Thêm một công trình không phép trong vùng đệm Di sản Vịnh Hạ Long
Một toà nhà kiên cố nằm ngay sát con đường mà Công ty CP Minh Anh tự ý xẻ núi vùng đệm Di sản Vịnh Hạ Long để làm, đã tồn tại nhiều năm không phép. Chỉ khi PV Dân trí phản ánh, lãnh đạo TP Hạ Long mới rốt ráo vào cuộc.
Ngay sau buổi họp báo được UBND TP Hạ Long tổ chức vào ngày 28/11, sáng ngày 29/11, PV Dân trí được đích thân ông Đào Văn Thành – Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Minh Anh – trực tiếp đưa đến tận hiện trường con đường mà ông Thành đã chỉ huy người, phương tiện sạn gạt, xẻ núi vùng đệm Di sản Vịnh Hạ Long để làm tại khu 6B phường Hà Phong – TP Hạ Long.
Công ty CP Minh Anh đã cho xẻ núi vùng đệm Di sản Vịnh Hạ Long để làm đường khi chưa xin phép cơ quan chức năng.
Tại đây, PV tận mắt chứng kiến hiện trường 2 dãy núi nằm sát Vịnh Hạ Long bị Công ty CP Minh Anh đào bới, thi công xẻ dọc từ trên xuống tạo nên một lối đi thẳng có chiều rộng khoảng 4m, hướng đường từ Quốc lộ 18 xuyên qua địa bàn phường Hà Phong ra sát mép Vịnh Hạ Long.
Theo lời ông Thành, hiện công trình làm đường thực hiện dự án của công ty ông đang tạm dừng để chờ cơ quan chức năng tỉnh làm rõ, xử lý theo qui định vì doanh nghiệp đã sai khi thi công, xẻ núi mà không xin phép cơ quan chức năng địa phương.
Tuy nhiên, một phát hiện bất ngờ là ngay tại khuôn viên khu 6B phường Hà Phong, đoạn giáp ranh với con đường không phép mà Công ty Minh Anh san gạt, lại mọc lên một ngôi nhà 2 mái, 3 tầng, có cao trên 10m cùng khuôn viên là hệ thống lầu ao hồ, cây cảnh có giá trị ước tính lên đến rất nhiều tỷ đồng. Công trình trên được ông Đào Văn Lực đầu tư xây dựng từ năm 2012 mà các cấp chính quyền phường Hà Phong và TP Hạ Long đã “nương tay” nhiều năm qua.
Khuôn viên, cảnh quan hệ thống xây dựng không xin phép chính quyền địa phương.
Trao đổi với PV Dân trí về sự việc, ông Phạm Hồng Hà – Chủ tịch UBND TP Hạ Long – thừa nhận về công trình không phép mọc khang trang trong vùng đệm Vịnh Hạ Long, sát con đường mà Công ty Minh Anh đã mở.
“Đúng hôm tôi đi kiểm tra công trình xẻ núi vùng đệm tại phường Hà Phong, tôi đã phát hiện thấy công trình này. Sau khi về giao đơn vị chức năng làm rõ, chúng tôi đã ban hành quyết định cưỡng chế công trình này, đảm bảo sẽ giải quyết xong trong tuần tới” – ông Phạm Hồng Hà khẳng định.
Video đang HOT
Theo ông Hà, ông Đào Văn Lực còn 2 nhà biệt thự được xây dựng trên khu vực phường Hồng Hải, còn thực tế công trình nhà sai phép tại vùng đệm di sản là của ông Đào Văn Lực và Đào Văn Lức là anh em ruột thịt với ông Đào Văn Thành (Chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc Công ty CP Minh Anh).
Ông Đào Văn Lực cho biết, ông này là người xây dựng ngôi nhà để sử dụng vào mục đích ở tại khu 6B phường Hà Phong. “Tôi nghĩ ở khu vực núi, nơi đang thực hiện các dự án không có ai để ý nên tôi cứ xây dựng. Ngôi nhà đã xây dựng và khuôn viên ao, cây cảnh được sử dụng đã 2 năm nay. Do nhà không được cấp phép nên chúng tôi đang xin tự tháo dỡ, trước khi thành phố ra quyết định cưỡng chế” – ông Lực cho biết.
