Nga do những phức tạp về thủ tục.
Nga nhấn mạnh các vấn đề liên quan đến việc sửa chữa và trả lại tuabin là một ví dụ cho thấy các biện pháp trừng phạt kinh tế đang tác động ngược tới chính phương Tây.
Giá khí đốt châu Âu tăng 30% sau khi nguồn cung từ Nga giảm Giá khí đốt châu Âu ngày 27/7 đã tăng 30% trong vòng hai ngày sau khi Nga cảnh báo cắt giảm một nửa lượng khí đốt cung cấp tới châu lục này so với mức vốn đã thấp. Giá khí đốt ở châu Âu dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Ảnh: SPE Sau khi tăng vọt hôm 26/7, giá...