Thêm một lao động Việt tử vong ở Angola
Đi xuất khẩu lao động ở Angola những mong sẽ được đổi đời, nhưng không may, vừa sang làm được hơn 3 tháng, anh Đậu Xuân Nam (1971, trú thôn Hồng Thịnh, xã Xuân Giang, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã tử vong do bị sốt rét ác tính.
Theo người nhà nạn nhân cho biết, vào khoảng 3 giờ sáng, ngày 18/4, nguồn tin từ những người làm cùng anh Nam ở Angola báo về, anh Nam đã tử vong do bị căn bệnh sốt rét ác tính. Được biết, anh Nam đi xuất khẩu lao động sang Angola theo hình thức “chui”, làm cho một xưởng mộc ở Zango - Luanda (thủ đô của Angola) mới được hơn 3 tháng thì xảy ra sự việc đáng tiếc trên.
Hiện tại hoàn cảnh gia đình anh
Nam đang rất khó khăn, túng thiếu. Chị Phan Thị Hòa (1974) cùng hai cháu Đậu Thị Thùy Giang (2000) và cháu Đậu Xuân Gia Bảo (2005). Vốn là hộ nghèo, khó khăn của xã, mong muốn tìm được việc làm, kiếm thêm thu nhập nuôi gia đình, đầu tháng 1/2013, anh Nam đã vay mượn số tiền 150 triệu làm chi phí đi xuất khẩu sang Angola làm thợ mộc.
Vừa đi được hơn 3 tháng, anh Đậu Xuân Nam đã bị tử vong tại Angola do sốt rét ác tính.
Nhưng không may, vừa đi được hơn 3 tháng thì anh Nam bị sốt rét ác tính. Mặc dù đã được những người Việt Nam làm cùng đưa đi chữa trị tại bệnh viện nhưng do bị bệnh sốt rét ác tính quá nặng, anh Nam đã tử vong.
Video đang HOT
Hiện tại gia đình và anh em, bà con hàng xóm đang rất lo lắng tìm cách để đưa thi thể của anh về nước, bởi số tiền chi phí lên tới gần 500 triệu đồng. Trong khi đó, gia đình anh
Nam lại nghèo khó, chỉ dựa vào nghề nông, cộng thêm với khoản tiền nợ cho anh Nam đi Angola đến nay vẫn chưa trả được.
Hai đứa con nhỏ của anh Nam dường như vẫn chưa thấu hiểu được nổi đau mất cha mà mẹ và gia đình đang phải gánh chịu.
Từ khi nhận được tin dữ của chồng, chị Phan Thị Hòa, luôn vật vã trong đau đớn. Chị chỉ mong có một phép màu nào đó, giúp đưa thi thể chồng chị về được với gia đình. “Đêm hôm trước ngày anh ấy mất, anh ấy có gọi về cho gia đình, nhưng nói được mấy câu thì anh ấy mệt quá không nói được nữa. Sáng hôm sau thì mấy người làm cùng anh gọi về nói anh ấy mất rồi. Giờ muốn đưa được anh ấy về nước thì phải lo gần 500 triệu. Nhà nghèo, nợ tiền cho anh ấy đi hơn 100 triệu vẫn chưa trả được, giờ lại phải lo gần 500 triệu nữa mới đưa được anh ấy về. Biết làm răng giờ chú, cứu chồng chị với”. Chị Hòa nói trong nước mắt.
Từ khi nhận được tin dữ của chồng, chị Hòa đau đớn và lo lắng về khoản tiền gần nữa tỉ để được đưa thi thể chồng về nước.
Như vậy, tính từ đầu tháng 3 đến nay, chỉ riêng ở hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An đã có 6 lao động tử vong khi đi xuất khẩu lao động tại Angola. Được biết, cho đến nay, ở hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An vẫn chưa có một công ty nào được phép xuất khẩu lao động sang Angola hợp pháp, và hầu hết nhưng lao động Việt Nam đang làm việc tại Angola đều là đi “chui” với chi phí rất cao khoảng từ 6.500 – 7000 USD.
Cũng theo báo cáo từ cơ quan chức năng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, hiện có khoảng gần 6.000 người của hai tỉnh này đang lao động, làm việc tại Angola.
Theo Dantri
Mọi doanh nghiệp đưa lao động sang Angola đều là bất hợp pháp
Cơ quan chức năng chưa cấp phép cho bất cứ doanh nghiệp nào đưa lao động sang làm việc tại Angola.
Trước những lời hứa hẹn về mức lương cao tại Angola, nhiều người đã chấp nhận bỏ hàng trăm triệu đồng để có được suất đi lao động nơi xứ người.Cục Quản lý lao động Ngoài nước cũng xác nhận, thời gian qua nhiều lao động Việt Nam đã nhập cảnh vào Angola qua công ty môi giới. Tuy nhiên, khi đến quốc gia này, nhiều người đã lâm vào tình cảnh không có việc làm ổn định, thu nhập cũng không như công ty môi giới đã hứa hẹn. Một số lao động đã bị chính quyền Angola bắt và trục xuất. Đặc biệt đã có 18 người nước ngoài chết tại Angola vì dịch bệnh và tai nạn lao động.
Thống kê từ cơ quan chức năng cũng cho thấy, Nghệ An là địa phương đứng đầu về số người đã xuất khẩu lao động sang Angola. Và cũng chỉ trong thời gian ngắn, cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An đã ghi nhận có 4 lao động tử vong tại Angola. Phần lớn nguyên nhân tử vong đều do bệnh tật (chủ yếu bệnh sốt rét).
Một lao động Nghê An tử vong tại Angola
Trao đổi về vấn đề này, ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH, khẳng định, cơ quan chức năng chưa cấp phép cho bất cứ doanh nghiệp nào đưa lao động sang làm việc tại Angola. Trước đó, Cục này cũng đã từng cảnh báo khi việc đưa lao động sang Angola chưa được cho phép chính thức thì tất cả những doanh nghiêp tuyển, thu phí cao của người lao động để đưa sang quốc gia này đều là bất hợp pháp.
Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Angola cũng cảnh báo với các công dân Việt Nam cảnh giác trước những quảng cáo, hứa hẹn của các công ty, cá nhân môi giới việc làm, hết sức thận trọng trước khi quyết định đi lao động tại Angola.
Theo đó, nếu công dân Việt Nam nghi ngờ hoặc phát hiện thấy cá nhân hoặc công ty nào có dấu hiệu lừa đảo thì đề nghị thông báo cho các cơ quan hữu quan (Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Angola, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH (đường dây nóng: 04.38249517, VP hỗ trợ lao động ngoài nước: 04.39366633 hoặc Bộ Công an để biết và xử lý).
Theo Dantri
LĐ "chui" ở Angola: "Sống chết mặc bay" Chỉ trong thời gian rất ngắn, đã có đến 6 người quê Nghệ An, Hà Tĩnh bị thiệt mạng ở Angola. Người chết do sốt rét, người chết không rõ nguyên nhân và có cả người chết do bị sát hại... Và những người trở về đã rùng mình kể lại những câu chuyện hãi hùng. Thế nhưng, người ở nhà vẫn cứ...