Thêm một lý do khiến “dự án đất vàng” chậm tiến độ
- Chỉ còn 1 đơn vị duy nhất trong số 5 cơ quan, tổ chức có trụ sở tại địa chỉ 30A Lý Thường Kiệt – 33 Hàng Bài vẫn chưa bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến “dự án đất vàng” chậm tiến độ.
Tại QĐ 2598 về việc thu hồi hơn 1.169m2 đất tại phố Lý Thường Kiệt – Hàng Bài giao cho chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng lại khu tập thể (KTT) và cải tạo, sắp xếp lại trụ sở làm việc tại địa chỉ nói trên, UBND quận Hoàn Kiếm đồng loạt gửi tới 41 hộ dân đang cư trú và 5 đơn vị, tổ chức đang có trụ sở làm việc tại khu đất này.
Đến thời điểm hiện tại, 24/38 hộ dân đã di dời; 4/5 cơ quan, tổ chức đã tạm chuyển sang khu vực khác trong thời gian chủ đầu tư thi công dự án.
Đơn vị duy nhất chưa di dời để bàn giao mặt bằng là Cty CP Du lịch Việt Nam – Hà Nội.
Ngày 04/1/2011, lãnh đạo Cty CP Du lịch VN – HN đã có công văn số 398 gửi UBND quận Hoàn Kiếm. Trong CV này, Cty CP Du lịch HN-VN cho rằng: khu đất 30A Lý Thường Kiệt có hai khối nhà tách biệt (có lối đi riêng) do hai đơn vị quản lý.
Phối cảnh dự án tại khu đất vàng tọa lạc trên hai mặt phố trung tâm của quận nội đô Hà Nội
Cụ thể: Khối nhà cũ do Xí nghiệp Quản lý và Phát triển Nhà quận Hoàn Kiếm quản lý gồm tập thể các hộ dân và một phần diện tích của CTy Du lịch VN – HN thuê (gồm phòng làm việc, nhà để xe, một kho đựng tài liệu) với tổng diện tích 189,2m2.
Khối nhà 6 tầng được xây mới từ năm 1988 do Tổng cục Du lịch quản lý đã giao cho Cty CPDL được quyền quản lý và sử dụng 4 tầng và đã được ghi vốn cho cty khi tiến hành đánh giá giá trị cty để cổ phần hóa.
Video đang HOT
Theo đơn vị này, tòa nhà này không nằm trong khối diện tích bị thu hồi để cải tạo, sửa chữa chung cư cũ. Do đó, đơn vị không di dời.
Về vấn đề này, theo UBND quận Hoàn Kiếm, kết quả khảo sát sơ bộ ngày 07/7/2008, UBND phường Hàng Bài có báo cáo: thửa đất 30A Lý Thường Kiệt nằm ở góc phố Lý Thường Kiệt (số nhà 30A) và Hàng Bài (số nhà 33) có diện tích hơn 1.169m2 là đất thuộc sở hữu nhà nước.
Hiện trong biển số nhà hình thành hai đối tượng sử dụng (gồm khoảng 40 hộ dân tại KTT và 06 cơ quan, đơn vị sử dụng nhà 6 tầng và một phần cũ của tòa ba tầng.
Với đặc thù diện tích sử dụng đan xen như trên, khi tiến hành việc xây dựng lại chung cư cũ phải gắn liền với việc cải tạo, sắp xếp lại trụ sở làm việc đối với các cơ quan, tổ chức liên quan, trong đó có cả Cty CPDL VN-HN đang sử dụng khối nhà 6 tầng.
Về lý do cho rằng khối nhà Cty CP Du lịch VN-HN được ghi vốn cổ phần hóa và là địa chỉ giao dịch của các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa TTDL hiện nay, văn bản số 1013/UBND-KT ngày 24/11/2011, UBND quận Hoàn Kiếm lý giải: Tại văn bản số 7362/UBND-TNMT ngày 31/8/2011, UBND TP.Hà Nội chấp thuận đề xuất liên ngành tại tờ trình số 541/TTr-BCĐGPMB có nêu:
KTT được xây dựng từ thời Pháp thuộc đang nằm trong dự án cải tạo, xây mới.
Đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa, phần giá trị nhà, công trình hiện có được tính toán bồi thường theo quy định của nhà nước . Mức bồi thường này sẽ đảm bảo phần giá trị vốn khi tiến hành cổ phần hóa của cty. Ngoài ra, sau khi dự án xây dựng hoàn thành, các đơn vị sẽ được tái bố trí tại chỗ (địa chỉ 30A Lý Thường Kiệt – 33 Hàng Bài).
Do vậy, hoàn toàn không ảnh hưởng đến địa chỉ giao dịch của các đơn vị, tổ chức khi làm việc, kinh doanh sau này.
Việc chậm trễ di dời để bàn giao đất cho dự án của Cty CP Du lịch VN-HN, theo chủ đầu tư, đã gây ảnh hưởng đến tiến độ của dự án, đồng thời khiến chủ đầu tư thiệt hại lớn về kinh tế.
Tại báo cáo thực hiện tiến độ dự án gửi UBND quận Hoàn Kiếm, Cty CP tư vấn đầu tư tài chính Toàn Cầu cho biết: chủ đầu tư đã có phương án tạm trung chuyển và tái hoàn trả cho đơn vị và đã được UBND quận phê duyệt.
Đơn vị cũng đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất tại địa điểm trung chuyển số 34 Hai Bà Trưng đảm bảo đơn vị này có thể làm việc kinh doanh được ngay.
Chủ đầu tư cũng đang đề nghị UBND quận Hoàn Kiếm ra văn bản yêu cầu Cty CP Du lịch VN – HN di dời đến địa điểm trung chuyển để tránh lãng phí tiền thuê địa điểm (do chủ đầu tư trả). Nếu đơn vị này không sớm di chuyển sang địa chỉ mới này sẽ tiếp tục gây ra khó khăn mới cho chủ đầu tư trong việc tìm kiếm địa điểm.
Thông tin từ UBND quận Hoàn Kiếm, đến thời điểm hiện tại, Cty CP Du lịch VN – HN đang trao đổi thống nhất với chủ đầu tư một số nội dung liên quan. Sau khi thống nhất, đơn vị này sẽ trao trả mặt bằng để triển khai dự án.
Kiên Trung
Theo_VietNamNet
Hà Nội: Công trình xây dựng sai phép "chình ình" ở phố cổ
Nhiều công trình xây dựng sai phép "khủng", vẫn ngang nhiên tồn tại như không có gì xảy ra. Trong khi, người dân vô cùng bức xúc thì chính quyền phường sở tại dường như thờ ơ không hay biết!
Thời gian qua, PV Chất lượng Việt Nam liên tục nhận được phản ánh của người dân sống ở phường Hàng Gai (quận Hoàn Kiếm) về tình trạng xây dựng của các công trình có địa chỉ tại số 1B phố Tố Tịch, công trình số 8 và số 26 phố Hàng Hòm xây dựng sai giấy phép xây dựng, trong quá trình thi công đổ vật liệu tràn lan ra đường giao thông khiến các hộ dân xung quanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo ghi nhận của PV tại công trình số 1B phố Tố Tịch, công trình đang được chủ đầu tư tiến hành hoàn thiện để đưa vào sử dụng với 8 tầng 1 tum trên diện tích đất xây dựng khoảng hơn 40 m2.
Trong khi đó khảo sát tại công trình số 8 và số 26 phố Hàng Hòm thì tại hai công trình này chủ đầu tư cũng đang cho quây bạt để xây dựng, hoàn thiện công trình với chiều cao đều được 2 chủ đầu tư thiết kế với 7 tầng 1 tum.
Điều khiến người dân càng búc xúc hơn là trong suốt thời gian dài thi công các công trình này, chủ đầu tư cho đổ vật liệu tràn lan ra ngoài đường gây cản trở giao thông đi lại. Chủ đầu tư cũng không cho lắp đặt hệ thống bảo vệ thi công khiến vật liệu xây dựng, bụi bặm bay tứ tung và gây nguy hiểm cho các hộ dân xung quanh nếu gặp phải sự cố.