Ngôi nhà khang trang đã tồn tại 2 năm mà các cơ quan chức năng TP Hạ Long vẫn cho yên vị đến nay. (Ảnh chụp sáng ngày 29/11 tại khu 6B phường Hà Phong – Quốc Đô)
Ông Đào Văn Thành thừa nhận, công trình xẻ núi không phép của ông được thực hiện dịp tết Nguyên đán 2013, khi bị phát hiện ông đã dừng ngay việc thi công từ tháng 1/2014. Còn ông Lực, người xây dựng ngôi nhà 3 mái khang trang không phép xây dựng thì khẳng định công trình đã hoàn thành sử dụng ở 2 năm nay.
Thế nhưng, sau khi báo chí vào cuộc “phanh phui” vụ xẻ núi Di sản, UBND TP Hạ Long đã tổ chức họp báo thông báo kết quả xử lý trách nhiệm của nhiều cán bộ cấp dưới vụ xẻ núi, còn việc để hệ thống nhà vườn tồn tại nhiều năm tại khu 6B Hà Phong, cạnh con đường mà Công ty Minh Anh xẻ núi không phép thì đã không được ông Phạm Hồng Hà (Chủ tịch thành phố) cung cấp cho báo chí tại cuộc họp báo ngày 28/12.
Trao đổi với PV Dân trí về diễn tiến sự việc, ông Đỗ Thông – Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, về phân cấp quản lý hành chính, đang trong thẩm quyền giải quyết của UBND TP Hạ Long.
“Tuần tới lãnh đạo tỉnh sẽ tổ chức đi kiểm tra hiện trạng và các công trình không phép tại phường Hà Phong. Về giải quyết cụ thể, UBND tỉnh đã giao Chủ tịch UBND thành phố chịu trách nhiệm giải quyết và báo cáo về UBND tỉnh hướng xử lý trong thời gian tới” – ông Đỗ Thông khẳng định.
Trước đó, như báo chí đã đưa tin, việc Công ty CP Minh Anh tự ý san gạt, xẻ núi vùng đệm di sản Vịnh Hạ Long để làm đường phục vụ cho dự án chưa được UBND tỉnh Quảng Ninh giao đất.
Hình ảnh hiện trạng con đường không phép được Cty Minh Anh cho xẻ núi thi công trên vùng đệm Di sản Vịnh Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh được PV Dân trí chụp lại vào sáng ngày 29/11.
Liên quan đến việc xử lý trách nhiệm, UBND TP Hạ Long đã quyết định kỷ luật nhiều lãnh đạo và cán bộ của UBND phường Hà Phong. Theo UBND TP Hạ Long thì để xẩy ra việc Doanh nghiệp tự án xẻ núi là do UBND phường Hà Phong không báo cáo lên cấp trên và không giám sát chặt chẽ, để phát sinh nghiêm trọng.
Theo đó, ông Vũ Đức Hoàn (Phó Chủ tịch UBND phường Hà Phong) đã bị điều chuyển công tác. Ông Cao Đăng Long (Chủ tịch UBND phường đương nhiệm) và chủ tịch tiền nhiệm bị kiểm điểm sâu sắc, rút kinh nghiệm, xem xét kỷ luật sau khi có kết luận theo quy trình. Ngoài ra còn một vài cá nhân tập thể bị kỷ luật.
Liên quan đến sự việc, ông Đào Văn Thành, Chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc Công ty CP Minh Anh cho rằng: “Tôi là người trực tiếp chỉ đạo anh em trong việc san gạt đường và xẻ núi. Việc làm của công ty tôi là sai. Vì thế chúng tôi đang chờ đợi cơ quan chức năng “phán quyết” sau khi có kết luận cụ thể trong thời gian tới”.
Quốc Đô
Theo Dantri
Ngôi nhà mặt tiền nghìn tỷ của bà bán bún thuộc về ai?
Sau khi tòa án đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp, các anh em ruột tiếp tục kháng cáo với nhiều tình tiết ly kỳ xung quanh vụ kiện về di sản thừa kế này.
