Thêm một bài văn bóc phốt khiến các ông bố khóc thét: Từ trốn việc đến mê chân dài nhưng ‘lươn lẹo” nhất là câu chốt cuối
Nhiều ông bố đọc xong hẳn giật mình thon thót. Con người ta tả bố mà sao như nói về bản thân mình thế kia?
Học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp 1, lớp 2 mới làm quen với thể loại văn miêu tả, cộng thêm sự ngây thơ, hồn nhiên của lứa tuổi nên nhiều em đã cho ra đời những áng văn “bất hủ”, khiến cô giáo, bố mẹ và cư dân mạng được phen cười lăn lộn. Đôi khi trong nhà có bao chuyện từ hài hước đến xấu hổ, trẻ đều lôi ra kể tuốt tuồn tuột, không sót một chi tiết nào.
Mới đây, cư dân mạng lại có dịp cười đau ruột trước bài văn cực kỳ lầy lội của một học sinh tiểu học. Cụ thể khi được giao đề tài tả người thân, cậu nhóc đã chọn bố và có những dòng miêu tả bá đạo không đụng hàng:
“Bố của em tên là Trần Ngọc Thành. Năm nay bố 39 tuổi. Bố em sống mũi cao, mắt to, tóc bạc. Bố em cao 3m2 bẻ làm đôi. Sở thích của bố em là chơi cờ tiếng và chơi game, suốt ngày bố em dán mắt vào điện thoại chơi các kiểu.
Đến buổi trưa khi mẹ và em đang ngủ thì bố len lén xách giày đi đá bóng tối mới về. Mẹ em dậy không thấy bố đâu thì bảo về cho trận no đòn. Bố em cứ nhìn thấy chân dài là rất thích bảo ngon ngon. Em phải hỏi mẹ ơi người có ăn được thịt người không mà cứ chẹp chẹp thèm thuồng. Em rất yêu bố em”.
Bài văn của cô bé không khác gì một bài bóc phốt bố. Bởi qua những áng văn của cô nhóc, bố… xấu hết phần thiên hạ! Tuy nhiên câu chốt “Em rất yêu bố em” đầy mùi… nịnh nọt nhưng cũng khiến dân tình cảm động. Bởi thực tế, dù bố mẹ có nhiều điểm xấu đến cỡ nào thì tình yêu thương vô bờ bến dành cho con cũng đủ lấn át tất cả. Và trong mắt những đứa trẻ, bố mẹ vẫn là những người thân thương nhất.
Video đang HOT
Dù bố mẹ có nhiều điểm xấu đến cỡ nào thì tình yêu thương vô bờ bến dành cho con cũng đủ lấn át tất cả. (Ảnh minh họa)
Không biết ông bố có cảm thấy… đắng lòng khi đọc được bài văn “có một không hai” của con mình không nhưng dân tình thì đều bật cười trước suy nghĩ đơn giản, thật thà và đặc biệt là mang yếu tố “thấy gì viết nấy” của em học sinh này: “Dễ thương quá đi. Mình dạy học sinh đến bài tập làm văn này cũng rất thích đọc mấy bài tự nghĩ tự viết như vậy luôn”; “Vừa đấm vừa xoa đây sao?”; “Có 1 sự chân thật, đáng yêu và câu chốt đầy lươn lẹo từ bạn nhỏ”…
Thay vì tìm văn mẫu và dựa vào đó để viết, học sinh này đã tự ghi suy nghĩ tuy có vẻ hài hước nhưng qua đó ai cũng cảm nhận được sự quan tâm và tình cảm của em dành cho bố. Bởi vậy mới thấy các bà vợ chưa chắc đã “bóc phốt” ông chồng giỏi bằng các con đâu nhé.
Con gái rượu làm văn tả người thân, bố đọc đến đâu toát mồ hôi đến đấy: Từ nhà ra ngõ đều tỏ thế này bố còn dám nhìn mặt ai hả con?
Dù bốn chữ cuối cùng có ngọt ngào đến thế nào cũng không thể "cứu vớt"' được một đoạn văn bố bị con gái kể đủ "thói xấu".
Chắc hẳn nhiều bố mẹ hãy còn nhớ những câu văn bất hủ, đi vào... lòng đất mà các cô cậu tiểu học viết về gia đình mình. Nào là "Bố em có dáng người thấp đậm, với cái bụng to khác bố người ta bụng thon 6 múi" , hay "Mẹ không xinh lắm nhưng bác bán thịt lợn đầu ngõ vẫn phải ngước nhìn" . Những thước văn "chân thực" đến phũ phàng khi tả về bố mẹ của các con khiến phụ huynh cạn lời còn cư dân mạng thì được dịp cười ra nước mắt.
