Thêm một nhà máy hạt nhân gặp sự cố vì động đất
Mối đe dọa khủng hoảng hạt nhân Nhật Bản lại tiếp tục lan rộng khi trận động đất mạnh 7.4 độ richter đêm 7.4 đã làm hư hại nguồn điện bên ngoài của một nhà máy điện hạt nhân khác ở đông bắc Miyagi.
Cơ quan An toàn Hạt nhân và Công nghiệp Nhật Bản (NISA) cho biết, trận động đất ở miền Đông Bắc Nhật Bản vào khuya đêm hôm qua 7.4, đã khiến hai trong số ba nguồn điện cấp ngoài tại nhà máy điện hạt nhân Onagawa ở tỉnh Miyagi ngừng hoạt động.
NISA nói rằng, hai đường cấp điện bị ngắt và nhà máy hiện đang sử dụng một đường điện duy nhất còn lại để tiếp tục làm nguội các lò phản ứng. Nhà máy này đã được ngừng hoạt động ngay sau trận đại động đất hôm 11.3 và từ đó đến nay đang trong quá trình làm nguội các lò phản ứng bằng nguồn điện cấp ngoài.
Cơ quan này cho biết, các hệ thống làm nguội tại ba bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng có lúc bị ngừng hoạt động, nhưng sau đó đã khôi phục lại được.
Video đang HOT
Hiện chưa phát hiện mức phóng xạ bất thường tại nhà máy này.
Tại các nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 và số 2, các thiết bị đo và giám sát phóng xạ không cho thấy có thay đổi gì, sau trận động đất này.
Theo Dân Việt
Mỹ cảnh báo thảm họa mới từ Fukushima
Theo báo cáo mật của Ủy ban điều tiết hạt nhân Mỹ, các kỹ sư của chính phủ Hoa Kỳ được gửi đến giúp đỡ khắc phục cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Nhật Bản cho biết nhà máy Fukushima đang phải đối mặt với hàng loạt những đe dọa mới có thể kéo dài vô thời hạn.
Trong số các mối nguy mới được bản báo cáo hôm 26-3 trích dẫn, lượng nước lớn được các chuyên gia Nhật Bản bơm vào lò phản ứng để làm mát các thanh nhiên liệu sẽ là nguyên nhân gây ra các vết nứt, vỡ vỏ lò nếu như những đợt dư chấn tiếp tục tấn công khu vực này. Báo cáo trên cũng đã nêu ra khả năng nổ cấu trúc bên trong các lò phản ứng do sự tích tụ khí Hydro và Oxy sau khi nước biển bị phân hóa. Ngoài ra, nó cũng cung cấp những thông tin chi tiết mới về tình trạng các thanh nhiên liệu và việc kết tủa muối trên lõi hạt nhân đang gây cản trở khả năng làm lạnh của nước.
Toàn cảnh nhà máy Fukushima
Mấy ngày gần đây, công nhân tại nhà máy Fukushima đang phải nỗ lực vật lộn để ngăn chặn những "phản ứng phụ" sau khi thực hiện các biện pháp khẩn cấp nhằm hạ nhiệt các thanh nhiên liệu bao gồm cả việc ngăn chặn rò rỉ nước phóng xạ từ vết nứt ở lò phản ứng số 2 và tình trạng bức xạ quá cao gây nguy hại cho sức khỏe các công nhân bám trụ ở nhà máy.
Theo đánh giá từ các vị lãnh đạo đã khá quen mặt của tập đoàn TEPCO trong cuộc phỏng vấn gần đây, họ đang đặc biệt chú trọng vào việc xử lý nước nhiễm phóng xạ, sự an toàn của các công nhân đồng thời khôi phục khả năng hoạt động lâu dài của các lò phản ứng. Tuy nhiên, họ không hề đưa ra bất kể cảnh báo nào về khả năng xảy ra các vụ nổ bên trong các lò phản ứng hoặc nguy cơ vỡ vỏ lò do từ các đợt dư chấn mà bản báo cáo của phía Mỹ đã đưa ra. Các chuyên gia Hoa Kỳ còn cho hay, nếu nỗ lực làm mát không đạt được hiệu quả thì các thanh nhiên liệu sẽ tiếp tục nóng chảy gây ô nhiễm phóng xạ trong một thời gian dài.
Sơ đồ lò phản ứng bị hư hại ở Fukushima
Một vấn đề khác cũng được bản báo cáo mật đề cập tới là việc đổ nước làm mát các thanh nhiên liệu sẽ được duy trì "vô thời hạn" nếu như hệ thống làm mát tự động không thể khôi phục? Phía Nhật Bản luôn khẳng định phải tiếp tục bơm nước làm mát trong nhiều tháng cho đến khi ổn định được nhiệt độ của các thanh nhiên liệu. Thế nhưng không ít ý kiến phản bác rằng việc bơm nước vào các lò phản ứng sẽ gây ra một thảm họa hoàn toàn mới mà ngành công nghiệp hạt nhân chỉ mới bắt đầu biết đến. Đó là khả năng áp suất nước gây vỡ vỏ lò.
Những tài liệu mà tờ Thời báo New York công bố chi tiết hơn rất nhiều so với những thông tin mà giới chức Nhật Bản đưa ra. Nó thực sự chỉ ra một vấn đề nan giải và hóc búa đối với các chuyên gia Nhật Bản trong việc ngăn chặn sự nóng chảy của các thanh nhiên liệu.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Ảnh khủng hoảng hạt nhân Nhật qua từng ngày Trong khi vẫn phải vật lộn với hậu quả của trận siêu động đất/sóng thần vào ngày 11/3, những ngày qua, người Nhật đang đau đầu đối phó với một cuộc khủng hoảng khác mang tên hạt nhân, mà nếu xấu đi, nó có thể gây ra nguy hiểm với cả các nước khác. Tâm điểm của cuộc khủng hoảng hạt nhân này...