Thêm một loại pasta – mỳ Ý xanh tự làm tại nhà đây!
Đây là một trong những loại pasta rất được yêu chuộng. Thành phần có nước cốt rau chân vịt nên rất tốt cho sức khỏe.
Nước Ý có khá nhiều loại pasta, mỗi loại đều mang một nét riêng của nó và luôn luôn hấp dẫn thực khách. Đây là một trong những loại pasta được yêu chuộng. Thành phần có nước cốt rau chân vịt nên rất tốt cho sức khỏe.
Nguyên liệu:
- 100-150 gr rau chân vịt (spinach)
- 250 ml nước lã
- Xíu muối
- 1 trứng gà
- 10 ml dầu olive
- 650 gr bột mì thường bột áo
Thực hiện:
- Cho rau chân vịt và nước lã vào máy xay sinh tố xay mịn. Lấy 500 ml nước cốt rau
- Đập quả trứng vào ô trộn bột và thêm xíu muối. Dùng phới trộn bột hoặc đôi đũa đánh tan, đều. Cho 10 ml dầu olive vào. Từ từ đổ bột mỳ thường và nước cốt rau vào khuấy trộn đều cho đến khi bột hòa quyện vào nhau thành một khối.
- Đem bột ra bàn có rắc bột áo, nhồi vài phút cho bột mịn không dính tay là được.
- Chia cắt bột ra làm 8 phần. Lấy từng phần ra nhồi, cán mỏng (càng mỏng càng tốt). Các phần còn lại phủ kín lớp nilong hoặc cho vào ô trộn bột đậy kín lại để trong khi nhồi, cán từng phần bột thì phần bột còn lại không bị khô.
Video đang HOT
- Dùng dao cắt pizza cắt từng sớ dài. (Nếu có máy cắt thì công đoạn này sẽ nhanh hơn). Làm như vậy cho hết phần bột.
- Sau khi cắt bột xong, nhớ rải đều xíu bột áo lên phần bột cắt để pasta không dính chùm vào nhau.
Bảo quản:
Pasta cắt xong, lấy 1 lượng vừa dùng ra luộc, chế biến món ăn. Phần còn lại cho vào bịch nilong bọc lại, trữ vào ngăn mát tủ lạnh được hơn 10 ngày.
Còn đây là dĩa pasta xốt kem cho bữa tối của mình.
Chúc các bạn thành công
Theo PLXH
Ngày lạnh ăn xôi khúc
Gọi là xôi khúc vì xôi có dùng lá khúc để chế biến. Lá khúc hiếm nên nhiều người dùng các loại rau hay lá dứa để thay thế mà vẫn không mất đi mùi vị đặc trưng của nó.
Nguyên liệu:
- 500 gr gạo nếp
- 200 gr đậu xanh không vỏ
- 180 gr thịt ba rọi xắt nhỏ
- 1 củ hành tím xắt nhỏ
- 1/4 củ hành tây xắt hột lựu
- 1 tép hành lá xắt nhỏ
- 100 gr rau chân vịt (spinach) hoặc vài cọng lá dứa
- 300 ml nước lã
- 250 - 300 gr bột nếp (tùy thuộc vào độ hút ẩm của bột và nước xay lá nhuyễn hay không)
Chuẩn bị:
- Nếp ngâm qua đêm hoặc vài giờ cho nở, xả lại nước lạnh, để ráo, trộn với xíu muối và tiêu.
- Đậu xanh ngâm nước qua đêm hoặc vài giờ, xả lại nước lạnh, để ráo.
- Cho rau chân vịt hoặc lá dứa 200ml nước lã vào máy xay sinh tố, xay lấy nước cốt lá, lọc lại cho mịn. Đổ 100ml nước còn lại vào, lọc nước cốt lá thêm lần nữa.
- Bắc chảo nóng, cho thịt ba rọi, hành tây, hành lá, hành tím, gia vị muối, tiêu vào xào chín cho thịt ra bớt mỡ. Cho ra khăn giấy để thấm bớt dầu.