Các anh em cho rằng họ bị thiệt thòi về quyền và lợi ích
Mới đây, ngày 14/11, ông Thạch Vũ Phương (em ruột bà bán bún Thạch Kim Phát) cùng luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đã đến TAND TPHCM nộp đơn kháng cáo quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 1261/2014/QĐST-DS ngày 27/10 của TAND TPHCM giữa nguyên đơn là ông Thạch Vũ Phương (đại diện cho anh em dòng họ) và bị đơn là bà Thạch Hà Huệ Lan (con gái nuôi của bà Phát).
Theo đó, sau hơn 2 năm thụ lý giải quyết, và nhiều lần hòa giải không thành, đến ngày 27/10, thẩm phán Phan Tô Ngọc (thẩm phán tòa hành chính) đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Ngày 7/11, tòa triệu tập ông Nguyễn Tấn Thi - người đại diện theo ủy quyền của ông Phương và trao quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Tuy nhiên, đến ngày 14/11, tòa vẫn chưa tống đạt trực tiếp quyết định này cho ông Phương và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Trong đơn kháng cáo, ông Phương cho rằng: "Nhận thấy việc đình chỉ giải quyết vụ án là chưa đúng căn cứ pháp luật gây thiệt thòi về quyền và lợi ích hợp pháp của tôi... nên tôi kháng cáo lên tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TPHCM xem xét hủy quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 1261/2014 của TAND TPHCM".
Ông Phương (bên phải) cùng luật sư Nguyễn Tấn Thi.
Ông Phương cũng cho rằng: "Thẩm phán Phan Tô Ngọc đã không xem xét kỹ các chứng cứ mà tôi và gia đình cung cấp, cũng như những chứng cứ tòa thu thập trong suốt thời gian thụ lý giải quyết vụ án. Đồng thời cũng không xem xét kỹ nội dung khởi kiện, nội dung yêu cầu... bởi gia đình tôi kiện bà Huệ Lan để đòi lại nhà và đất tại số 110/1 đường Tô Hiệu, phường Hiệp Tân, Q.Tân Phú (hiện trị giá khoảng 60 tỉ đồng). Đây là nhà, đất của gia tộc, trước đây do mẹ tôi có giấy ủy quyền giao cho chị Phát quản lý, sử dụng vào mục đích kinh doanh của gia tộc. Như vậy tài sản nhà, đất này là của mẹ tôi, chị Phát..., chứ không phải là tài sản riêng của chị Phát".
Giấy ủy quyền có trước ngày con gái nuôi bà Phát chào đời
Theo ông Phương, ông kiện bà Huệ Lan bởi vì ngôi nhà là tài sản của ba mẹ ông làm ra và để lại, anh em trong gia tộc đã ủy quyền cho bà Phát quản lý, sử dụng vào mục đích kinh doanh của gia tộc. Bởi lẽ, ông Thạch Trúc (ba ông Phương, bà Phát...) đã mất năm 1966 và bà Hà Kim Liên mất năm 1987. Gia đình ông Phát có các anh em gồm 8 người: Thạch Lai Kim, Thạch Kim, Thạch Kim Phát, Hà Kim Hoa, Thạch Vũ Phương, Thạch Vũ Phi, Thạch Vũ Khanh và Hà Xuân.
Trước năm 1975, gia đình đều sinh sống tại số 110/1 đường Tô Hiệu, phường Hiệp Tân, Q.Tân Phú. Căn nhà này có nguồn gốc do chính ông bà Thạch Trúc và Hà Kim Liên tạo lập theo tờ bán đoạn ruộng đã được vi chứng vào ngày 9/7/1973 và đã cước bộ ngày 16/7/1973. Đến năm 1978, do bà Hà Kim Liên già yếu nên gia đình thống nhất ủy quyền cho bà Thạch Kim Phát quản lý sử dụng nhà đất này.
Theo ông Phương, do bà Phát là người không có chồng con nên bà Liên và gia đình thống nhất ủy quyền cho bà Phát quản lý sử dụng ngôi nhà và đất này vào ngày 23.2.1987. Như vậy, lúc làm giấy ủy quyền, bà Phát độc thân (sau này có giấy chứng nhận độc thân). Trong khi đó, giấy khai sinh của bà Huệ Lan (con nuôi bà Phát) ghi ngày sinh là 26.12.1987.