Nhưng có lẽ dù bá đạo đến đâu thì cũng chào thua "nhân vật số 1" sau đây. Người bố khi chia sẻ lại bài văn của con viết "caption" (lời chú thích) có vẻ "reo vui" nhưng chắc trong lòng cũng đổ lệ lắm đây.
Ông bố này viết: "Được cô con gái tả chi tiết từ A - Z, từ ngõ nhỏ ra đến đường to mọi thứ đều được tỏ bày như này thì sướng quá rồi nhé! Chả hiểu sao cãi mẹ như chém chả mà con tôi cũng nêu lên ôi con gái ơi".
Còn đây là bài văn cô bé này tả bố!
Nhà em có nuôi một ông bố. Bố em tên là Nguyễn Đức Cảnh, 35 tuổi. Bố em rất đẹp trai, mũi lợn, mồm rộng, mắt híp. Bố em rất giỏi, làm ba việc một lúc. Bố vừa ị, vừa xem điện thoại, vừa hút thuốc lá. Ở nhà bố cãi mẹ như chém chả.
Bố cũng nấu cơm giúp mẹ. Ăn xong bố cũng thích rửa bát. Bố trồng một vườn hoa hồng rất đẹp để tặng mẹ. Bố bảo mẹ em phúc mười đời mới lấy được bố. Bố dạy em học, đi xe đạp, thả diều. Em yêu bố em.
Không biết ông bố có cảm thấy... đắng lòng khi đọc được bài văn "có một không hai" của con mình không nhưng dân tình thì đều bật cười trước suy nghĩ đơn giản, thật thà và đặc biệt là mang yếu tố "thấy gì viết nấy" của em học sinh này.
Có rất nhiều người bày tỏ khen ngợi tác giả bài văn trong sáng, ngây thơ và tả rất hay, óc quan sát tốt: "Bài này xứng đáng 9 điểm vì viết rất sinh động, thể hiện chính xác 1 ông bố chăm chỉ, lãng mạn, lầy lội giống như các ông bố trong mỗi nhà mà vẫn có nét riêng. Con có óc quan sát tốt. Trừ 1 điểm gạch xóa thôi".
Dù ngây thơ, trong sáng và mau quên thật đấy, nhưng mọi chuyện xảy ra xung quanh tụi nhỏ đều "thẩm thấu" một cách triệt để. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, nhiều người lại tập trung vào nhân vật được miêu tả như: "Bạn này tả được rất nhiều ông bố nhỉ?"; "Rất nhiều ông bố thấy bóng dáng mình trong bài văn tả chân này"...
Đặc biệt, các chi tiết tả về bố như "mũi lợn"; "Làm 3 việc một lúc"; "Cãi mẹ như chém chả"; "Mẹ phúc 10 đời mới lấy được bố" ... càng khiến mọi người không nhịn được cười: "May có đoạn "Bố cũng nấu cơm giúp mẹ. Ăn xong bố cũng thích rửa bát" hay "bố trồng một vườn hòa hồng rất đẹp để tặng mẹ" gỡ lại toàn bộ sự "xấu xa" của mấy ông bố" , một phụ huynh thích thú nói.
Quả thực dù ngây ngô, không văn hoa mượt mà, thế nhưng thay vì tìm văn mẫu và dựa vào đó để viết, học sinh này đã tự ghi suy nghĩ tuy có vẻ hài hước nhưng qua đó ai cũng cảm nhận được sự quan tâm và tình cảm của em dành cho bố.
Bởi vậy mới nói người lớn đừng nghĩ trẻ con không biết gì. Dù ngây thơ, trong sáng và mau quên thật đấy, nhưng mọi chuyện xảy ra xung quanh tụi nhỏ đều "thẩm thấu" một cách triệt để. Bố mẹ vì thế, đừng quên để ý những lời nói, hành động của mình hàng ngày.
Hãy là một tấm gương để con cái soi vào, nếu không biết đâu có ngày lại được con "bêu tên" lên một bài văn hoành tráng nào đó thì chỉ có nước đào hố chui ngay xuống đất mà thôi.
Cậu bé tiểu học viết đôi dòng tả bố: Toàn "bóc phốt" là chính, dòng chốt cuối cùng dự báo tình cảm cha con "toang" đến nơi Nhiều người hài hước cho rằng, cậu bé tiểu học đã viết bài văn này sau khi bị bố đánh đòn. Văn miêu tả là một phần quan trọng trong bộ môn Tiếng Việt mà các em học sinh Tiểu học sẽ phải trải qua. Do mới làm quen với thể loại này, cộng thêm sự ngây thơ, hồn nhiên của lứa tuổi...