Thêm một chiến sĩ vụ rơi máy bay tại Hòa Lạc hi sinh
Lúc 10h25 sáng 19-7, thượng úy Nguyễn Văn Tuấn, thuộc tiểu đoàn đặc công 18, một trong 3 chiến sĩ bị thương trong vụ rơi máy bay tại Hòa Lạc, Hà Nội hôm 17-7 đã hy sinh tại Viện Bỏng quốc gia.
Đây là chiến sĩ thứ 19 tử vong sau vụ rơi máy bay này.
Trao đổi với PV, trung tướng Nguyễn Tiến Bình, giám đốc Học viện Quân Y cho biết sức khỏe của 2 chiến sĩ còn lại trong vụ rơi máy bay là Đinh Văn Dương và Nguyễn Hoàng Anh cũng đang trong tình trạng rất nguy kịch.
Đã có hàng trăm cán bộ y tế của 7 bệnh viện được huy động cấp cứu, điều trị cho các chiến sĩ trong 12 ngày vừa qua (từ ngày 7-7), nhưng “tiên lượng sức khỏe hai đồng chí Hoàng Anh và Dương trong những ngày tới đều rất dè dặt, chúng tôi cố gắng bằng mọi nỗ lực nhưng phải xác định việc cứu sống được các đồng chí là một kỳ tích”- ông Bình nói.
Hiện trường vụ tai nạn máy bay rơi ở Hà Nội sáng 7/7.
Theo ông Nguyễn văn Bính (anh cả của thượng úy Tuấn) thượng úy Tuấn quê ở Lục Nam, Bắc Giang, vợ là cán bộ thư viện ở trường tiểu học quê nhà, hai con còn rất nhỏ.
Thượng úy Tuấn là một trong những chiến sĩ không cần nhận dạng ADN sau vụ nổ máy bay dù mặt, toàn thân bỏng nặng, khó nhận dạng nhờ vào việc ông Bính nhận ra em mình qua ngón chân cái rất giống anh và vết sẹo ở gần xương quai xanh ở vai phải.
Video đang HOT
Điều ông Bính mong chờ nhất trong những ngày trông em trai trong bệnh viện là thượng úy Tuấn được sống làm chỗ dựa cho vợ con và gia đình, nhưng giờ đây thì điều mong ước đó đã không thành.
Trước đó, vào lúc 7g46 phút ngày 7-7, máy bay trực thăng Mi171 mang số hiệu 01 của Trung đoàn Không quân trực thăng 916, Sư đoàn Không quân 371, thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân bay huấn luyện nhảy dù đã bị mất liên lạc và rơi tại thôn Hòa Lạc, xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội, cách sân bay Hòa Lạc khoảng 3km.
Trên máy bay lúc đó có tổng số 21 sĩ quan, chiến sĩ thì 18 chiến sĩ đã hy sinh và 3 người bị thương được cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 105, Sơn Tây – Hà Nội.
Theo_Người Đưa Tin
Những chuyến bay của trực thăng gặp nạn
Chiếc trực thăng Mi-171 số hiệu 01 từng thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có việc cứu nạn tại vụ sập cầu Chu Va (Lai Châu) hồi đầu năm.
Trực thăng Mi-171 số hiệu 01 thuộc biên chế Trung đoàn 916 (Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân) tại quảng trường Lai Châu hồi tháng 2/2014. Chiếc máy bay số bị rơi vào lúc 7h45 ngày 7/7 tại thôn Hòa Lạc, xã Bình Yên, huyện Thạch Thất (Hà Nội), cách sân bay Hòa Lạc khoảng 3 km.
Đây là trực thăng được chế tạo trên cơ sở máy bay Mi-17 của Nga. Loại máy bay này được đánh giá có sức bền tốt, giá thành rẻ.
Mi-171 có trọng lượng 12 tấn, có khả năng chuyên chở 40 người; năng lực vận tải khoảng 4 tấn.
Máy bay có tốc độ tối đa 250km/h với 26 ghế ngồi, tải trọng 4 tấn, trần bay 6.000m.
Tùy biến thể, Mi-171 có thể mang 12 cáng cứu thương, 37 lính cứu hỏa trang bị đầy đủ thiết bị. Vào tháng 2/2014, chiếc trực thăng này từng chở đoàn bác sĩ lên cứu nạn tại hiện trường vụ sập cầu Chu Va (Lai Châu).
Cùng với một số chiếc Mi-171 khác của Trung đoàn 916, chiếc ký hiệu 01 đã tham gia vào nhiều sự kiện lớn của đất nước và cứu hộ, cứu nạn, diễn tập quân sự định kỳ .. Trong ảnh là buổi diễn tập nhân Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội 2010.
Mi-171 đang hoạt động trong biên chế Không quân Việt Nam với vai trò tìm kiếm cứu nạn, vận chuyển nhu yếu phẩm cho các vùng bị thiên tai.
Ảnh: chiếc Mi-171 số hiệu 01 trong một lần diễn tập cứu hộ cứu nạn.
Hình ảnh chụp trong buổi tập nhảy dù trước khi xảy ra tai nạn một ngày do huấn luyện viên Đặng Thành Chung (người có mặt trên chuyến bay này và tử nạn) đăng tải lên trang facebook cá nhân.
Theo Vietbao
Vụ máy bay trực thăng rơi: Lời kể nhân chứng "Tôi thấy trên bầu trời máy bay trực thăng màu vàng chao đảo, sau đó một lúc phát ra tiếng nổ lớn như sấm. Mảnh vỡ của máy bay vỡ tung tóe trên bầu trời", anh Quân người chứng kiến sự việc kể lại. Khoảng 7h45 phút sáng nay, 7/7, một chiếc máy bay trực thăng đã bị rơi ở khu vực thôn...