Thêm một doanh nghiệp cá tra không bị áp thuế bán phá giá sang Mỹ
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa đưa ra thông báo về kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 17 (POR17) với cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn từ ngày 1/8/2019 – 31/7/2020.
Kiểm tra, phân loại cá tra đông lạnh trước khi đóng gói để xuất khẩu tại nhà máy của Công ty CP đầu tư phát triển đa quốc gia. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Theo đó, Công ty Cổ phần Thủy sản NTSF (NTSF SEAFOODS) được hưởng mức thuế suất 0% khi xuất khẩu cá tra phile đông lạnh sang Mỹ. Đây là động lực tiếp thêm sức cho NTSF SEAFOODS nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam nói chung sang thị trường Mỹ trong thời gian tới.
Như vậy, hiện có 4 doanh nghiệp Việt Nam không bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá là: Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VINH HOAN CORP), Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm xuất khẩu Vạn Đức Tiền Giang (VDTG), Công ty cổ phần Nam Việt (NAVICO) và NTSF SEAFOODS.
Video đang HOT
Một số doanh nghiệp chịu mức thuế riêng gồm: Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Cần Thơ (CASEAMEX) x 0,15 USD/kg, Công ty TNHH Thuỷ sản Biển Đông (BIEN DONG SEAFOOD) 0,19 USD/kg, ông ty TNHH sản xuất Thuỷ sản Green Farms 1,94 USD/kg, Công ty Cổ phần Hải sản Biển Đông (ESS) chịu mức thuế cao nhất lên đến 3,87 USD/kg. Mức thuế suất chung toàn quốc dành cho các doanh nghiệp còn lại vẫn là 2,39 USD/kg.
Theo Vasep, năm 2021, có trên 10 doanh nghiệp cá tra Việt Nam tham gia xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trong đó, Vĩnh Hoàn Corp, NTSF SEAFOODS và BIEN DONG SEAFOOD là 3 doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn nhất sang thị trường này.
Tính đến hết tháng 2/2022, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt 94,57 triệu USD, tăng 119,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa Mỹ trở lại thị trường số 1 của cá tra Việt Nam sau một thời gian vị trí này thuộc về thị trường Trung Quốc.
Xuất khẩu cá tra năm 2022 dự báo tăng 20 - 22%
Xuất khẩu cá tra năm 2022 dự báo tăng 20-22% so năm 2021.
Ảnh minh họa
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tháng 1/2022, xuất khẩu cá tra Việt Nam đã thực sự hồi phục sau Covid-19 với tổng giá trị đạt 213,6 triệu USD, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu ở hầu hết các thị trường lớn đều tăng trưởng dương.
Bà Tô Tường Lan - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - cho biết, kết thúc năm 2021 xuất khẩu cá tra cán đích 1,6 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2020. 3 thị trường gồm: Trung Quốc, Mỹ, CPTPP chiếm trên 63% giá trị xuất khẩu cá tra, đạt trên 1 tỷ USD.
Các thị trường có sự tăng trưởng ấn tượng: Brazil (48,6%); Nga (72%); Ai Cập (52%) và Thái Lan đã góp phần vào sự đa dạng thị trường nhập khẩu cá tra năm 2021.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc liên tục sụt giảm nhưng Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí là nước nhập khẩu cá tra hàng đầu Việt Nam với kim ngạch 450 triệu USD, giảm 12,6% so với năm trước.
Xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng trưởng ổn định trong cả năm, và giữ vững vị trí là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của ngành cá tra Việt Nam với kim ngạch đạt 370 triệu USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm 2021. Tăng trưởng của thị trường Mỹ trong năm 2021 là kết quả của sự gia tăng về sản lượng do nhu cầu tiêu thụ tăng và giá xuất khẩu cũng liên tục tăng trong cả năm.
EU thị trường EU xếp ở vị trí thứ 4, kim ngạch xuất khẩu của thị trường này cả năm chỉ đạt 106 triệu USD. Sự cạnh tranh khốc liệt về giá các loại cá thịt trắng, các tiêu chuẩn, qui định ngày càng nghiêm ngặt tại thị trường này, bên cạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường Trung Quốc đã khiến các doanh nghiệp dần dần ít đầu tư vào thị trường EU.
Tháng 1/2022, xuất khẩu cá tra Việt Nam đã thực sự hồi phục sau Covid-19 với tổng giá trị đạt 213,6 triệu USD, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm trước. Tất cả các thị trường đều hồi phục sau khi Covid-19 được kiểm soát. Đây là tín hiệu tích cực được mong đợi nhất.
Thị trường nhập khẩu cá tra năm 2022 được đánh giá phục hồi, tăng trưởng tốt, trong đó, nhóm 4 thị trường chính gồm: Trung Quốc (31%); Mỹ (23%); CPTPP (13%) và EU (6,6%) chiếm 73,6% đều có khả năng tăng trưởng mạnh mẽ. Giá cá xuất khẩu dự báo sẽ tăng khoảng 5% do chi phí nuôi trồng, logistics, lao động... Xuất khẩu cá tra năm 2022 dự báo tăng 20-22% so năm 2021.
Việt Nam đang cung cấp "độc quyền" loài cá này cho Trung Quốc Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, hiện Việt Nam vẫn là 1 trong 3 thị trường cung cấp sản phẩm cá thịt trắng hàng đầu cho Trung Quốc - Hongkong, trở thành nhà cung cấp cá tra đông lạnh "độc quyền" tại Trung Quốc. Việt Nam cung cấp "độc quyền" một loài cá cho Trung Quốc Theo...