Thêm một hoàng tử Ả Rập Saudi vướng vào tù tội
Tòa án Ả Rập Saudi mới đây đã phạt roi và bỏ tù một hoàng tử, chỉ hai tuần sau khi hoàng tử Turki bin Saud al-Kabir bị hành quyết vì tội giết người.
Một người bị phạt roi ở Ả Rập Saudi.
Guardian dẫn nguồn tin từ nhật báo Okaz địa phương cho biết, tòa án thành phố Jeddah đã ra phán quyết tống giam và phạt roi một hoàng tử giấu tên.
Cảnh sát thông báo hồi đầu tuần này cho biết, vị hoàng tử trên đủ sức khỏe để chịu đòn roi. Tờ Okaz không nêu rõ tội trạng của hoàng tử cũng như số roi mà thành viên hoàng tộc Ả Rập Saudi phải nhận.
Những người thực thi pháp luật sẽ dùng roi mây đánh vào lưng và chân. Lực đánh không quá mạnh nhưng cũng để lại vết bầm trên cơ thể.
Người thể trạng yếu có thể sẽ phải mất nhiều ngày mới gượng dậy được, tùy vào số roi phải nhận. Người phát ngôn của Bộ Tư pháp Saudi chưa lên tiếng về quyết định xử phạt hoàng tử lần này.
Xét xử thành viên hoàng tộc ở Ả Rập Saudi không phải là điều thường xuyên xảy ra. Hai tuần trước, hoàng tử Turki bin Saud al-Kabir đã bị tuyên án tử hình vì bắn chết một người dân ngay trên đường phố. Đây là thành viên hoàng tộc đầu tiên bị tử hình kể từ năm 1975. Đa số những người bị tử hình ở Ả Rập Saudi đều đón nhận án phạt bằng lưỡi dao sắc lạnh.
Video đang HOT
Ả Rập Saudi là một trong những quốc gia áp dụng luật Hồi giáo hà khắc nhất. Tất cả những tội giết người, buôn bán ma túy, cướp có vũ trang, hiếp dâm và chối bỏ tôn giáo đều bị tử hình.
Một số người dân Saudi cho rằng, việc tòa án hai lần liên tiếp kết án với các hoàng tử cho thấy luật Hồi giáo không phân biệt đối tượng phạm tội là người trong hoàng tộc hay thường dân.
Một số ý kiến thì cho rằng đây là cách nhà cầm quyền xoa dịu dư luận, trong bối cảnh chính phủ thực hiện thắt lưng buộc bụng do nền kinh tế Saudi bị ảnh hưởng vì giá dầu xuống thấp.
Năm 2012, nhà hoạt động Raif Badawi bị kết tội báng bổ Hồi giáo và phải nhận bản án 10 năm tù giam, 1.000 roi.
Một nhà thơ Palestine vi phạm luật pháp Ả Rập Saudi ban đầu bị kết án tử hình. Trước sự lên án của cộng đồng quốc tế, Ả Rập Saudi giảm bản án xuống còn 8 năm tù giam và 800 roi.
Theo Đăng Nguyễn – Guardian (Dân Việt)
Giờ phút cuối cùng hoàng tử Ả Rập Saudi bị hành hình
Thông tin về giờ phút cuối cùng của hoàng tử Saud al-Kabeer trước khi bị xử tử ngay giữa thủ đô Riyadh (Ả Rập Saudi), lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.
Một vụ hành quyết trước công chúng ở Ả Rập Saudi.
Theo Daily Beast, vụ xử tử hoàng tử Ả Rập Saudi diễn ra vào tuần trước vì cáo buộc hoàng tử bắn chết người đàn ông trên đường phố. Thông tin này đã khiến truyền thông phương Tây ngỡ ngàng.
Hình phạt khắc nghiệt nhất này do chính Quốc vương Salman ra lệnh. Bản án làm lung lay quan niệm rằng Ả Rập Saudi là nơi những người giàu và quyền thế có thể làm bất cứ điều gì họ muốn. Việc tử hình hoàng tử Saud al-Kabeer cho thấy giáo luật Shariah của đạo Hồi không phân biệt thường dân hay hoàng tộc.
