Thêm một hãng hàng không giá rẻ đóng cửa vì cạnh tranh khốc liệt ở châu Âu
Primera Air, hãng hàng không giá rẻ đã nỗ lực mở rộng mạng đường bay từ Bắc Ấu đến các trung tâm hàng không ở Bắc Mỹ, đã nộp đơn phá sản ngày 1/10, khiến hàng ngàn hành khách của hãng bị mắc kẹt ở hai bên bờ Đại Tây Dương.
Primera Air phá sản vì mở quá nhiều đường bay xuyên Đại Tây Dương giữa lúc giá dầu tăng, các hãng sản xuất máy bay chậm giao máy bay và khấu hao tài sản. (Ảnh: Primera Air)
Hãng này đã cố chen chân để tìm “chỗ thở” trên bầu trời dày đặc máy bay của châu Âu, nơi việc sáp nhập các hãng bay và cuộc đấu khốc liệt giành hành khách đã khiến nhiều hãng phá sản trong những năm gần đây, bao gồm Air Berlin, Alitalia và Monarch. Nhưng “ sức khỏe” tài chính của Primera Air bắt đầu đi xuống khi hãng tiếp tục mở thêm đường bay mới trong khi phải đối phó với giá dầu ngày một tăng, máy bay bị giao trễ và vấn đề khấu hao tài sản (máy bay).
Tối 1/10/2018, sau 14 năm hoạt động, lãnh đạo hãng nói rằng “đã thất bại” trong việc đạt một thỏa thuận về khoản nợ ngắn hạn với chủ nợ. Kết cục bất ngờ này đã làm hàng ngàn hành khách phải nằm chờ ở các phi trường.
Ngày hôm sau, tại sân bay quốc tế Dulles ở ngoại ô Washington, cô sinh viên 24 tuổi Pavithra Selvakumar nói cô đang loay hoay tìm cách trở về Anh sau khi chuyến bay với hãng Primera bị hủy. Cô nói không có nhân viên phục vụ tại các quầy của hãng, và cô là một trong nhóm 30 – 40 hành khách đang tìm hành trình khác để đi. Nhiều người trong nhóm đã hủy kế hoạch đi nghỉ của mình. “Tôi thấy một cô gái đã khóc. Có nhiều người lớn tuổi, có người mang theo con”, Selvakumar nói.
Video đang HOT
Tại sân bay Charles de Gaulle ở Paris, khoảng 370 hành khách của Primera bị hủy chuyến bay. Tại sân bay Stansted ở London, 400 khách bị ảnh hưởng.
Dù có giá vé thấp và các tuyến bay xuyên Đại Tây Dương mới mở, Primera đã không phát triển đủ nhanh để bù lại việc giá dầu gia tăng, Andrew Charlton – Giám đốc điều hành của hãng tư vấn hàng không Aviation Advocacy – phát biểu. Tất cả các hãng giá rẻ “phải sống chung với dòng vốn tiền mặt trồi sụt thất thường, rồi tăng trưởng đến mức độ có thành công trên thương trường”, Charlton nói.
Khi kỳ nghỉ hè sắp kết thúc và khi các hóa đơn càng chồng chất, Primera quyết định rút khỏi thị trường. Các hãng hàng không châu Âu khác cũng làm tương tự trong vài tuần qua. Skyworks của Thụy Sĩ nộp đơn xin phá sản vào đầu tháng 9 này, trong khi hãng VLM của Bỉ lâm vào tình trạng thanh lý tài sản vào tháng 8 vừa rồi.
Ricky Hồ
Theo nguoitieudung
Mỹ chi 214 triệu USD xây căn cứ vây quanh Nga
Mỹ sẽ 214 triệu USD xây dựng sân bay, khu vực đào tạo, căn cứ, tăng cường mức độ hiện diện quân sự ở mức độ chưa từng thấy ở Bắc Âu và Đông Âu nhằm chống lại kịch bản "gây hấn của Nga", RT đưa tin.
Máy bay tuần tra biển P-8A Poseidon thuộc biên chế Mỹ. (Ảnh: Reuters)
Theo RT, kế hoạch 214 triệu USD hiện đại hóa hàng loạt căn cứ quân sự ở khu vực Đông Âu gần cửa ngõ Nga, cũng như ở Iceland và Na Uy, là một phần trong kế hoạch "Ngăn chặn chủ động tại Châu Âu" (EDI) trị giá 4,6 tỉ USD nhằm trấn an các đồng minh NATO về mối đe dọa mà Mỹ gọi là "kịch bản gây hấn của Nga".
Số tiền 214 triệu USD sẽ được phân bổ tới 9 căn cứ quân sự Latvia, Estonia, Slovakia, Hungary, Romania, Luxembourg, Iceland, Na Uy nhằm trang bị các máy bay hàng đầu của Mỹ cho các căn cứ này, Air Force Times cho biết.
Theo bài báo trên, Mỹ được cho là đã điều các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 như F-22 và F-35 tới một số căn cứ quân sự nằm trên biển Baltic, Bắc Âu nhằm theo dõi và phát hiện các tàu ngầm. Tuy nhiên, phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh châu Âu, Thiếu tá Juan Martinez, từ chối đưa ra thông tin chi tiết về hoạt động này.
Theo AFT, căn cứ Keflavik ở Iceland sẽ nhận được tài trợ 14 triệu USD để nâng cấp cơ sở vật chất để đón các máy bay tuần tra biển P-8A Poseidon, được mệnh danh là "sát thủ tàu ngầm". P-8A Poseidon sẽ được trang bị ngư lôi, tên lửa đạn đạo, tên lửa chống hạm Harpoon và các loại vũ khí khác.
Một phần trong khoản đầu tư sẽ được Mỹ sử dụng để nâng cấp đường băng mới ở căn cứ không quân, cũng như các kho dự trữ nhiên liệu. Căn cứ Kecskemet ở Hungary sẽ nhận được 55 triệu USD để cải tạo và nâng cấp hàng loạt hạng mục quan trọng.
Ông Martinez cho biết việc Mỹ đổ tiền để nâng cấp cơ sở hạ tầng ở châu Âu không có nghĩa là quân Mỹ sẽ đồn trú lâu dài tại đó, mà Mỹ sẽ vẫn tuân thủ theo kế hoạch luân chuyển quân đội trước đó. Theo RT, năm 2018 ngân sách cho chương trình EDI sẽ tăng nhảy vọt từ 1,2 tỉ USD lên tới 3,4 tỉ USD.
Phát biểu về kế hoạch của Mỹ và NATO, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu nhận định động thái trên thể hiện rằng "các nước phương Tây chưa sẵn sàng dừng lại các hành động chống lại Nga".
Đức Hoàng
Theo Dantri
Đại sứ EU nói về hợp tác với Việt Nam chống biến đổi khí hậu Liên minh châu Âu sử dụng khoảng 60% trong tổng viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam trị giá 356 triệu Euro đến năm 2020 cho chương trình năng lượng nhằm thúc đẩy cải cách ngành năng lượng, nhằm khiến năng lượng trở nên sạch, hiệu quả và rẻ hơn nữa. Đại sứ Bruno Angelet (phải) tham gia một hoạt động bảo...