Thêm một đoạn văn gây sốc
Đề bài: Bình về tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện ” Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
Bài làm của một thí sinh dự thi Đại học năm 2008:
Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt” chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng… mẹ”!!!
*
* *
Giáo viên cười
Tại trường Đại học Ngoại giao, giờ seminar về các tình huống, Giáo sư đưa ra đề tài ứng xử nhanh như sau:
- Nếu trót bước lầm vào một phòng vệ sinh khác giới, đối mặt với đám đông đang “online”, anh chị sẽ xử trí thế nào?
Sinh viên nhao nhao:
- Rất tiếc, xin quý vị cứ tự nhiên.
- Xin lỗi các bạn, mình đãng trí quá!
Video đang HOT
- Lao nhanh ra ngoài hoán vị hai tấm biển.
- Lặng lẽ quay ra ấp khăn lạnh lên mặt.
- …
- Sai bét cả – vị giáo sư ngắt lời – Cách tốt nhất để hóa giải tình huống này, chúng ta cần sử dụng kịch bản gọi là “thong manh”: Lập tức cố định tròng mắt, giữ nguyên hướng nhìn, sau đó chuyển mắt sang trạng thái dài dại, mất phản ứng. Tiếp theo, tay quờ quạng, chân dò dẫm, môi mấp máy, và… từ từ lần theo tường quay ra.
*
* *
Chuyện sinh viên
Trường tổng hợp tổ chức một đợt thống kê nhằm đánh giá xem xét kiến thức của các sinh viên lập trình. Với hỏi: 2 2 bằng mấy?
Sinh viên năm 1 (suy nghĩ): 4.
Sinh viên năm thứ 2: 4.
Sinh viên năm thứ 3 (vội vã lập trình trên Pascal): 4.
Sinh viên năm thứ 4 (bấm máy tính): 4.
Sinh viên năm thứ 5 : Đó là hằng số mà?!!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Rắc rối quanh những món nợ quà đắt tiền
Sinh nhật mình, T. được một cô bạn gia đình khá giả tặng một món quà có giá tới cả triệu đồng. Thế là càng sát đến ngày sinh nhật cô bạn kia, T. lại càng đau đầu để xoay tiền mua quà "trả nợ"...
Thời đại phát triển, cần quà tặng đắt giá?
Nếu ngày xưa, những món quà có giá trị về tinh thần là phổ biến trong giao tiếp thì ngày nay xu hướng đã có phần thay đổi. Chẳng lạ gì khi thấy những cô cậu tuổi teen có những món quà tình yêu dành cho nhau. Nhưng không đơn giản là những món quà be bé, xinh xinh mà là những món mang nặng về tính vật chất. Thay vì tặng những món quà tinh thần, một số teen có xu hướng chọn những món quà thực tế và có giá trị cao.
Xu hướng quà trang sức là các sản phẩm gắn đá quý như kim cương, rubi, saphia... Các teen "đại gia" có thiên hướng chọn sản phẩm "đơn giản" như nhẫn, lắc tay có một viên đá quý đính lên hay những món hàng hiệu có trị giá cả chục triệu VNĐ.
Nhiều teen cho rằng như vậy mới chứng minh được tình cảm của mình. Theo lí giải một anh chàng tên Minh Quyền (du học sinh Canada) thì: "Những món quà rẻ tiền thì ai cũng có khả năng tặng được. Tớ cảm thấy cần sống thực tế, nên tớ không tặng thì thôi, chứ tặng thì phải là quà có giá trị mà ít ai có khả năng tặng được. Bản thân tớ cũng không thích được nhận những món quà không có giá trị".
Một số lại coi đó là cách chứng tỏ bản thân. Nhiều teen rất thích tặng những món quà đắt tiền cho người khác chỉ để nhận những lời đồn thổi kiểu như: "Không biết à, A là đại gia con ông này, bà nọ. Sinh nhật bạn gái, mà hắn đặt hẳn vé từ Mỹ bay về 3 ngày và mua một đống hàng hiệu trị giá cả vài nghìn đô la".
Đa số, teenboy thường là người có suy nghĩ như vậy nhiều hơn teengirl. Phần vì các chàng chẳng ai muốn thua bạn bè. Phần khác vì các chàng thường có điều kiện về kinh tế tốt hơn các nàng. Và một lí do nữa là thường teenboy thích gì là phải làm bằng được.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Cắn răng buộc bụng để có quà
Không phải cứ dư giả mới nghĩ đến những món quà tặng xa xỉ. Nhiều teen chỉ vì muốn "người ta vui" hay muốn chứng tỏ mình không thua kém nên rất chật vật mỗi lần tặng quà. Để có tiền mua những món quà đắt tiền, nhiều teen dùng cả tiền học phí, tiền ăn, thậm chí cả vay mượn mà cũng chẳng đủ.