Như vậy, giấy ủy quyền có trước ngày bà Huệ Lan chào đời. Hơn nữa, giấy ủy quyền này còn được UBND phường 20, quận Tân Bình (nay là phường Hiệp Tân, quận Tân Phú) xác nhận đề ngày 24/3/1987. Đặc biệt quan trọng, trên nội dung giấy ủy quyền có ghi là chỉ cho phép bà Phát quản lý và sử dụng, chứ hoàn toàn không có dòng chữ nào cho phép bà Phát toàn quyền định đoạt mua bán hay cho tặng nhà, đất này cả.
Sau khi lập giấy ủy quyền gần một tháng, ngày 13/4/1987 bà Hà Kim Liên mất. Đến ngày 10/3/2011, bà Phát mất. Và ngày 7/8/2012, khi Phòng Công chứng số 1, TPHCM có văn bản thông báo số 545/CC1 gửi UBND phường Hiệp Tân, quận Tân Phú niêm yết thông báo về việc khai nhận di sản thừa kế của bà Huệ Lan đối với tài sản của bà Thạch Kim Phát trong đó có căn nhà và đất số 110/1 đường Tô Hiệu, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, thì gia đình ông Phương mới tá hỏa khi biết rằng vào ngày 15/11/2004, bà Phát đã được Sở Xây dựng TP.Hồ Chí Minh cấp "sổ hồng" cho lô đất trên mang tên bà Phát.
Lúc này, gia đình ông Phương đã gửi đơn tranh chấp về di sản thừa kế tới Phòng Công chứng số 1 đề nghị không công nhận việc khai di sản thừa kế của bà Huệ Lan từ tài sản của bà Phát để lại. Ông Phương cho biết: "Mặc dù đứng tên sổ hồng, nhưng chị tôi (bà Phát) chỉ là đứng tên do sự ủy quyền của gia đình chứ tài sản này không do chị tôi tạo lập hay được cho tặng từ gia đình tôi".
Cũng trong đơn kháng cáo, ông Phương cho rằng, theo quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của TAND TPHCM, "nếu coi" yêu cầu buộc bà Thạch Hà Huệ Lan giao trả tài sản trên cho ông Phương là tranh chấp quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất thì đây là tranh chấp ai có quyền sở hửu nhà và quyền sử dụng đất, phải tiến hành hòa giải tại UBND xã, phường... Ngay trong nhận định này cũng mang tính chủ quan vì tự đặt ra giả thiết "nếu coi" rồi tự quy vào đó là một loại tranh chấp khác bằng chữ "thì". Đồng thời nhận định này cũng tự mâu thuẫn khi xác định ông Phương yêu cầu bà Huệ Lan giao trả tài sản, thì đây là tranh chấp đòi tài sản, chứ không phải là tranh chấp ai có quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất như nhận định trong quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Nhận định này cũng sai, vì nhà đất có chứng từ sở hữu do bà Phát đứng tên (theo ủy quyền của anh chị em trong gia tộc) nên không có sự tranh chấp quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất mà yêu cầu phải hòa giải theo quy định của Luật Đất đai. Với trình bày nêu trên, ông Phương cho rằng việc đình chỉ giải quyết vụ án của thẩm phán Phan Tô Ngọc, TAND TPHCM là không đúng quy định của pháp luật và yêu cầu của ông Phương cùng các anh em là đòi lại tài sản do bà Thạch Hà Huệ Lan đang quản lý sử dụng.
Theo Lao Động
"May mà tôi còn kịp chuyển bàn thờ chồng ra ngoài..." "Trước khi bão số 4 xô đổ ngôi nhà của 2 mẹ con, may mà tôi còn kịp chuyển được bàn thờ của chồng ra ngoài...", người góa phụ nghèo buồn bã nói sau khi cả ngôi nhà của chị bị cơn bão hung dữ đánh sập. Mặc dù tâm bão số 4 không đổ bộ trực tiếp vào tỉnh Bình Định, nhưng...