Thêm một cáo buộc nhằm vào ứng dụng nhắn tin Telegram
Một báo cáo của Văn phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) ngày 7/10 cho biết các mạng lưới tội phạm lớn ở Đông Nam Á đã và đang sử dụng rộng rãi Telegram – ứng dụng nhắn tin được xem là đã tạo ra sự thay đổi cơ bản trong cách thức các tổ chức tội phạm có thể tiến hành hoạt động bất hợp pháp trên quy mô lớn.
Biểu tượng ứng dụng Telegram. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Bangkok dẫn báo cáo của UNODC cho biết dữ liệu bị hack bao gồm thông tin chi tiết về thẻ tín dụng, mật khẩu và lịch sử trình duyệt được giao dịch công khai trên quy mô lớn trên Telegram, ứng dụng cho phép mở nhiều kênh kết nối tới hàng triệu người song lại không có sự kiểm duyệt.
UNODC cũng cho biết “có bằng chứng rõ ràng về việc các thị trường dữ liệu ngầm chuyển sang Telegram và các nhà cung cấp đang tích cực nhắm mục tiêu vào các nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia có trụ sở tại Đông Nam Á”.
Ngoài ra, các công cụ được sử dụng cho tội phạm mạng, bao gồm cả phần mềm deepfake được thiết kế để gian lận và phần mềm độc hại đánh cắp dữ liệu, cũng được bán rộng rãi trên Telegram. Trong khi đó, các sàn giao dịch tiền điện tử không được cấp phép thì chào mời dịch vụ rửa tiền qua ứng dụng này.
Ông Benedikt Hofmann, Phó đại diện của UNODC tại Đông Nam Á và Thái Bình Dương, cho biết ứng dụng Telegram là một môi trường dễ điều hướng đối với tội phạm. Ông khẳng định, đối với người tiêu dùng, điều này có nghĩa là dữ liệu của họ có nguy cơ bị đưa vào các vụ lừa đảo hoặc hoạt động tội phạm khác. Nguy cơ này đang ở mức “cao hơn bao giờ hết”.
Báo cáo của UNODC là cáo buộc mới nhất được đưa ra đối với ứng dụng mã hóa Telegram kể từ khi Pháp sử dụng luật hoàn toàn mới không có luật quốc tế tương đương để buộc tội Pavel Durov, “cha đẻ” ứng dụng nhắn tin Telegram, vì cho phép hoạt động tội phạm trên nền tảng này. Hàn Quốc hiện cũng đang mở một cuộc điều tra đối với Telegram liên quan đến các cáo buộc tiếp tay cho tội phạm tình dục trực tuyến.
Ukraine cấm cài đặt Telegram trên các thiết bị quốc gia
Ukraine ngày 20/9 đã ban hành lệnh cấm cài đặt ứng dụng nhắn tin Telegram trên các thiết bị do chính phủ cung cấp với lý do đảm bảo an ninh quốc gia.
Biểu tượng ứng dụng Telegram. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Trung tâm Điều phối an ninh mạng quốc gia Ukraine, lệnh cấm trên áp dụng đối với các thiết bị chính thức của quan chức và nhân viên chính phủ, quân nhân, lực lượng an ninh và quốc phòng, cũng như nhân viên tại các cơ sở hạ tầng quan trọng.
Trước đó, trong cuộc họp ngày 19/9, Cơ quan An ninh Ukraine và Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết Telegram đang bị lạm dụng cho các cuộc tấn công mạng, lừa đảo, phát tán mã độc, xác định vị trí người dùng và điều chỉnh các cuộc tấn công tên lửa.
Mặc dù vậy, những cá nhân buộc phải sử dụng Telegram cho trong công việc sẽ được miễn lệnh cấm này. Người dân Ukraine cũng vẫn được tự do sử dụng ứng dụng này trên thiết bị cá nhân của mình.
Telegram được sử dụng rộng rãi ở Ukraine không chỉ để nhắn tin mà còn để đọc tin tức. Đây cũng là kênh thông tin chính mà các quan chức Ukraine, trong đó gồm cả Tổng thống Volodymyr Zelensky, sử dụng để tương tác với công chúng. Tổng thống Zelensky nhiều khả năng sẽ tiếp tục sử dụng Telegram trong các giao tiếp công khai của mình, vì đây là một phần trong nhiệm vụ chính thức của ông.
Telegram đứng trước nguy cơ bị siết chặt quản lý tại EU Telegram có thể đối mặt với các quy định kỹ thuật số nghiêm ngặt hơn của Liên minh châu Âu (EU), khi khối này điều tra xem số người dùng tại EU của Telegram có cao hơn mức mà ứng dụng nhắn tin phổ biến này công khai hay không. Biểu tượng ứng dụng Telegram. Ảnh: AFP/TTXVN Nền tảng này đã trở thành...