Thêm một đường dây giả danh công an, gọi điện tống tiền người dân bị tóm gọn
Một băng nhóm – sử dụng thủ đoạn giả làm công an, gọi vào số điện thoại cố định, tuyên bố chủ thuê bao đang tham gia vào các đường dây buôn bán ma túy, rửa tiền, yêu cầu chủ thuê bao rút hết tiền tiết kiệm, tiền trong các tài khoản gửi vào tài khoản của chúng.
Với chiêu bài cũ này, chúng đã chiếm đoạt của các bị hại số tiền lên đến hàng tỉ đồng.
Băng nhóm giả làm công an, gọi vào số điện thoại cố định lừa người dân.
Từ đơn tố giác của người dân
Ngày 23.1, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội – PC45 – CA tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết: Cơ quan này vừa phối hợp cùng C45 – Bộ Công an, PC45 – CA tỉnh Quảng Ninh và CA TP. Móng Cái triệt phá một băng nhóm lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng công nghệ cao.
Theo đó, trong thời gian từ tháng 6 – 12.2014, tại địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xảy ra hàng loạt các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc sử dụng mạng viễn thông. Tháng 6.2014, cơ quan công an tiếp nhận đơn của bà Huỳnh Mộng Đào (SN 1978, ngụ TP.Vũng Tàu) tố giác nhóm đối tượng giả danh công an gọi điện lừa đảo chiếm đoạt số tiền 970 triệu đồng. Các đối tượng này đã rút số tiền 280 triệu đồng. Tiếp đến tháng 12.2014, cơ quan công an tiếp nhận đơn của bà Phạm Thị Quý (ngụ P.3, TP.Vũng Tàu) tố giác bị các đối tượng lừa đảo số tiền 1,2 tỉ đồng. Số tiền đã bị các đối tượng rút là 960 triệu đồng. Với thủ đoạn tương tự, các đối tượng đã tiến hành 2 vụ lừa đảo khác tại TP.Vũng Tàu với số tiền gần 1,7 tỉ đồng. Tuy nhiên khi xảy ra sự việc, cơ quan điều tra đã kịp thời ngăn chặn nên chúng chưa lấy được tiền.
Video đang HOT
Cả 4 vụ án nêu trên đều có thủ đoạn và địa điểm giống nhau, các đối tượng sử dụng số điện thoại có đầu số nước ngoài và qua mạng Internet. Theo tài liệu do ngân hàng cung cấp, sau khi nhận được tiền, các đối tượng rút tiền bằng ATM tại TP.Móng Cái và huyện Cẩm Phả (Quảng Ninh). Do đó, khả năng các vụ việc đều do cùng một nhóm đối tượng thực hiện, địa điểm, đối tượng hoạt động ở khu vực giáp danh với biên giới Trung Quốc. Tuy nhiên, các đối tượng sử dụng đầu số nước ngoài và gọi điện thông qua mạng Internet, không trực tiếp tiếp xúc với những người bán thẻ ATM nên việc điều tra gặp nhiều khó khăn.
Theo thông tin tố giác của bà Nguyễn Thị Đầm, vào lúc 10h ngày 14.1, bà nhận được cuộc điện thoại của đối tượng gọi vào máy cố định nói bà đang nằm trong đường dây rửa tiền. Khi bà Đầm nói không phải thì đối tượng xưng danh là CA TP.Vũng Tàu yêu cầu bà Đầm chuyển hết tiền vào tài khoản do chúng chỉ định để kiểm tra, nếu trong sạch thì chúng sẽ hoàn trả tiền trong vòng 24 giờ. Tin là thật nên bà Đầm đã tới ngân hàng rút 150 triệu đồng và gửi vào số tài khoản số 060095718976 mang tên Bùi Thanh Hiếu mở tại Ngân hàng Saccombank chi nhánh TPHCM. Sau khi gửi tiền, bà Đầm phát hiện mình đã bị lừa nên báo cho ngân hàng và yêu cầu niêm phong tài khoản của đối tượng trên. Đến 16h cùng ngày, phát hiện chủ tài khoản khiếu nại việc không rút được tiền tại phòng giao dịch Saccombank TPHCM, nhân viên ngân hàng đã báo cho phòng PC45 – CA tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Từ đây, cơ quan công an đã nắm bắt được những dấu hiệu đầu tiên của đối tượng để triệt phá.