Như trường hợp của Thu Thảo, 16 tuổi. Cô bạn yêu một anh chàng tên Quang Hảo. Nhà Quang Hảo cực giàu, bố mẹ đều là người có đất đai với gia sản kếch xù. Tiền trong bóp của Quang Hảo chẳng bao giờ dưới 7 con số 0. Tất tần tật phụ kiện của chàng đều là những món hàng hiệu đắt tiền. Quen bạn trai giàu có cũng có lúc sung sướng, nhưng đến sinh nhật chàng thì... đúng khổ. Tặng gì khi cái gì của chàng cũng là hiệu và cái gì cũng dư thừa?
Nhà không khá giả, tiền cũng không dành dụm được nhiều, chuyện xòe tay ra xin bạn trai tiền để tặng cho chính hắn lại càng không thể. Thế là Thu Thảo làm liều lấy tiền học phí, vay mượn bỏ vào một trận cá độ đá banh để cầu may mắn.
Vốn chẳng sành sỏi gì về đá banh, chỉ nghe lời thằng bạn "đánh đâu thì đánh đó". Thế là chỉ sau hơn 90 phút, tất cả tiền vay mượn, học phí, tiền ăn của Thảo tan theo mây khói.
Quà không có, lại nợ nần, Thu Thảo chỉ còn biết ngồi khóc rưng rưng. Lúc ấy, chẳng còn cách nào khác là quay sang tìm đến gia đình và thú thật với bạn trai. Thu Thảo không phải trường hợp hiếm hoi. Nhiều teen rất chật vật, thậm chí tự tạo cho mình những áp lực cũng vì những món quà xa xỉ.
Nhận cũng khổ, không nhận cũng khổ
Người tặng vất vả chật vật để kiếm tiền mua quà, người nhận đôi khi cũng chẳng dễ chịu gì. Nhiều teen cảm thấp áp lực giữa việc nên nhận hay không. Khi nhận những món quà có giá trị lớn, đôi khi khiến cho người nhận có cảm giác mắc nợ người khác.
Minh Thu, 18 tuổi chia sẻ: "Sinh nhật mình, cậu bạn cùng lớp tặng mình một chiếc Ipod vừa ra trị giá cả chục triệu. Cũng thích lắm nhưng mình không dám nhận. Mình cảm thấy mình chẳng làm gì để nhận của người khác món quà có giá trị cao đến thế".
Đó là chưa kể đến nhận rồi teen có thể kéo theo đủ thứ tai tiếng. Các teengirl lại đặc biệt ngán ngẩm chuyện này. Người ngoài nhìn vào sẽ chẳng ghen cũng ghét. Những lời nhận định kiểu như: "Nhỏ đó yêu thương gì ai? Toàn quen đại gia để lợi dụng. Nghe nói nó mới vòi được của thằng người yêu món hàng hiệu A,B,C...". Những lời bàn tán vậy thật chẳng dễ chịu chút nào. Đặc biệt, các bậc phụ huynh mà biết thì lại càng cấm kị chuyện con mình nhận quà đắt tiền của người khác.
Một số teen khi yêu nhau thì tặng nhau những món quà thật giá trị. Đến khi chia tay ngoài chuyện đi nói xấu rằng mình bị lợi dụng còn đòi bằng được quà về. Nếu người kia không có khả năng trả thì vu vạ rồi kiếm chuyện đủ kiểu. Số khác còn dùng vật chất để ràng buộc nhau kiểu: "Cô đã nhận quà của tôi thì cô phải yêu tôi". Nhiều teen khốn đốn khi gặp những anh chàng, cô nàng kiểu vậy.
Quý nhất là tấm lòng:
Những cách hành xử như trên làm phép xã giao tốt đẹp này mất dần đi ý nghĩa của nó. Không phải cứ quà đắt, có giá trị cao thì người nhận mới vui. Có những món quà tinh thần nhưng lại khiến người nhận không bao giờ quên được. Món quà vật chất thì bất cứ ai có tài chính dồi dào có thể mang lại, nhưng món quà tinh thần thì không phải ai cũng có để tặng đâu nha.
Theo PLXH