Thêm một bệnh nhân ung thư được điều trị thành công bằng phương pháp cấy tế bào gốc
Ngày 21.11, Bệnh viện T.Ư Huế đã tổ chức báo cáo kết quả thành công ca điều trị thứ hai bệnh nhân ung thưbuồng trứng bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc.
GS.TS Bùi Đức Phú, Giám đốc Bệnh viện T.Ư Huế (trái) và PGS.TS Nguyễn Duy Thăng (phải) tặng hoa chúc mừng bệnh nhân Trần Thị Thu – Ảnh: B.N.L
Bệnh nhân là chị Trần Thị Thu (48 tuổi, trú tại P.Kim Long, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) nhập viện ngày 11.12.2013 với triệu chứng bụng căng to, mệt, khó thở. Sau khi tiến hành các xét nghiệm, bệnh nhân được phát hiện ung thư buồng trứng giai đoạn muộn, tiên lượng khó phẫu thuật.
Ban chủ nhiệm đề tài nhà nước về “Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tự thân trong điều trị ung thư vú và ung thư buồng trứng” của Bệnh viện T.Ư Huế đã quyết định thực hiện phương pháp điều trị hóa chất liều cao kết hợp với cấy ghép tế bào gốc.
Video đang HOT
Bệnh nhân được thu thập tế bào gốc tại Trung tâm huyết học truyền máu Bệnh viện T.Ư Huế, sau đó điều trị hóa chất liều cao bằng phương pháp nhắm trúng đích. Sau khi bệnh trạng diễn tiến đến giai đoạn suy tủy nặng sẽ được tiến hành cấy ghép tế bào gốc trở lại.
Kết quả, sau hơn một năm điều trị, đến nay chị Thu đã hoàn toàn lui bệnh, các chỉ số sức khỏe đều diễn tiến tốt.
PGS.TS Nguyễn Duy Thăng, Phó giám đốc Bệnh viện T.Ư Huế, chủ nhiệm đề tài, cho biết có được kết quả thành công này là nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của nhiều khoa chuyên môn của bệnh viện, bên cạnh đó còn nhờ vào điều kiện kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại của Bệnh viện T.Ư Huế mới có thể thực hiện được phương pháp điều trị này.
“Trước đó, nhiều thế hệ giáo sư, bác sĩ bậc thầy của chúng tôi cũng rất trăn trở nhưng chưa làm được vì điều kiện không cho phép” – PGS Thăng nói.
Trước đó, vào tháng 3.2014, ca điều trị ung thư bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc đầu tiên cũng đã được thực hiện thành công tại Bệnh viện T.Ư Huế cho bệnh nhân Lê Thị S., ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Hiện tại, sức khỏe của chị S. tốt.
Bùi Ngọc Long
Theo Thanhnien
Người tự cấy chip NFC vào tay để lưu trữ tiền ảo Bitcoin
Một doanh nhân người Hà Lan đã nghĩ ra ý tưởng cấy chip NFC vào lòng bàn tay để lưu trữ Bitcoin, một loại tiền tệ ảo được sử dụng khá phổ biến tại các nước phát triển.
Với những người thường giao dịch bằng Bitcoin, họ được khuyến cáo lưu trữ loại tiền ảo này ở một nơi bí mật, chẳng hạn như một chiếc USB được mã hóa hoặc thậm chí in ra giấy. Tất cả các biện pháp đều chung một ý tưởng đó là cách ly "ví" Bitcoin với Internet, tránh bị tin tặc đánh cắp.
Hai chip NFC được cấy ghép vào tay để lưu trữ Bitcoin. Ảnh: ArsTechnica.
Theo lý thuyết này, Martijn Wismeijer - một doanh nhân người Hà Lan - đã nghĩ ra cách lưu trữ ví Bitcoin trong một chip có NFC và cấy nó vào bàn tay của mình. Mỗi khi cần thanh toán hoặc giao dịch, anh này chỉ cần áp bàn tay vào một chiếc smartphone có NFC và ứng dụng mã hóa Bitcoin.
Ngoài việc giao dịch, Martijn Wismeijer còn thay thế khóa nhà thành loại ổ khóa NFC của Samsung, giúp mở khóa chỉ với một cú chạm tay. Anh này cho biết việc cấy chip đau đớn hơn nhiều so với khi tiêm thuốc, và phải mất một thời gian để cánh tay của anh chấp nhận con chip như một phần của cơ thể.
Bitcoin là một loại tiền kỹ thuật số được nhiều ngân hàng và quốc gia chấp nhận trong thương mại điện tử. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp qua Internet mà không cần một tổ chức tài chính trung gian nào.
Bên cạnh đó, chi phí gửi tiền bằng Bitcoin rẻ hơn nhiều so với tiền tệ thông thường và không phụ thuộc vào số tiền gửi. Do đó, Bitcoin trở nên rất hấp dẫn với những người muốn gửi tiền số lượng lớn. Cũng vì tính năng này, Bitcoin không được chấp nhận tại một số quốc gia vì sợ rửa tiền và các vấn đề an ninh.
Theo Zing
3 lợi ích bất ngờ cho sức khỏe của rượu vang Uống quá nhiều rượu không bao giờ tốt cho sức khỏe. Nhưng theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, bất kỳ loại rượu nào nếu được uống ở mức vừa phải (không quá 1 ly mỗi ngày) có thể giúp bảo vệ tim mạch và máu từ tế bào gốc tự do gây hại. Và rượu vang được coi là loại rượu tốt nhất....