Bắt và khám xét khẩn cấp
Ngày 21.1, Cơ quan công an đã tiến hành bắt và khám xét khẩn cấp với đối tượng Lê Thị Ánh (SN 1973, ngụ tỉnh Quảng Ninh) tại một khách sạn thuộc TP.Quảng Ninh. Qua làm việc, Ánh khai đã được 2 đối tượng có quốc tịch Trung Quốc thuê làm công việc chuyển tiền cho các đối tượng này tại bến xe Móng Cái. Cơ quan điều tra đã thu giữ trên người và tại nơi ở của Ánh một số giấy tờ thể hiện thông tin của nhiều tài khoản ngân hàng, hóa đơn, chứng từ thể hiện việc Ánh có rút tiền, nạp tiền và nhiều tài khoản, thẻ sim điện thoại, thẻ ATM, 3 điện thoại di động, số tiền 250 ngàn đồng, 7.600 nhân dân tệ. Từ lời khai của Ánh, cơ quan CSĐT tiếp tục bắt và khám xét khẩn cấp 2 đối tượng Zheng Ke Xi (SN 1975, quê tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc) và Zheng Zhuen (SN 1980, quê Phúc Kiến, Trung Quốc) khi 2 đối tượng này đang ẩn nấp tại 1 khách sạn trên đường Vạn Ninh, TP.Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Kết quả khám xét, cơ quan điều tra thu giữ tại phòng ở của hai đối tượng này khoảng 120 thẻ sim điện thoại, khoảng 80 thẻ ATM các loại, 5 điện thoại di động, 1 máy tính bảng, 1 thiết bị phát sóng wifi, số tiền 36,5 triệu đồng, 1.800 nhân dân tệ tiền Trung Quốc. Bước đầu, đối tượng Zheng Ke Xi thừa nhận được đối tượng Zheng Zhuen thuê làm công việc rút tiền cho Zheng Zhuen tại các cây rút tiền ATM tại TP.Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và trả công số tiền 3.000 nhân dân tệ/tháng. Đối tượng Ánh khai được đối tượng Zheng Zhuen thuê làm công việc phiên dịch, rút tiền, chuyển tiền và nhận thẻ ATM cho Zheng Zhuen với giá 2.000 nhân dân tệ/tháng. Ánh cũng thừa nhận việc được Zheng Zhue giao nhiệm vụ chuyển cho Vũ Mạnh Tùng chưa rõ số tiền số tiền 20 triệu đồng để trả công cho việc Tùng làm thẻ ATM.
Theo Minh Châu – Lê Ngân
Lao động
Các ông trùm buôn lậu vẫn "nằm" ở Hà Nội, TPHCM
Trung tướng Nguyễn Tiến Lực, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an), cho rằng các ông trùm buôn lậu vẫn đang "nằm" ở Hà Nội, TPHCM và các TP lớn khác nên phải tiếp tục truy quét, triệt tận gốc.
Tại hội nghị triển khai các giải pháp đấu tranh với gian lận thương mại, buôn lậu dịp Tết Nguyên đán 2015 do Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) tổ chức sáng nay, 28/1, Trung tướng Nguyễn Tiến Lực cho biết, các ông trùm buôn lậu thường "nằm" ở Hà Nội, TPHCM và các TP lớn khác để điều hành mạng lưới nên vẫn chưa bị xử lý triệt để. Chính vì thế các lực lượng chức năng phải nghiên cứu phương cách để làm sao truy quét tận gốc, "đánh" được những ông trùm này thì tình hình buôn lậu mới giảm hẳn.
Được mời tham gia thảo luận, đại diện Công an tỉnh Quảng Ninh cho rằng vị trí địa lý phức tạp, đường biên giới giáp ranh với Trung Quốc trải dài nên công tác phòng, chống buôn lậu ở địa phương này gặp rất nhiều khó khăn.
Lực lượng công an kiểm tra kho hàng lậu ở TP Móng Cái của Thắng "cảnh". (Ảnh: Lao Động)
"Dù đã được yêu cầu nhưng Quảng Ninh nói chưa sâu tới chuyện phòng chống buôn lậu"- Trung tướng Nguyễn Tiến Lực nhận xét.