Hoàng tử Saud al-Kabeer không phải con tốt" thí mạng giữa 6.000 thành viên của hoàng gia Saudi Arabia, Daily Beast đưa tin. Tên của vị hoàng tử cho thấy anh ta là thành viên của dòng dõi của người sáng lập ra đất nước Ả Rập Saudi.
Chuyên gia về Ả Rập Saudi, Robert Lacey nói, tuy gia tộc Saud al-Kabeer không nằm trong diện thừa kế ngai vàng - do dòng họ Abdul Aziz nắm giữ, họ vẫn được trọng vọng trên toàn vương quốc.
Hình ảnh được cho là hoàng tử Saud Al-Kabeer.
"Saud Al-Kabeer cưới hoàng hậu Nura, thuộc dòng họ Abdul Aziz. Do đó, hoàng tử gần gũi với nhà vua hơn bất cứ ai khác trong gia đình. Tên của hoàng hậu Nura được đặt cho trường đại học lớn mà các du khách dễ dàng nhận thấy khi đến thủ đô Riyadh từ sân bay", chuyên gia Lacey nói. "Saud nổi tiếng vì dám nói lên suy nghĩ của mình, dù có thể trái với quan điểm của quốc vương và thậm chí còn được tôn trọng vì điều này".
Chuyên gia Lacey nói ông không ngạc nhiên với bản án vì nó phản ánh đúng nguyên tắc và tính cách của Quốc vương Salman.
Khi còn là thống đốc Riyadh, vua Salman đã xây dựng hình ảnh thủ đô Ả Rập Saudi hiện đại hơn. Vị quốc vương cũng cho thiết kế riêng một "nhà tù" trong cung điện. Đây là nơi những hoàng tử cư xử không đúng mực được đưa đến để "cải tạo".
Trong khi nhiều thành viên hoàng tộc khác được ân xá trước thời điểm tuyên án nhờ vào gia đình nạn nhân. Lần này, gia đình người bị hại cương quyết từ chối "số tiền nợ máu", lên tới hàng triệu USD để tha chết cho hoàng tử. Sau đó, cả tòa phúc thẩm và Tòa án Tối cao Ả Rập Saudi đều tuyên án tử hình với hoàng tử Saud Al-Kabeer.
Vua Salman từng là thống đốc thủ đô Riyadh trong suốt 48 năm.
Thông tin về giờ phút cuối cùng của hoàng tử Saud al-Kabeer mới đây lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Đây là điều hiếm gặp tại đất nước có nhiều luật lệ hà khắc như Ả Rập Saudi.
Nguồn tin từ Mohammed al-Masloukhi, nhân chứng có mặt khi gia đình nạn nhân từ chối "số tiền nợ máu" mô tả, gia đình hoàng tử Saud Al-Kabeer đã bị sốc nặng. Người thân được phép đến thăm hoàng tử lần cuối trong nhà giam.
Hoàng tử đọc một đoạn kinh Quran và cầu nguyện cho đến khi Mặt Trời mọc. Saud Al-Kabeer bị hành quyết ngay giữa thủ đô Riyadh khoảng gần 5 giờ sau đó.
Có mặt tại nơi hành quyết, cha của hoàng tử "giàn giụa nước mắt" trong khi cha nạn nhân bị hoàng tử sát hại, không hề biểu lộ bất kỳ cảm xúc nào.
Theo Danviet
Hoàng tử Ả Rập mua du thuyền siêu sang 12 nghìn tỷ đồng Sau khi mua du thuyền hàng chục nghìn tỷ đồng, hoàng tử đã thúc đẩy một loạt các chính sách thắt chặt chi tiêu trong nước. Phó Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman Một thành viên cao cấp của gia đình hoàng gia Ả rập Saudi đã mua một chiếc du thuyền trị giá 452 triệu bảng Anh (hơn 12,3 nghìn...