Trò chuyện với PV, một người dân sở tại bức xúc cho biết: "Dân thường chúng tôi chỉ cơi nới hoặc mở rộng thêm chút mái tôn là ngay lập tức chính quyền, thanh tra xây dựng xuống lập biên bản phạt tiền và cưỡng chế ngay lập tức vậy mà tòa nhà này đã xây hơn hai năm, sai phép lù lù và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chúng tôi mà chính quyền cứ làm ngơ. Có lẽ họ đã "đi đêm" với nhau cả rồi nên mới ngang nhiên như thế..."
Nhiều công trình ngang nhiên xây dựng sai phép như vậy, nhưng không hiểu vì lý do gi mà cho tới nay công trình này vẫn được các cấp UBND phường Hàng Gai, UBND quận Hoàn Kiếm lại để cho ngang nhiên tồn tại!?
Chúng tôi sẽ liên hệ làm việc trực tiếp với lãnh đạo UBND Quận Hoàn Kiếm và UBND TP Hà Nội nhằm làm rõ vụ việc.
Theo quy định mới của UBND TP Hà Nội, hầu như các công trình mặt phố cổ đều không được phép cao quá 12m, từ 1- 3 tầng. Chỉ có một số rất ít tuyến phố các công trình được phép cao 16-20m như Phan Đình Phùng, Trần Nhật Duật... Ngoài ra, trong danh mục 79 tuyến phố và 83 ô phố tại khu phố cổ được quy định chi tiết về mật độ, số tầng cao được phép xây dựng và khoảng lùi công trình. Đơn cử, ô phố số 3 với phố Hàng Giấy được ghi chú là: Tại phố Gầm Cầu xây dựng, tôn tạo công trình trên cơ sở đảm bảo khoảng lùi an toàn đường sắt... lớp nhà mặt phố được phép từ 1-3 tầng, tương đương 6-12m; lớp phía sau từ 2-4 tầng, tương đương 10-16m, khoảng lùi tối thiểu của lớp sau là 4-6m... Trong khu phố cổ, UBND TP yêu cầu không xây tầng hầm (trừ các phố Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, với điều kiện không ảnh hưởng hoặc tiếp giáp các công trình di tích hoặc có giá trị). Ngoài ra, trong phố cổ, không xây các trung tâm thương mại lớn và các công trình nhà ở mới làm tăng dân số, tăng mật độ xây dựng, tăng quá tải hệ thống giao thông, ảnh hưởng môi trường và các công trình quy mô lớn khác. Nhấn mạnh yêu cầu không bêtông hóa các không gian mở, không gian xanh trong các ô phố, TP yêu cầu công trình nhà ở xây mới phải có kiến trúc hài hòa với tổng thể dãy phố, khu vực. Đối với ô đất trên 70m2, bắt buộc phải tổ chức sân, trong có trồng cây. Theo đó các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhà, chủ đầu tư các công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo trong khu vực, nếu vi phạm quy chế sẽ bị xử lý nghiêm. UBND TP yêu cầu, với các công trình vi phạm xây dựng trước khi ban hành quy chế, phải tháo dỡ các vật liệu xây dựng, che chắn tạm; các không gian sử dụng làm buồng, phòng lấn chiếm không gian hè phố và ngoài chỉ giới đường đỏ. Công trình có ngôn ngữ kiến trúc khác đột biến so với quy định của quy chế cũng sẽ buộc phải cải tạo theo phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt. Công trình sai phép, công trình xây xen cấy vào khu đất của công trình có giá trị đặc biệt, công trình công cộng, các công trình di tích lịch sử - văn hóa sẽ phải phá dỡ...
Theo NTD
Xây nhà sát Hồ Gươm:Chỉ đạo của Chủ tịch HN bị...lãng quên? Những ngày qua dư luận vẫn đang nóng hổi xoay quanh câu chuyện xây dựng Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm ở số 2 Lê Thái Tổ. Chủ tịch UBND TP: Xây dựng vườn hoa, cây xanh, không gian nghệ thuật Trên Tờ Tiếng nói Việt Nam, số ra ngày 5/12/2014, đã xác minh rõ thông tin này, ngày 3/12/2014, phóng...