Ông Lực khẳng định buôn lậu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vẫn đang nhức nhối. "Trong chuyên án 807M của Bộ Công an, 100 trinh sát của Tổng cục Cảnh sát đã "nằm" ở phường Hải Hòa (TP Móng Cái, Quảng Ninh) suốt nhiều tháng liền và phát hiện mỗi ngày có hàng trăm tấn đi qua. Mà điều này diễn ra ngay trước cửa đồn biên phòng. Khi lên kế hoạch phá án, chúng tôi nhằm lúc đông nhất, đủ nhất thì bắt (...). Một lối mà mỗi ngày vào hàng trăm tấn. Theo quy định của Chính phủ thì vùng đó thuộc biên phòng, nhưng chỉ ra một lối Km 15, nhưng đó là của các lực lượng công an, hải quan, quản lý thị trường, thuế vụ chốt chặn mà vẫn đi thông được. Tại sao đi thông được thì chờ cơ quan điều tra kết luận. Tôi nói thật là rất nhức nhối, dù công an đã cố gắng rồi"- Trung tướng Nguyễn Tiến Lực nhận định.
Trong khi đó lãnh đạo Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công an) cho biết sau chuyên án 807M ở Quảng Ninh, tình hình buôn lậu đã có rất nhiều chuyển biến. "Tuy nhiên theo thông tin chúng tôi nắm được, các đối tượng đã tập kết hàng hóa chất đầy ở biên giới và chỉ chờ thời cơ, cơ quan chức năng lơi lỏng là đưa ồ ạt vào nội địa Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức bắt giữ các đường dây buôn lậu này"- lãnh đạo Cục Cảnh sát kinh tế khẳng định.
Trước đó, rạng sáng 2/11/2014, hơn 100 cán bộ chiến sĩ thuộc nhiều lực lượng của Bộ Công an đã bao vây và chặn bắt hàng chục chiếc thuyền nhỏ chở hàng lậu từ Trung Quốc vượt sông Ka Long sang TP Móng Cái tại khu vực bến tàu cạnh Đồn Biên phòng 500-A50 thuộc Đồn Biên phòng Hải Hòa (phường Hải Hòa).
Trong chuyên án 807M này, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Lương Quang Thắng (37 tuổi, hay được gọi là Thắng "cành", trú tại phường Hải Hòa, TP Móng Cái) - được coi là một trong những "ông trùm" về hàng lậu ở khu vực TP Móng Cái. Ngoài ra, 9 đối tượng khác cũng đã bị khởi tố về tội buôn lậu và vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.
Trước khi xác lập chuyên án, cơ quan điều tra Bộ Công an đã dày công trinh sát và xác định nạn buôn lậu tại khu vực bến tàu cạnh Đồn 500 - A50 và trên sông Ka Long (khu vực biên giới Việt- Trung) đã diễn ra trong một thời gian dài. Hàng ngày các đối tượng sử dụng thuyền máy vượt sông Ka Long sang Trung Quốc nhận hàng do các đầu nậu đặt trước rồi lại chở về tập kết tại bến tàu; chờ đêm khuya thì bốc hàng lên ô tô tải vận chuyển đi các tỉnh thành.
Cùng với việc khám xét khẩn cấp các điểm tập kết hàng hóa, cơ quan công an đã tạm giữ 16 xe ô tô chở đầy hàng hóa, 1 xe Lexus 470, 5 thuyền sắt và nhiều tài liệu liên quan đến hoạt động buôn lậu; 120 tấn hàng hóa ước tính trị giá hơn 30 tỉ đồng.
Được biết, sau khi Bộ Công an triệt phá đường dây buôn lậu này, 7 cán bộ, chiến sĩ thuộc Đồn Biên phòng Hải Hòa đã bị tạm đình chỉ công tác do thiếu trách nhiệm để một lượng lớn hàng hóa thẩm lậu vào nội địa.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong việc triệt phá thành công chuyên án 807M.
Thế Kha
Theo Dantri
Vận chuyển lậu hơn 8kg ma túy đá Ngày 26/1, Đội kiểm soát hàng hóa thuộc Trạm kiểm soát liên hợp Km15 - Bến tàu Dân Tiến (TP Móng Cái, Quảng Ninh) đã phát hiện và bắt giữ một vụ vận chuyển trái phép 8,2 kg ma túy đá. Theo thông tin ban đầu, khoảng 17h30 ngày 26/1, Đội kiểm soát Trạm Kiểm soát Liên Hợp km 15-Bến tàu Dân Tiến...