Thực hiện:
Phần nhân:
- Đậu xanh sau khi ngâm xong, hấp chín với tiêu, muối. Hoặc có thể nấu trong lò vi sóng bằng cách cho đậu vào tô chịu nhiệt trong lò vi sóng, lượng đậu thấp khoảng 1/3 của tô. Đổ nước xâm xấp mặt đậu. Cho vào lò vi sóng bấm 2 lần 3 phút là đậu chín. (Nhớ phủ lên tô đậu 1 miếng khăn giấy loại dày).
Nếu đậu khô thì thêm tí nước vào bấm thêm 1 phút nữa, còn nếu đậu nhão thì bỏ khăn giấy ra bấm khoảng 40 giây là đậu có độ ẩm vừa ý.
- Đậu chín lấy ra nghiền mịn, nêm gia vị muối, nhiều tiêu. Đổ phần thịt heo ở trên vào trộn đều. Chia ra vò viên thành 18 phần đều nhau.
Phần bột nếp:
- Làm nóng phần nước cốt rau bằng cách cho vào nồi, nấu hơi sôi hoặc cho vào lò vi sóng bấm khoảng 1 phút cho nóng là được.
- Cho bột nếp vào ô trộn bột, đổ từ từ phần nước cốt rau xanh vào. Dùng đôi đũa khuấy cho bột thấm đều quện thành 1 khối bột. Sau đó dùng tay nhồi vài cái đến khi bột mềm, mịn và mượt là được. Chia bột ra làm 18 phần đều nhau.
Nặn bánh:
- Nhúng tay cho ướt để dễ nặn bánh. Lấy từng phần bột nếp dàn mỏng, cho viên nhân đậu xanh vào giữa, bọc lại rồi vo tròn. Làm tương tự cho hết phần bột nếp và nhân đậu. Lăn từng viên qua gạo nếp để nếp bao đều viên nhân.
Hấp bánh:
- Bắc xửng nước sôi lên bếp. Rắc ít nếp vào chõ, xếp bánh cách xa nhau để bánh chín và không dính vào nhau. Sau khi xếp hết 1 lớp bánh thì lại rắc kín 1 lớp nếp tới khi hết. Dùng khăn sạch đậy lên miệng xoong rồi đậy nắp nồi lại (để tránh bánh bị nhão do nước trên nắp bánh nhỏ xuống). Hấp khoảng 90 phút là bánh chín.
Nấu bằng nồi cơm điện: Với cách nấu bằng nồi cơm điện thì chỉ xếp được 1 lớp bánh mà thôi. Vì nếu xếp 2 lớp thì lớp ở trên sẽ chưa chín. Hoặc nếu chín thì sẽ còn vài hạt nếp bị hơi sượng và khi bấm nút nấu ít nhất phải 2 lần để bánh chín đều.
- Cho 1 lớp nếp vào nồi cơm điện, xếp từng viên nhân vào (không cần xếp cách xa như cách hấp bằng chõ). Rắc đều phần nếp còn lại xen kẽ giữa những viên nhân. Đổ nước xâm xấp mặt nếp và bánh. Bấm nút cho nồi tự nấu đến khi đèn nồi cơm báo chín là được. Dùng nóng rất ngon.
Buổi sáng với món xôi khúc thơm lừng, nóng hổi và vị cay cay của tiêu sẽ làm ấm lòng những ngày se lạnh.
Chúc các bạn ăn ngon.
Theo PLXH
Tự làm sợi pasta - mỳ Ý tại nhà pasta Sợi mỳ ý - pasta làm ra tại nhà mềm mại và dĩ nhiên là ngon hơn sợi mỳ khô bán sẵn. Có thể chế biến ăn cùng với thịt viên sốt cà chua, hay đơn giản hơn chỉ luộc mỳ xong, rắc xíu muối, phô mai và lá mùi tây xắc nhỏ lên cũng làm món ăn thêm phần hấp dẫn rồi....