Thêm một cuốn sách luật in hình phản cảm bị thu hồi
Ngoài cuốn “Bộ luật dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014″ in hình diễn viên hài Công Lý, Cục Xuất bản cũng ra văn bản yêu cầu đình chỉ phát hành cuốn sách “Bộ Luật hình sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014″ của NXB Lao Động- Xã Hội.
Ngày 17/11, Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã ra văn bản, yêu cầu đình chỉ phát hành cuốn sách Bộ Luật hình sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014 do Quốc Cương sưu tầm và hệ thống, biên tập Hồ Phương Lan với lý do: bìa của cuốn sách sử dụng hình ảnh minh họa không phù hợp với nội dung cuốn sách, dễ gây suy diễn, không có lợi cho bạn đọc.
Cục Xuất bản ra văn bản yêu cầu đình chỉ phát hành cuốn sách “Bộ Luật hình sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014″ của NXB Lao Động- Xã Hội vì hình ảnh không phù hợp
Cục Xuất bản cũng yêu cầu NXB Lao động – Xã hội chịu trách nhiệm thu hồi, quản lý và có biện pháp xử lý đối với toàn bộ số sách thu hồi. Kết quả thực hiện việc thu hồi phải được gửi về Cục Xuất bản, In và Phát hành trước ngày 21/11.
Để việc thu hồi được triệt để, Cục Xuất bản cũng ra công văn, gửi Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố phối hợp kiểm tra việc thu hồi cuốn sách trên của NXB Lao động – Xã hội tại địa bàn. Công văn gửi Vụ Thư viện (Bộ VH-TT&DL) yêu cầu chỉ đạo hệ thống thư viện trên toàn quốc kiểm tra, rà soát, không lưu trữ, không luân chuyển, không phục vụ độc giả cuốn sách trên.
Video đang HOT
Trước đó, cuốn “Bộ luật dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014″ in hình diễn viên hài Công Lý của NXB này cũng bị dư luận phản ứng gay gắt
Trước đó, dư luận cũng xôn xao trước hình ảnh bìa sách cuốn Bộ luật dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014 của NXB Lao Động- Xã Hội khi in hình diễn viên hài Công Lý “mặc quần nhỏ”. Được biết, cuốn sách này bị thu hồi từ tháng 7, tuy nhiên vẫn còn những cuốn sót lại trên thị trường.
Hiện tại, phía NXB Lao Động- Xã Hội đang tiếp tục thu hồi triệt để hai cuốn sách trên.
Nguyễn Hằng
Theo Dantri
Chính thức cho phá sản ngân hàng yếu kém
Tòa án nhân dân sẽ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng khi đã có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của Ngân hàng Nhà nước.
Với 86,75% số phiếu tán thành, sáng 19/6, Quốc hội đã thông qua Luật Phá sản (sửa đổi). Dự kiến sau khi được Chủ tịch nước ký lệnh công bố, Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015.
Luật Phá sản (sửa đổi) gồm 9 Chương, 133 Điều, quy định về trình tự, thủ tục nộp đơn, thụ lý và mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và biện pháp bảo toàn tài sản trong quá trình giải quyết phá sản; thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh; tuyên bố phá sản và thi hành quyết định tuyên bố phá sản. Trong đó, luật dành riêng một chương quy định về thủ tục phá sản tổ chức tín dụng.
(ảnh minh họa).
Theo đó, luật quy định, sau khi Ngân hàng Nhà nước Viêt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán thì những người như: chủ nợ; người lao động, công đoàn; cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông; thành viên hợp tác xã có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Tổ chức tín dụng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; trong trường hợp tổ chức tín dụng không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng đó.
Tòa án nhân dân sẽ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng khi đã có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán.
Tổ chức tín dụng được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tô chưc tin dung khac theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng mà bị tuyên bố phá sản thì phải hoàn trả khoản vay đặc biệt này cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tô chưc tin dung khac trước khi thực hiện việc phân chia tài sản theo quy định tại điều 101 của Luật này.
Điều 101 quy định về thứ tự phân chia tài sản nêu rõ: Việc phân chia giá trị tài sản của tổ chức tín dụng thực hiện theo thứ tự: Chi phí phá sản; Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội đối với người lao động, các quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết.
Cùng với đó là các khoản tiền gửi; khoản tiền tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải trả cho người gửi tiền tại tổ chức tín dụng phá sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; các khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản có bảo đảm không đủ thanh toán số nợ và các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình.
Trường hợp giá trị tài sản của tổ chức tín dụng sau khi đã thanh toán theo quy định mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về: Thành viên của tổ chức tín dụng là hợp tác xã; Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Các thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, các cổ đông của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần.
Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định thì các đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản, chủ sở hữu tài sản ủy thác cho tổ chức tín dụng, gửi tổ chức tín dụng giữ hộ, giao tổ chức tín dụng quản lý thông qua hợp đồng ủy thác, giữ hộ, quản lý tài sản phải xuất trình giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và các hồ sơ giấy tờ liên quan với cơ quan thi hành án dân sự để nhận lại tài sản của mình.
Đặc biệt, luật quy định rõ về giao dịch của tổ chức tín dụng thực hiện trong giai đoạn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt hoặc áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán dưới sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ không áp dụng các quy định về giao dịch vô hiệu quy định tại Điều 59 của Luật này như: Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường; tặng cho tài sản...
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản lập xong danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, bảng kê tài sản của tổ chức tín dụng, Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản.
Nguyễn Hiền
Theo Dantri
Hình Công Lý phản cảm trên bìa sách luật: Sao chỉ xử lý biên tập viên? Vì sao vụ in hình diễn viên Công Lý phản cảm trên bìa sách luật lại chỉ bị xử lý ở mức "ngừng cấp thẻ biên tập viên" trong thời gian tới? Như đã đưa tin, mới đây, tại nhiều địa chỉ bán sách trực tuyến có giới thiệu cuốn sách Bộ luật dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014...